Lời thề gốc và các biến thể của nó, không thể nào bao trùm hết mọi vấn đề của ngành nghề, của cuộc sống được. Tôi đề cập đến lời thề, là để các vị hiểu ngành nghề của các vị có những khía cạnh đáng tự hào hơn rất nhiều những nghề khác (thứ mà người ta vẫn gán cho là nghề cao quý ấy), thế nhưng rất rất nhiều vị bác sĩ đã đi quá xa, đã chạy theo đồng tiền, theo vật chất mà biến thành ác quỷ, thế nhưng vẫn thản nhiên đổ lỗi cho cơ chế, cho thể chế, cho xã hội...Đến khi thấy khó quá không xơi được thì quay xe, tìm đến nơi dễ dàng hơn. Thử hỏi đa số những người bệnh từng có trải nghiệm với bác sĩ, với bệnh viện, sau cơn bạo bệnh có nhiều người cảm mến các vị không, thứ tình cảm thật lòng kiểu như con cái với cha mẹ ấy? Rồi có cái nước nào mà sau mấy năm đại dịch thì từ bộ trưởng y tế đến giám đốc trung tâm phòng chống, bác sĩ...cả dây theo nhau đi không? Tôi vẫn biết có một vài vị bác sĩ ở bv lớn trong SG, người ta vẫn hành nghề một cách công tâm, mổ xẻ xong ca nào người bệnh đưa phong bì bác sĩ ấy không bao giờ nhận, họ hài lòng với mức lương trong bv tư dăm mười triệu 1 tháng, kiếm thêm để đảm bảo cuộc sống bằng chạy show ở phòng khám tư, bv tư sau giờ làm, và họ không 1 lời ca thán. Thế đấy!
Bác sĩ thì đúng là trong Nam có một số người vô tư hơn - gọi là làm việc vì đam mê, thuần chuyên môn - rất là tốt.
- Ngoài Bắc thì cũng có, nhưng có thể nói 100% bác sĩ mổ có ăn tiền - ở đây hiểu là làm việc thì được trả tiền - tiền này quy định của nhà nước - gọi là thủ thuật. Ngoài ra, có trường hợp bệnh viện có gói mổ trọn gói (ví dụ mổ đẻ, ở phòng riêng 3-5-7 ngày, dịch vụ chăm sóc A - B - C, giá tiền là 10-20-30tr...) thì Bác sĩ mổ sẽ có tiền công khoán - ví dụ mổ 1 ca là 2-3-4-10tr...) - thường cái này không lấy thêm tiền gì của bệnh nhân.
- Riêng đối với bệnh nhân mổ theo BHXH, thì thường cả kíp mổ sẽ có tiền cảm ơn của gia đình (BS hiện tại rất ít đòi hỏi, có thì ok, không cũng ko sao, tuy nhiên sẽ có một số phụ mổ, điều dưỡng khi không có tiền này sẽ mặt nặng mày nhẹ... thường luật chia có sẵn, hoặc bác sĩ mổ có quyền chia - thường văn hóa "cảm ơn" ở miền Bắc thì cái này đang ở tầm 99% ca mổ máy, ít nhiều khi mổ máy gì gia đình đều cảm ơn Bác sĩ cả, và đối với bệnh nhân cảm ơn "nhiều" một tí, thì Bác sĩ sẽ quan tâm hơn chút, đó là đương nhiên thôi, nhưng ko cảm ơn thì bs vẫn thăm khám bình thường...)
- Tuy nhiên, ở một số tuyến tỉnh, huyện hoặc do năng lực của BS, hoặc do thuốc, thiết bị và một bộ phận phối hợp, chăm sóc thì thường sẽ có tỷ lệ biến cố sau điều trị cao hơn, dẫn đến cái nhìn của người dân đối với BS là không có nhiều thiện cảm, hoặc là chỉ khám tại bv tỉnh, huyện thôi, còn điều trị, mổ máy là cứ về TW - về Hà Nội. (dẫn tới doanh thu của BV tỉnh, huyện giảm).
Thêm nữa là tỷ lệ tại chức, chuyên tu, cử tuyển ở các tỉnh miền núi vẫn là khá cao + thêm thái độ + thêm năng lực ==> dẫn tới là bệnh nhân - khách giàu, khách doanh thu cao chạy gần hết.
- Về Bác sĩ bình thường, sau ra đi làm tầm 10 năm được lương 1tr490 x 3.0 + thêm ABC, + thêm phụ cấp tùy khoa, tùy bệnh viện, thì có thêm ít xèng nữa về cơ bản là tầm
7-10tr/tháng. (trừ BS giỏi, từ BS có chức vụ trưởng phó khoa...)
- Nếu muốn cao hơn thì sẽ phải làm một số việc hơi mâu thuẫn với lương tâm như: Kê nhiều thuốc, kê thực phẩm chức năng đối với bệnh nhân chi trả tiền tươi, lôi kéo bệnh nhân nằm viện thật lâu... đối với bệnh nhân BHXH thì lại phải kê thật thấp, thật ít để còn dư ra phần để sau chia chác do bị khoán... chưa kể cơ quan nhà nước thì cũng có nhiều trường hợp chạy chọt, luồn cúi, ngứa mắt... dốt chuyên môn nhưng lại làm lãnh đạo...
- Thế nên rất nhiều BS trẻ (gọi thế thôi chứ cũng tầm 30-40) muốn bỏ ra ngoài để làm cho nó đúng lương tâm, đúng năng lực.