cụ bị ngớ ngẩn và đọc hiểu có vấn đề. Em đang nói cụ thể về 2 trường hợp mà em gặp. Em nhìn chúng nó lớn lên từ lúc 1-2 tuổi cho đến nay đã gần 30 rồi và em chỉ kết luận về 2 ca này. 2 ca này ko đại diện cho tất cả các cháu bị trầm cảm, mỗi một trường hợp là một hoàn cảnh khác nhau, chỉ người thiếu hiểu biết mới ko hiểu điều này.
Em ko biết cụ nuôi dạy con kiểu gì mà ko hiểu được lời khuyên dạy bảo con yêu thương cha mẹ. Cụ tưởng cứ gào vào tai chúng nó là con phải yêu thương bố mẹ thì chúng nó sẽ yêu thương cụ à.
Để con cái yêu thương cha mẹ thì con cái phải cảm nhận được sự yêu thương vô bờ của cha mẹ dành cho nó, con cái phải cảm nhận được sự lao động vật và của cha mẹ để nó có được những thứ tốt nhất. Và khi có sự yêu thương thì thì mọi thành viên sẽ chỉ muốn làm những điều tốt đẹp cho nhau.
Mà thôi cụ đừng qướt còm của em nữa tránh loãng thớt của cụ chủ.
Nếu cụ nói mỗi trường hợp mỗi hoàn cảnh thì cụ lôi 2 ví dụ trên vào để làm gì? Nó có giá trị gì ngoài việc định hướng đổ mọi sự việc, vấn đề lên đầu đứa trẻ?? Chưa kể cái điều cụ "cho là sự thật" cũng chỉ là phán xét của riêng cá nhân cụ nữa. Cách nhìn nhận trẻ suy nghĩ ích kỷ nên bị trầm cảm là cái nhìn bậy bạ nhất mà em biết.
Thứ hai, cái mà cụ viết chỉ làm em cảm thấy trong đầu cụ bị ám ảnh bởi cái ý tưởng rằng cụ làm bố mẹ đã phải vất vả vì con cái như thế nào.
Điều đó không hề tốt đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ phải cảm nhận được yêu thương trong gia đình là vô điều kiện chứ ko phải là thứ mà mình giữ trong tâm khảm để kể công.
Đối với một đứa trẻ bị trầm cảm, thì phải luôn lưu ý rằng phải để đứa trẻ đó cảm nhận được rằng nó được yêu và xứng đáng được yêu thương, chứ ko phải kiểu nó đã làm người khác phải khổ sở hay người khác phải vất vả vì nó như thế nào.
Khuyến khích trải nghiệm tích cực, và tránh xa mọi vấn đề mà mang lại trải nghiệm tiêu cực là vấn đề nguyên tắc khi ứng xử với trẻ bị trầm cảm. Tích cực và tiêu cực ở đây có nghĩa là, những hoạt động, trải nghiệm mang lại cảm xúc vui vẻ, còn tiêu cực là những trải nghiệm mang lại sự stress, dằn vặt, tự trách,.... Trong đó việc để trẻ tự dằn vặt tại sao nó tồn tại trên đời để làm người khác đau khổ là cái điều tối kỵ.
Em quất còm để phản đối cái lời khuyên và cách nhìn nhận bậy bạ, có vấn đề của cụ đối với trẻ em bị trầm cảm. Cụ viết thì cụ thấy sướng tay, nhưng người khác nghe họ ko biết mà làm theo thì đó lại là cái điều khốn khổ cho đứa trẻ.
Em khuyên cụ nên tìm hiểu cho cặn kẽ lại, trước khi đưa ra lời khuyên dựa trên phán xét cá nhân mà em chắc chắn rằng điều đó gây phương hại cho đứa trẻ.