- Biển số
- OF-584665
- Ngày cấp bằng
- 12/8/18
- Số km
- 2,649
- Động cơ
- 198,101 Mã lực
Em ko làm về tâm thần, nhưng một vài khái niệm còn đọng lại trong em thời đi học về bệnh trầm cảm, thì là:
mấy status mà nó viết trên zalo ( có lúc còn thay avata mầu đen ) hic
1. Có suy nghĩ, thôi thúc về vấn đề tự tử là một dấu hiệu chỉ báo tính trạng nặng của bệnh. Nếu đã từng tìm kiếm phương cách tự tử, hay đã từng tự tử, thì cần đến sự can thiệp y tế khẩn cấp.
2. Nếu xuất hiện ảo giác, ảo thanh: cảm giác "nghe các tiếng nói trong đầu" thôi thúc, thúc giục, thúc đẩy trẻ tìm đến cái chết, thì đó là biểu hiện của tình trạng cực kỳ trầm trọng.
...
Chỉ riêng vấn đề có suy nghĩ tự tử đã có cả loạt yếu tố cần đánh giá, chứ ko phải chỉ một dòng " có suy nghĩ tự tử" là thể hiện được hết.
Các triệu chứng rối loạn tâm thần dạng này nên được đánh giá trực tiếp bởi chuyên gia (bác sĩ), thay vì các cụ tự lần mò đánh giá.
Thông thường các cụ khi tự đánh giá, các cụ hay thường gặp bias thiên lệch, che lấp: các cụ ko thể đánh giá được các vấn đề mà các cụ chưa từng gặp, chưa từng có nhận thức hay ko hề biết đến khái niệm đó. Bởi thế nên mới có biểu đồ: người không biết gì hay có kiến thức tối thiểu thì là người tự tin, liều lĩnh nhất. Sự tự tin này giảm dần đều xuống đáy khi người đó càng học, càng đào sâu tìm hiểu, càng tích lũy kinh nghiệm. Sự tự tin này chỉ bắt đầu tăng dần khi người đó vượt qua được một mức độ tích lũy kinh nghiệm nhất định và tăng dần theo suốt thời gian thực hành còn lại suốt đời của người đó.
Giai đoạn đầu (sự liều lĩnh của người mới không có kiến thức) biểu hiện là: tôi nghĩ thế thì chắc chắn nó là thế, bởi tôi (tự cho là) có kinh nghiệm và chẳng thể sai bao giờ. Hay là tôi đã gặp con tôi, em tôi cháu tôi (một vài trường hợp) tôi đều làm như thế và nó đều đúng hết.