Đọc bài báo như tiêu đề, em lại thấy tâm tư nên đưa lên đây chém gió cho nhẹ.
Chuyện nhà em, đầu năm nay, 1 đại ca dẫn theo 4,5 đệ ngang cỡ em, tức là BS có trên dưới 10 năm kinh nghiệm đi khai hoang vùng đất mới. Gánh nặng chuyên môn để lại thực sự nặng dù rằng khoa đã cố gắng nhận thêm lứa BSNT mới cho đủ số nhân lực. Lý do ra đi cứ nói là vì tiền, nhưng thực sự còn nhiều cái khác, không chỉ là chức vụ quyền lực mà thực sự cơ chế làm việc ở viện công đang trở nên quá tải và giết chết sự phát triển chuyên môn. Cứ khoe ngày khám 100 ca, hay làm 100 ca thủ thuật mỗi ngày, nhưng thật sự với BS 10 năm kinh nghiệm thì 90% số đó là làm, khám mà không cần suy nghĩ về chuyên môn vì nó quá đơn giản, tức là làm như một cái máy hoặc như một công nhân. Hậu quả là 90% lao động giản đơn ấy cũng lấy đi 90% sức lực của BS, tối về nhà là mệt đến ruồi đậu mép chả buồn đuổi chứ đừng nói gì lên mạng kiếm tìm tri thức mới. Thêm nữa, nó cũng lấy đi hết thời gian của BS, nhiều ý tưởng mới, hướng nghiên cứu mới cứ dồn chất đống từ tháng này qua tháng khác rồi quên đi, BS từ lao động trí óc thành lao động giản đơn. Không phủ nhận, áp lực lớn từ sự quá tải BV công sẽ giúp những BS mới ra trường phát triển nhanh vượt bậc trong những năm đầu, em cũng thường khuyên BSNT mới ra trường như vậy “các em cứ cố gắng trụ lại BV TW khoảng 5 năm cho thành nghề rồi đi đâu cũng sẽ làm được việc hết”. Thế nhưng đến một giai đoạn nào đó, áp lực này lại trở thành vật cản cho sự phát triển cá nhân của BS.
Và vì thế, những người ra đi trong giai đoạn này đều là những nhân lực chất lượng cao.
Gần 900 nhân viên y tế tại Hà Nội xin nghỉ việc, chuyển công tác trong 18 tháng qua khiến ngành y tế thủ đô thiếu hụt nhân lực, ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh.
vnexpress.net