Hồi trước Hà Nội có mấy vụ hs nhảy lầu liên tục, F1 nhà cháu nói chuyện có vẻ như là ám chỉ 1 chút. Cháu liền trò chuyện thẳng thắn với F1 (lúc này F1 là lớp 7). Trò chuyện về cuộc sống, về áp lực, về cái chết, về những suy nghĩ bồng bột hồi còn nhỏ.
Đôi khi tuổi này nhận thức về cái chết cũng như game, chết rồi vẫn có thể hồi máu và những lời nói của bé nhiều lúc ko có nghĩa bé thực sự muốn thế (cái này tất nhiên vẫn phải theo dõi chặt chẽ) nhưng nếu bố mẹ xoắn xuýt quá thì có thể (cháu nói là có thể thôi) bé sẽ lấy chuyện này để gây áp lực cho bố mẹ.
Cháu cứ ví dụ 1 đoạn hội thoại nhỏ giữa cháu với F1 như này:
V có nhớ bác D không nhỉ? Hôm bác D mất mọi người khóc, đau lòng tưởng như không sống nổi. Nhưng chỉ sau mấy năm, giờ ngày giỗ của bác mọi người có thể vui vẻ cười đùa, nhắc lại những mẩu chuyện vui về bác. Do đó, nếu con có vẫn đề gì tất nhiên là bố mẹ sẽ hết sức đau lòng, nhưng theo thời gian thì rồi người mất cũng sẽ bị quên lãng như chưa từng có.
Về cơ bản cháu cũng ko biết nói chuyện với F1 như thế là đúng hay sai, nhưng F1 nhà cháu phải hiểu 1 số vấn đề cơ bản như sau:
1. Chết là hết, ko có cơ hội để thanh minh (đề phòng những lúc F1 cảm thấy oan ức).
2. Thời gian sẽ khiến mọi chuyện quên lãng, nếu ai đó muốn dùng cái chết khiến người khác cảm thấy ân hận, day dứt thì hoàn toàn nhầm lẫn.
3. Ngoại trừ người thân ra, thật ra người ngoài (bạn bè) cũng không thương tiếc mình đến mức như mình nghĩ.
Nói chung lớp 6 cũng ko phải là quá bé để nói chuyện cuộc sống