FORD EVEREST & RANGER: Sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, độ thêm...(Part 4)

Trạng thái
Thớt đang đóng

FE2011

Xe tải
Biển số
OF-118941
Ngày cấp bằng
1/11/11
Số km
427
Động cơ
387,850 Mã lực
Nơi ở
Tp Thanh Hóa
chia buồn với bác FE2011 nhá

nhìn xe tan thương quá ah . bác cứ mang vào trong ford long biên làm bảo hiểm nhé.,

cho nhanh , và có nhân viên phục vụ nhiệt tình ạ
Em đang đợi xxx làm thủ tục xong rồi tính ra ford Long Biên hay làm ở đây. Em báo với BH thanh Hóa rồi. Đang đợi họ báo giá rồi gửi ra HN.
Đúng vào dịp nghỉ lễ lại không có xe đi. Đành ở nhà vậy.
 

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,242
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.
Em đang đợi xxx làm thủ tục xong rồi tính ra ford Long Biên hay làm ở đây. Em báo với BH thanh Hóa rồi. Đang đợi họ báo giá rồi gửi ra HN.
Đúng vào dịp nghỉ lễ lại không có xe đi. Đành ở nhà vậy.
Nếu ra FLB làm cụ ới em nhá!
 

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,242
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.
Em thấy FE đời 2009 trở lên có "thanh giằng" dưới gầm như thế này



Và em cũng để ý đời 2008 trở về trước không có!
Các cụ cho em hỏi: "thanh giằng" này có tác dụng cân bằng cho xe, giảm giật, nẩy.... phải không ợ? Hôm nay, cùng chổng m.ông lên cùng 1 chú FE 2007 em mới để ý thấy sự khác biệt này!
 

nghiathang

Xe tăng
Biển số
OF-18855
Ngày cấp bằng
21/7/08
Số km
1,429
Động cơ
517,570 Mã lực
Cái này phải hỏi bác FEAT, theo E cái thanh giằng này để giảm thiểu sự văng đ.ít khi vào cua đới.
 

dxpac

Xe buýt
Biển số
OF-12809
Ngày cấp bằng
22/1/08
Số km
920
Động cơ
528,146 Mã lực
Em thấy FE đời 2009 trở lên có "thanh giằng" dưới gầm như thế này



Và em cũng để ý đời 2008 trở về trước không có!
Các cụ cho em hỏi: "thanh giằng" này có tác dụng cân bằng cho xe, giảm giật, nẩy.... phải không ợ? Hôm nay, cùng chổng m.ông lên cùng 1 chú FE 2007 em mới để ý thấy sự khác biệt này!
Đời 2008 đã có rồi bác ạ, xe vào cua đỡ văng đ ít hơn
 

vn_index68

Xe máy
Biển số
OF-43726
Ngày cấp bằng
19/8/09
Số km
59
Động cơ
464,890 Mã lực
Xe cháu sắp đc 6 vạn rồi, cần bảo dưỡng những gì ạ? Đợt trước thay dầu ở thanh xuân ford chán quá, cố vấn cấp kiểm tra 1vạn 1 lần mà ra thợ nó có thèm làm gì đâu, ko thèm nhìn qua cái gầm xe xem có làm sao ko.
Vấn đề nhờ các cụ chỉ giúp là côn xe đi chậm nhã côn từ từ chậm chậm thì có tiếng kêu lạch cạch sột sột bé ở chân côn, liệu có biệnh gì nguy hiểm ko ạ?
Ngồi trong xe kéo kín cửa nổ máy thì có tiếng hú rõ ràng, chắc là dây curoa, có khắc phục đc tiéng hú ko ạ? Hay fai thay dây, mới 6 vạn thay thì sớm quá
 

NguyenMaiLinh

Xe tải
Biển số
OF-121599
Ngày cấp bằng
22/11/11
Số km
477
Động cơ
386,694 Mã lực
Xe cháu sắp đc 6 vạn rồi, cần bảo dưỡng những gì ạ? Đợt trước thay dầu ở thanh xuân ford chán quá, cố vấn cấp kiểm tra 1vạn 1 lần mà ra thợ nó có thèm làm gì đâu, ko thèm nhìn qua cái gầm xe xem có làm sao ko.
Vấn đề nhờ các cụ chỉ giúp là côn xe đi chậm nhã côn từ từ chậm chậm thì có tiếng kêu lạch cạch sột sột bé ở chân côn, liệu có biệnh gì nguy hiểm ko ạ?
Ngồi trong xe kéo kín cửa nổ máy thì có tiếng hú rõ ràng, chắc là dây curoa, có khắc phục đc tiéng hú ko ạ? Hay fai thay dây, mới 6 vạn thay thì sớm quá
Cụ vào đây tham khảo nhé. Cái này em copy từ bài của cụ Nghiathang đới.
http://www.ford.com.vn/owners/servic...le-maintenance
 

Ford Everest AT

Xe điện
Biển số
OF-25999
Ngày cấp bằng
18/12/08
Số km
2,077
Động cơ
509,470 Mã lực
Nơi ở
ở nhà, không Hội hè gì hết - Gấu bảo thế :-)
Cái này phải hỏi bác FEAT, theo E cái thanh giằng này để giảm thiểu sự văng đ.ít khi vào cua đới.
Đời 2008 đã có rồi bác ạ, xe vào cua đỡ văng đ ít hơn
cái này thì FE đưa vào từ 2008, chính xác là khi ra bản TDCi, khi đó còn đồng thời cả bản Diesel thường NHƯNG đều đưa thanh U vào lắp trên FE

Mục đích thì đúng như các bác nói rồi, khi vào cua nếu V cao tý thì bánh xe ngoài có xu hướng ly tâm lực văng lớn hơn, khi lắp thanh U thì chính bánh xe trong (bán kính vòng cua bé) sẽ ghì lại lực ly tâm của bánh xe ngoài (bán kính lớn) do vậy làm giảm (triệt tiêu bớt) lực ly tâm bánh ngoài , và giảm văng Đ.it xe

mấy bữa nữa tớ sẽ cho ra bản cao cấp hơn thanh U này, vừa êm dịu vừa không văng, rồi làm clip lên gửi các bác tham khảo khi chạy zich zack có chất tải, dự án Air spring chỉ là đánh lạc hướng thôi, cũng thử rồi khg ăn thua - nhập nước ngoài về đấy, nhưng cái tớ nói tới sẽ tự làm, định kinh doanh nhưng VN mình khó giữ bản quyền lắm :P
 

Ford Everest AT

Xe điện
Biển số
OF-25999
Ngày cấp bằng
18/12/08
Số km
2,077
Động cơ
509,470 Mã lực
Nơi ở
ở nhà, không Hội hè gì hết - Gấu bảo thế :-)
các bác có nhận đc tin nhắn khuyến mại DV Ford Thanh Xuân - Ng. Xiển nhân dịp 1 year thành lập không, định đến đấy bxung tý DẦU PHANH, có bác nào có sđt ai đó ở 4TX?
 

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,242
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.
cái này thì FE đưa vào từ 2008, chính xác là khi ra bản TDCi, khi đó còn đồng thời cả bản Diesel thường NHƯNG đều đưa thanh U vào lắp trên FE

Mục đích thì đúng như các bác nói rồi, khi vào cua nếu V cao tý thì bánh xe ngoài có xu hướng ly tâm lực văng lớn hơn, khi lắp thanh U thì chính bánh xe trong (bán kính vòng cua bé) sẽ ghì lại lực ly tâm của bánh xe ngoài (bán kính lớn) do vậy làm giảm (triệt tiêu bớt) lực ly tâm bánh ngoài , và giảm văng Đ.it xe

mấy bữa nữa tớ sẽ cho ra bản cao cấp hơn thanh U này, vừa êm dịu vừa không văng, rồi làm clip lên gửi các bác tham khảo khi chạy zich zack có chất tải, dự án Air spring chỉ là đánh lạc hướng thôi, cũng thử rồi khg ăn thua - nhập nước ngoài về đấy, nhưng cái tớ nói tới sẽ tự làm, định kinh doanh nhưng VN mình khó giữ bản quyền lắm :P
Thế còn đằng trước thì sao ợ? Nếu chế vào thì có tác dụng không bác?
Em thấy bên hội Ếch, các cụ ý chế thanh "giằng" này ở đằng trước:

dragon nói:
Hình strut bar bên trong khoang máy Ford Escape đây các bác [:D]:


 

etisalat

Xe tải
Biển số
OF-60524
Ngày cấp bằng
1/4/10
Số km
254
Động cơ
444,346 Mã lực
Ford Everest AT nói:
các bác có nhận đc tin nhắn khuyến mại DV Ford Thanh Xuân - Ng. Xiển nhân dịp 1 year thành lập không, định đến đấy bxung tý DẦU PHANH, có bác nào có sđt ai đó ở 4TX?
Em vừa bảo dưỡng 4 vạn ở đấy.
Bác gọi cậu Tuấn Anh 0983277005, Phó Phòng CSKH xem sao.
 

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,242
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.
Quy định xe ôtô bán tải

Quy định xe ôtô bán tải


Thứ năm, 21/11/2008, 09:48 GMT+7


Căn cứ Thông tư 01/2002/TT- BCA của Bộ Công an về đăng ký xe cơ giới. Theo đó đăng ký, cấp biển số xe bán tải đã thể hiện rõ : Là loại ôtô hạng nhỏ được thiết kế sản xuất vừa chở khách, vừa chở hàng (lưỡng tính) thường có 4 ghế cho khách và một thùng xe chở được khoảng 500 kg hàng.
Được phép vừa chở khách vừa chở hàng trong một chuyến xe; không được phép chở quá số người quy định đã ghi trong giấy đăng ký xe (dù xe không có hàng) hoặc ngược lại khi xe không chở người cũng không được chở quá số trọng tải hàng quy định. Nếu lái xe thực hiện không đúng quy định trên là vi phạmgiao thông đường bộ và bị xử lý phạt theo chế tài tại Điều 9 Nghị định 15/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
Căn cứ thiết kế sản xuất loại xe này không hoàn toàn là xe chở khách (không phải thuộc họ xe khách) cũng không hoàn toàn là xe chở hàng (không phải xe tải) và chỉ là ôtô hạng nhỏ, nên căncứ Luật Giao thông đường bộ – 2002, xe bán tải khi tham gia giao thông không phải chấp hành biển báo “cấm xe tải” và biển “cấm xe khách”.
A.T.G.T


 

Ford Everest AT

Xe điện
Biển số
OF-25999
Ngày cấp bằng
18/12/08
Số km
2,077
Động cơ
509,470 Mã lực
Nơi ở
ở nhà, không Hội hè gì hết - Gấu bảo thế :-)

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,242
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.
Cho em gửi nhờ bài này ở đây để nghiên cứu! :D

Hướng dẫn sử dụng xe 2 cầu - Phần 1



Các hướng dẫn trong loạt bài này chỉ có tính tham khảo cá nhân và đòi hỏi sự thực hành của bạn trước khi áp dụng.
Tác giả không chịu trách nhiệm cho các thiệt hại về người và tài sản do việc áp dụng bất kỳ hướng dẫn nào trong loạt bài này.
Bạn đã sắm cho mình một chiếc xe hai cầu nhưng chưa thực sự hiểu rõ về hoạt động và cách sử dụng của hệ thống truyền động bốn bánh (Four Wheel Drive, 4WD hoặc 4x4)? Loạt bài này sẽ đem đến cho bạn các hướng dẫn cần thiết nhất để điều khiển chiếc xe của bạn trên các con đường gập gềnh phía trước, nhằm giúp bạn mở rộng khả năng hoạt động của chiếc xe yêu quý, đưa bạn đến những nơi chưa hề có dấu bánh xe, thưởng ngoạn những phong cảnh hoang sơ mà hầu như không thể đến được nếu đi bằng các loại xe truyền động hai bánh bình thường.


Hiểu rõ về chiếc xe hai cầu của bạn

Trước khi lên đường đến với những vùng đất mới, bạn nên bỏ thời gian ra để tìm hiểu về hoạt động của hệ thống truyền động bốn bánh trên chiếc xe hai cầu của mình.

Nếu xe của bạn có hệ thống truyền động bốn bánh toàn thời gian (full time 4WD) thì bạn cần biết được xe có công tắc khóa vi sai trung tâm hay không. Các loại xe truyền động bốn bánh toàn thời gian mà không có công tắc khóa vi sai trung tâm thì chỉ nên sử dụng trên đường đất, đường có lớp cát mỏng, có bùn lầy nhẹ mà thôi. Còn nếu xe của bạn có công tắc khóa vi sai trung tâm thì phạm vi hoạt động có thể mở rộng ra đến đường đất khá gập gềnh, đường có lớp cát trung bình và có bùn lầy tương đối nhiều. Bạn cần đọc sách hướng dẫn xem khi công tắc ở vị trí nào là khóa/mở, liệu có thể khóa vi sai trung tâm khi xe đang chạy hay phải dừng hẳn lại?



Nếu xe của bạn có hệ thống truyền động bốn bánh bán thời gian (part time 4WD) thì bạn cần biết được cách chuyển từ chế độ truyền động hai bánh (2H) sang chế độ truyền động bốn bánh (4H hoặc 4L), hay còn gọi là gài cầu. Tùy theo loại xe, việc này có thể được thực hiện thông qua cần số của hộp số phụ (transfer case) hoặc bằng nút bấm trên bảng điều khiển của xe. Bạn cần đọc sách hướng dẫn xem khi cần số phụ/ nút bấm ở vị trí nào là 2H/4H/4L, liệu có thể gài cầu khi xe đang chạy hay phải dừng hẳn lại?



Bạn cũng nên kiểm tra xem bộ gài cầu trước là loại tự động hay gài bằng tay. Nếu bộ gài cầu trước là gài bằng tay thì khi chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh (4H hoặc 4L) bạn sẽ phải xuống xe để chuyển bộ gài cầu trước từ chế độ tự do (Free) sang chế độ khóa (Lock).



Đối với bất kỳ loại xe hai cầu nào, các thông số như khoảng sáng gầm xe (ground clearance), góc tiếp cận và góc thoát (approach angle/departure angle), góc vượt đỉnh dốc (ramp breakover angle) đều rất đáng quan tâm.



Khoảng sáng gầm xe thường được đo từ bên dưới của bộ vi sai đến mặt đất. Đối với xe có bộ treo độc lập, khoảng sáng gầm xe sẽ giảm đi khi bánh xe leo qua chướng ngại vật. Xe có bộ treo phụ thuộc (cầu và vi sai gắn liền thành một khối) thì khoảng sáng gầm xe coi như được giữ nguyên khi bánh xe leo qua chướng ngại vật vì bộ vi sai cũng sẽ được nâng lên theo bánh xe. Hầu hết các xe hai cầu đều có khoảng sáng gầm xe trong khoảng 180 đến 250mm, và khoảng sáng gầm xe càng lớn thì khả năng vượt qua chướng ngại vật càng cao.



Góc tiếp cận là góc lớn nhất mà xe có thể tiếp cận chướng ngại vật mà không bị chạm phần mũi xe. Góc thoát là góc lớn nhất mà xe có thể rời chướng ngại vật mà không bị chạm phần đuôi xe. Hầu hết các xe hai cầu đều có góc tiếp cận và góc thoát từ 25 độ trở lên, và các góc này càng lớn thì khả năng tiếp cận và rời chướng ngại vật càng cao.

Góc vượt đỉnh dốc là góc lớn nhất mà xe có thể leo qua chướng ngại vật mà không bị chạm phần giữa gầm xe. Góc vượt đỉnh dốc phụ thuộc vào khoảng sáng gầm xe ở phần giữa xe và chiều dài cơ sở của xe. Cùng một khoảng sáng gầm xe ở phần giữa xe, xe có chiều dài cơ sở ngắn hơn sẽ có góc vượt đỉnh dốc lớn hơn và có khả năng leo qua chướng ngại vật cao hơn.


Hướng dẫn sử dụng xe 2 cầu - Phần 2



Khi nào cần sử dụng chế độ truyền động bốn bánh (4H/4L)
Xe của bạn cần ở trong chế độ truyền động bốn bánh TRƯỚC KHI gặp các chướng ngại vật. Vì thế, nếu xe của bạn có bộ gài cầu trước là gài bằng tay thì bạn nên chuyển nó sang chế độ khóa ngay khi rời mặt đường nhựa. Như vậy, khi cần chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh thì bạn sẽ không phải ra khỏi xe và xoay bộ gài cầu (mà lúc này thì hầu như là xe của bạn lại đang ở trong vũng bùn hoặc lầy
).
Bạn nên chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh (hoặc khóa vi sai trung tâm đối với xe truyền động bốn bánh toàn thời gian) khi mặt đường bắt đầu xấu, và khi bạn cho rằng các loại xe truyền động hai bánh sẽ gặp khó khăn. Kể cả khi chỉ gặp đường đất, chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh sẽ giúp cho bạn điều khiển xe dễ hơn và giảm mài mòn các bộ phận cơ khí của xe do đã chia đều lực kéo cho cả hai cầu.

Thao tác chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh:

Đối với các loại xe truyền động bốn bánh toàn thời gian: Bạn cần khóa công tắc vi sai trung tâm (khi xe dừng hẳn lại hoặc đang chạy tùy theo loại xe của bạn).

Đối với các loại xe truyền động bốn bánh bán thời gian: Bạn cần gài cầu phụ sang 4H/4L và xoay bộ gài cầu sang chế độ khóa (nếu có). Sử dụng chế độ 4H (truyền động bốn bánh tốc độ cao) cho mặt đường đất, cát, cỏ, bùn lầy nhẹ, đá sỏi nhỏ. Việc gài cầu khi xe dừng hẳn lại hoặc đang chạy là tùy theo loại xe của bạn.

Ưu điểm của việc sử dụng chế độ 4L:

Sử dụng chế độ 4L (truyền động bốn bánh tốc độ chậm) cho những bề mặt phức tạp như bùn lầy nhiều, cát sâu, đá to và lổn nhổn, độ dốc cao. Chế độ 4L giúp xe của bạn có thể bò từ từ trong khi động cơ làm việc ở dải tốc độ có mômen lớn nhất (thông thường là 3-4000 v/p). Như thế lực kéo cho xe sẽ được tận dụng tối đa, và tốc độ chậm cũng giúp bạn có thể dễ dàng điều khiển xe theo đúng hướng cần thiết.

Thêm một lý do để sử dụng chế độ 4L ở các địa hình phức tạp: Nó cho phép bạn có thể lựa chọn tỷ số truyền động phù hợp cho từng loại địa hình và độ dốc với biên độ nhỏ hơn khoảng 2 lần.

Ví dụ: Bạn dùng số 2 ở 4H để xuống dốc nhưng lực hãm chưa đủ nên xe vẫn bị trôi, còn số 1 ở 4H thì lại gằn máy quá. Khi đó, nếu bạn dùng số 3 ở 4L thì tỷ số truyền động sẽ tương đương với số 1.5 ở 4H, giúp cho xe tự bò xuống dốc với tốc độ ổn định.

Một ví dụ khác: dùng 4H thì tốc độ lên / xuống dốc phù hợp cho các số 1-2-3-4-5 là 10-20-30-40-50 km/h, nhưng ở các địa hình khó, khi bạn dùng 4L thì tốc độ lên / xuống dốc phù hợp cho các số 1-2-3-4-5 sẽ là 5-10-15-20-25 km/h, nghĩa là bạn có thể kiểm soát lực kéo và tốc độ lên / xuống dốc chính xác hơn hẳn.

Chú ý:

Không được khóa công tắc vi sai trung tâm (đối với các loại xe truyền động bốn bánh toàn thời gian) hoặc gài cầu phụ sang 4H/4L (đối với các loại xe truyền động bốn bánh bán thời gian) ở trên các bề mặt có độ bám cao như đường nhựa, bê tông. Làm như vậy sẽ gây ra lực cản rất lớn lên toàn bộ hệ truyền động và có thể dẫn đến mài mòn các bánh răng và khó điều khiển xe.

Cài dây an toàn ngay khi bạn ngồi lên xe. Mặc dù tốc độ của xe hai cầu trên các địa hình xấu là thấp hơn so với trên đường nhựa nhưng dây an toàn giúp bạn không bị lắc mạnh khi vượt chướng ngại vật và giữ cho bạn được an toàn khi xe bị lật.

Để tránh bị thương do chấu của tay lái đập vào ngón tay cái khi bánh xe gặp chướng ngại vật (nhất là với các xe không có trợ lực tay lái), bạn cần nắm tay lái với ngón tay cái nằm DỌC theo vành tay lái chứ không nằm bên trong vành tay lái
.

Bạn nên có thêm 1 xe hai cầu đi cùng để trợ giúp khi cần thiết, mang theo dây kéo và móc kéo có khả năng chịu lực ít nhất là 4000 kg. Nên tìm hiểu xem có thể móc dây kéo vào chỗ nào có thể chịu được lực kéo khi xe bị sa lầy.

Hệ thống truyền động bốn bánh có tác dụng giúp xe của bạn ĐI tốt hơn trên các địa hình phức tạp chứ không giúp xe của bạn DỪNG LẠI nhanh hơn. Thêm vào đó, trọng lượng và trọng tâm của xe hai cầu đều cao hơn hầu hết các xe du lịch có cùng công suất. Vì thế, bạn cần lái xe cẩn thận hơn và xử lý tình huống sớm hơn so với khi lái xe du lịch.


Hướng dẫn sử dụng xe 2 cầu - Phần 3




Áp suất lốp xe: Điều chỉnh áp suất lốp xe là một việc cần thiết trong các chuyến đi bằng xe hai cầu. Do phải vượt qua các loại địa hình khác nhau trong cùng một chuyến đi, việc thay đổi áp suất lốp xe sẽ làm thay đổi diện tích tiếp xúc của lốp với mặt đất cho phù hợp với tính chất của các loại địa hình này.


- Với địa hình nhiều đá sắc nhọn và có thể đâm thủng thành lốp, áp suất lốp xe cần được tăng thêm khoảng 20%. Lúc này thành lốp sẽ bớt phình ra nên sẽ khó bị đá chọc vào hơn so với áp suất lốp xe tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

- Với địa hình có độ lún cao như bùn lầy sâu, bãi cát mềm, áp suất lốp xe cần được giảm xuống để tăng diện tích tiếp xúc của lốp với mặt đất và do đó làm tăng "độ nổi" của lốp xe. Bạn có thể giảm áp suất lốp xe xuống còn 1.5kg/cm2 vào lúc đầu, sau đó nếu lốp xe vẫn bị lún thì tiếp tục giảm cho đến 0.6kg/cm2 với lốp không săm và 0.4kg/cm2 với lốp có săm (ruột). Đây là ngưỡng mà lốp xe vẫn còn có thể bám vào bánh xe.

- Với các địa hình khác như leo dốc đất cát cao, đường đá, bùn lầy nông: dùng áp suất lốp xe tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Chú ý:

Nhớ mang theo đồng hồ đo áp suất lốp xe để đảm bảo áp suất thích hợp cho tất cả các lốp xe, và bơm hơi dùng điện 12V để bơm lốp đến áp suất tiêu chuẩn của nhà sản xuất khi quay lại đường nhựa!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,242
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.
Lái xe trên đường dốc



Chú ý: Luôn giữ cho thân xe thẳng với hướng dốc chính, không lên/xuống dốc theo góc chéo để tránh bị nghiêng, lật xe có thể dẫn đến tai nạn nghiêm trọng.
Xuống dốc có độ dốc cao



Bạn cần sử dụng lực hãm của động cơ để giảm tốc độ cho xe. Theo cách này tất cả 4 bánh xe đều được hãm lại đồng thời, tránh khả năng bị phanh cứng bánh xe gây trượt bánh và mất lái. Không sử dụng chân côn trong khi xuống dốc để không bị mất lực hãm của động cơ.

Quy trình xuống dốc cao có bề mặt cứng (đất, đá)

- TRƯỚC KHI xuống dốc, bạn cần kiểm tra xem xe đã được gài cầu, khóa vi sai trung tâm và bộ gài cầu trước ở chế độ khóa (nếu có).

- Sử dụng số thấp nhất là số 1, nếu có hộp số phụ thì chọn 4L và số 1.

- Bắt đầu xuống dốc chậm rãi.

- Khi xe bắt đầu xuống dốc, không nên chạm vào chân côn/ga/phanh để tránh bị mất lực hãm của động cơ hoặc bị phanh cứng bánh xe.

- Động cơ sẽ thực hiện toàn bộ việc hãm xe, bạn chỉ cần điều khiển xe theo đúng hướng cần theo
.

- Nếu đuôi xe bị trượt về bên nào, hãy đánh lái nhẹ về bên ấy và đạp chân ga nhẹ để lấy lại hướng.

- Khi độ dốc lớn hơn lực hãm của động cơ, bạn có thể đạp nhẹ chân phanh để tăng lực hãm, nhưng chỉ đạp phanh khi xe đang xuống dốc theo hướng thẳng để tránh bị trượt bánh.

- Đạp chân phanh theo từng nhịp ngắn và đều, không phanh gấp để tránh bị phanh cứng bánh xe gây trượt bánh và mất lái.

- Nếu bánh xe bị trượt khi đạp phanh, bạn cần nhả chân phanh ngay và lái xe theo hướng trượt để lấy lại hướng.

- KHÔNG sang số khi đang xuống dốc cao để tránh bị mất lực hãm của động cơ
.

- Nếu xe bị chết máy khi đang xuống dốc, bạn khởi động lại bằng chìa khóa điện và không chạm vào chân côn/ga/phanh để tránh bị mất lực hãm của động cơ. Sau đó có thể đạp nhẹ chân ga để cho xe chạy tiếp.

Quy trình xuống dốc cao có bề mặt trượt (bùn, cát)

- Như trên, nhưng tuyệt đối không dùng phanh vì rất dễ bị trượt


- Sử dụng số 2, nếu có hộp số phụ thì chọn 4L và số 2.
Lên dốc có độ dốc cao

Khi phải lên dốc cao thì sự cân bằng giữa tốc độ của xe và khả năng điều khiển là rất cần thiết. Nếu sử dụng số cao và tốc độ lớn, xe của bạn sẽ có đà để leo đến đỉnh dốc, nhưng tốc độ cao lại làm cho bánh xe bị nảy lên và có thể gây ra mất lực kéo và khả năng lái xe đúng hướng. Vì thế, bạn cần sử dụng số và chân ga hợp lý.



Quy trình lên dốc cao
- TRƯỚC KHI lên dốc, bạn cần kiểm tra xem xe đã được gài cầu, khóa vi sai trung tâm và bộ gài cầu trước ở chế độ khóa (nếu có).

- Sử dụng số có đủ lực để cho xe vượt dốc, nếu có hộp số phụ thì chọn 4L và số 2 hoặc 3.

- Khi xe bắt đầu lên dốc, bạn tăng thêm ga một ít để xe có đủ đà lên đến đỉnh dốc. Nếu bề mặt không bằng phẳng thì cần đi chậm hơn để tránh làm cho bánh xe bị nảy lên và có thể gây ra mất lực kéo và khả năng lái xe đúng hướng.

- Nếu bánh xe bị trượt thì bạn cần giảm ga một ít để bánh xe có độ bám, sau đó lại tăng thêm ga một ít để bù lại.

- Giảm tốc độ khi bạn đã gần lên đến đỉnh dốc để tránh đâm vào các chướng ngại vật bị khuất và để tránh lao xuống dốc bên kia ở số cao.

- Nếu bạn không lên được dốc vì thiếu lực kéo, bạn cần thử lại với số thấp hơn.

- Nếu bạn không lên được dốc vì thiếu độ bám, bạn cần thử lại với số cao hơn và tốc độ lớn hơn.

- Có thể giảm số thấp trong khi đang lên dốc để tăng lực kéo, nhưng cần thực hiện rất nhanh ở chỗ ít dốc hơn để không bị mất đà.

Nếu xe bị chết máy khi đang lên dốc

- Không đạp côn khi xe vừa chết máy để tránh bị mất lực hãm của động cơ.

- Kéo phanh tay và đạp phanh chân hết cỡ.

- Đạp nhẹ chân côn, nếu xe đứng yên thì đạp tiếp và gài số lùi rồi nhả chân côn ra.

- Nếu xe bị tụt dốc khi đạp nhẹ côn, bạn cần nhả chân côn ra, nhờ người đi cùng chèn đá vào bánh sau. Sau đó, bạn có thể đạp côn và chuyển số lùi.

- Nhả phanh tay từ từ

- Vẫn đang nhả chân côn, bạn vặn nhẹ chìa khóa điện để làm quay bộ khởi động xe, đồng thời nhả chân phanh từ từ. Xe sẽ bắt đầu tụt xuống dốc, động cơ sẽ bắt đầu nổ máy.

- Khi xe bắt đầu xuống dốc, không nên chạm vào chân côn/ga/phanh để tránh bị mất lực hãm của động cơ hoặc bị phanh cứng bánh xe.

- Có thể bố trí một người đứng ở bên cạnh đuôi xe để chỉ đường cho xe lùi xuống dốc.
Đường dốc ngang
Khi lên/xuống các đoạn đường vừa dốc và ngang, hai bánh sau rất dễ bị trượt ngang và gây mất khả năng điều khiển. Đặc biệt là trên bề mặt đường đất sét bùn, bánh xe có thể trượt ngang bất ngờ mà không có dấu hiệu nào báo trước. Nếu bị trượt ngang, bạn cần phải:
- Lái xe theo hướng trượt để lấy lại hướng.
- Giảm tốc độ từ từ
- Không dùng phanh để tránh bị phanh cứng bánh xe gây trượt bánh và mất lái.
- Sau khi đã lấy lại đúng hướng, bạn có thể đạp ga hoặc đạp phanh nhẹ để tiếp tục lên/xuống dốc.


Khi leo lên các đoạn đường cát có dốc ngang, bạn cần có tốc độ cao nhất có thể để tránh bị chết máy giữa dốc. Bị chết máy giữa dốc ngang trên đồi cát rất nguy hiểm vì cát ở dưới các bánh bên dưới sẽ bị lún nhiều, có thể làm lật xe và gây tai nạn nghiêm trọng


Lái xe trên bùn lầy



Một nguyên tắc khi gặp các địa hình lạ là bạn cần phải xuống đi bộ qua để kiểm tra TRƯỚC KHI lái xe trên các địa hình này. Tuy nhiên, chẳng mấy khi người lái xe chịu lội xuống bùn để kiểm tra và đó là lý do chiếc xe hai cầu của bạn có thể dễ dàng bị hư hại bởi các chướng ngại vật ngầm dưới bùn như đá tảng, khúc gỗ. Nếu có thể, bạn nên dùng que/gậy để kiểm tra độ sâu của vũng bùn và các chướng ngại vật.



Quy trình lái xe trên bùn lầy:

- Gài cầu TRƯỚC KHI bạn đi vào bùn, khóa vi sai trung tâm và bộ gài cầu trước (nếu có). Đối với các xe có khóa vi sai cho cầu trước và sau, bạn cần khóa vi sai cầu sau và mở vi sai cầu trước để có thể lái xe đúng hướng.

- Lựa chọn số thích hợp trước khi đi vào vũng bùn. Đối với các xe có động cơ lớn (trên 2.0L) thì có thể dùng số 1 ở chế độ 4H hoặc số 3 ở chế độ 4L. các xe có động cơ nhỏ hơn (dưới 2.0L) có thể dùng số hai ở chế độ 4L. Số càng thấp thì khả năng trượt bánh càng cao, nhưng nếu dùng số cao hơn thì bạn lại có thể phải chuyển số thấp và sẽ bị mất đà.

- Nếu bị trượt bánh, bạn cần giảm ga ngay một cách nhẹ nhàng. Khi bạn bỏ hẳn chân ga, xe của bạn sẽ giảm tốc nhanh quá và do đó khi bạn tăng ga trở lại thì bánh xe dễ bị trượt hơn. Vì thế, bạn cần cân đối giữa việc giảm ga nhẹ nhàng khi bị trượt bánh và tăng ga nhẹ nhàng khi bánh hết bị trượt.

- Nếu xe bị xoay ngang, bạn cần nhả chân ga và lái xe theo hướng bị xoay để lấy lại hướng.

- Bạn cần tránh các động tác đột ngột, nên điều khiển xe nhẹ nhàng và giữ tay lái thẳng nếu có thể.

- Đối với bùn cứng, bạn có thể đánh tay lái nhẹ sang hai bên khi tiến lên, như vậy thành lốp sẽ bám vào bùn và tăng thêm độ bám cho lốp xe.

- Nếu xe của bạn sử dụng các loại lốp AT (All Terrain – Mọi địa hình) và HT (Hard Terrain – Địa hình cứng) có các rãnh lốp nông thì lốp rất dễ bị bùn dính chặt vào gây mất độ bám đường. Vì thế, bạn cần lái xe qua vũng bùn với tốc độ cao và để cho lốp trượt và xoay tự do, khi đó bùn sẽ bị văng ra theo lực ly tâm. Bạn cần kiểm tra xem có chướng ngại vật ngầm dưới bùn hay không để tránh đâm vào chúng ở tốc độ cao.

- Nếu bánh xe vẫn bị trượt và xe giảm dần tốc độ thì xe của bạn sắp bị kẹt ở vũng bùn rồi. Đừng hốt hoảng và tăng ga, thay vào đó bạn nên giảm ga nhẹ nhàng và để xe tự dừng lại. Như vậy, bánh xe của bạn sẽ không đào sâu thêm vào bùn và việc kéo xe ra khỏi vũng bùn sẽ dễ dàng hơn.

- Tình huống sa lầy phổ biến nhất là hai bánh cùng một bên bị rơi xuống rãnh ở ven đường đất. Các rãnh ở hai bên đường này bị nước xói mòn nên rất sâu và chứa đầy bùn đất nhão. Bạn nên giữ cho xe ở chính giữa đường để tránh bị tụt bánh xuống rãnh.

- Khi bị tụt hai bánh ở cùng 1 bên xuống rãnh, nếu xe của bạn không có khóa vi sai cầu thì hai bánh bị rơi xuống rãnh sẽ quay tự do, còn hai bánh ở trên mặt đường sẽ không nhận được một tí lực nào cả. Bạn có thể thử vừa đạp ga vừa đạp phanh nhẹ để tạo lực cản lên hai bánh đang quay tự do và chuyển một phần lực sang hai bánh trên mặt đường.



Lái xe xuống dốc có bùn trơn trượt

- Bạn có thể dùng số 1/2 ở chế độ 4L tùy theo độ dốc, không chạm vào chân côn/phanh/ga và để xe tự đi xuống với tốc độ chậm. Việc gài cầu TRƯỚC KHI xuống dốc giúp bạn sẵn sàng đối phó với các tình huống xấu nhất.

- Nếu cần phanh xe khi xuống dốc, bạn không nên đạp và giữ chân phanh để tránh bị khóa cứng bánh và gây trượt bánh dẫn đến mất lái. Thay vào đó, bạn nên đạp phanh từng đợt ngắn và dứt khoát




Lái xe trên cát




Chú ý: Lái xe trên cát có thể gây ra các tai nạn nghiêm trọng nếu bạn thiếu cẩn thận. Hầu hết các tai nạn khi lái xe trên cát đều do leo lên đụn cát quá nhanh và bị rơi xuống bên kia đụn cát, hoặc bị lật xe do quay xe trên sườn đụn cát. Bạn không nên lạm dụng khả năng vận hành của xe hai cầu để lái xe một cách nguy hiểm kể cả ở trên các bãi cát bằng phẳng.
Giảm áp suất lốp xe xuống để tăng diện tích tiếp xúc của lốp sẽ làm tăng độ nổi của lốp xe trên cát. Độ nổi của lốp xe sẽ giảm vào ban ngày, khi nhiệt độ cao làm cho không khí giữa các hạt cát nở ra và làm cát xốp hơn. Nhiệt độ thấp, độ ẩm cao và mưa làm cho cát chặt hơn và do đó sẽ có độ nổi cao hơn.



Quy trình lái xe trên bãi cát:

- Gài cầu TRƯỚC KHI bạn đi vào bãi cát, khóa vi sai trung tâm và bộ gài cầu trước (nếu có).

- Lựa chọn số thích hợp trước khi đi vào bãi cát. Bạn cần số lớn nhất có đủ đà để vượt qua bãi cát. Bạn có thể dùng số 1 ở chế độ 4H hoặc số 3 ở chế độ 4L nếu lớp cát rất dày. Số càng thấp thì khả năng trượt bánh càng cao, nhưng nếu dùng số cao hơn thì bạn lại có thể phải chuyển số thấp và sẽ bị mất đà. Khi đạp côn để sang số trên bãi cát thì lực cản sẽ làm cho xe của bạn dừng lại nhanh như khi phanh xe và có thể làm bạn bị sa lầy.

- Đi theo vệt bánh xe đã có sẵn (nếu có) sẽ giúp làm giảm sự xói mòn bãi cát, đồng thời cát ở vệt bánh xe đã được nén chặt hơn nên sẽ có độ nổi cao hơn.

- Nếu bạn muốn dừng xe thì cần tìm một chỗ bằng phẳng và có độ cứng. Bạn chỉ cần nhả chân ga để xe tự dừng lại. Nếu bạn đạp phanh để dừng lại thì trọng tâm của xe sẽ dồn ra bánh trước và tạo nên một đụn cát cao ở phía trước của bánh trước gây cản trở khi bạn tiếp tục đi.

- Bạn nên lùi lại khoảng một mét theo đúng vệt bánh của mình trước khi đi tiếp để có đủ đà vượt qua đụn cát ở phía trước của bánh trước.

- Nếu bạn bị mắc kẹt trên cát, bạn cần thử lùi lại theo đúng vệt bánh của mình. Cát ở vệt bánh xe đã được nén chặt hơn nên sẽ có độ nổi cao hơn. Khi có đủ khoảng cách, bạn có thể thử tiến lên lại theo vệt bánh cũ của mình nhưng với tốc độ cao hơn một chút.



Quy trình lái xe lên đụn cát:

- Gài cầu TRƯỚC KHI bạn leo lên đụn cát, khóa vi sai trung tâm và bộ gài cầu trước (nếu có).

- Lựa chọn số thích hợp trước khi leo lên đụn cát. Bạn cần số lớn nhất có đủ đà để leo lên đụn cát. Bạn có thể dùng số 1/2/3 ở chế độ 4H hoặc số 3/4/5 ở chế độ 4L. Số càng thấp thì khả năng trượt bánh càng cao, nhưng nếu dùng số cao hơn thì bạn lại có thể phải chuyển số thấp và sẽ bị mất đà. Khi đạp côn để sang số trên đụn cát thì lực cản sẽ làm cho xe của bạn dừng lại nhanh như khi phanh xe và có thể làm bạn bị sa lầy.



- Bạn cần giữ tốc độ để có đà khi leo lên đụn cát, nhưng phải nhả chân ga để có thể dừng lại ở ngay trên đỉnh đụn cát để tránh khả năng bị rơi xuống và đâm vào người khác ở bên kia dốc.

- Khi dừng xe trên đỉnh đụn cát, bạn cần cho xe nằm ngang hoặc hơi dốc xuống một ít để có thể đi tiếp mà không phải leo dốc nữa.

Quy trình lái xe xuống đụn cát:

- Gài cầu TRƯỚC KHI bạn leo xuống đụn cát, khóa vi sai trung tâm và bộ gài cầu trước (nếu có).

- Lựa chọn số thích hợp trước khi leo xuống đụn cát. Bạn cần gài số thấp nhất để có đủ lực hãm của động cơ khi xuống dốc. Bạn có thể dùng số 1 ở chế độ 4L và không chạm vào chân phanh để tránh bị trượt bánh.

- Nếu xe bị trượt ngang khi xuống dốc, bạn có thể lái xe theo hướng bị trượt và tăng ga nhẹ để lấy lại hướng.



Chú ý:

KHÔNG lái xe ngang đụn cát nếu bạn có thể. Bạn cần phải lên và xuống đụn cát theo góc vuông nhất có thể được. Hầu hết các xe hai cầu có trọng tâm cao và chiều ngang hẹp nên rất dễ bị lật ngang trên dốc. Việc lắp thêm giá chở hàng trên nóc xe càng làm tăng khả năng bị lật ngang của xe.
Lái xe trên đường cát



- Gài cầu TRƯỚC KHI bạn đi vào đường cát, khóa vi sai trung tâm và bộ gài cầu trước (nếu có). Việc gài cầu giúp cho lực kéo được phân phối đều cho cả 4 bánh, giảm độ trượt bánh và do đó còn có thể giúp tiết kiệm nhiên liệu nữa. Thêm vào đó, bánh trước được truyền lực sẽ giúp lái xe trên cát trở nên rất nhẹ nhàng.

- Lựa chọn số thích hợp trước khi bạn đi vào đường cát. Bạn có thể dùng số 3/4 ở chế độ 4H và giữ tốc độ ổn định.

- Khi lái xe trên đường cát, tay lái sẽ rất nhẹ và có xu hướng tự chỉnh theo các rãnh cát dọc đường. Bạn chỉ cần giữ nhẹ tay lái và để cho xe tự chạy thẳng, nhưng cũng cần phải sẵn sàng nắm chặt tay lái khi có chướng ngại vật bất ngờ ở dưới cát làm cho tay lái bị lệch đi.

- Khi lái xe dọc theo các bụi cây, bạn cần nâng kính cửa sổ lên cao hơn tầm mắt để tránh bị cành cây đập vào mắt.

- Muốn thoát khỏi các rãnh cát sâu dọc trên đường, bạn cần giảm tốc độ một chút, đánh mạnh tay lái sang 1 bên và trả thẳng lái NGAY LẬP TỨC. Khi đó, bánh trước sẽ trèo lên gờ cát và bánh sau sẽ leo tiếp theo. Nếu không trả thẳng lái ngay, xe của bạn có thể bị xoay ngang và lật.

- Nếu bạn không thể thoát khỏi các rãnh cát sâu dọc trên đường bằng hướng tiến, bạn có thể dừng xe lại, vào số lùi, đánh lái nhẹ và cho xe lùi chéo lên gờ cát.

- Bạn cần xử lý từ xa khi thấy xe đi ngược chiều bằng cách bật đèn cốt để báo hiệu, sau đó giảm ga và tránh sang bên phải nếu đường hẹp. Đường cát có độ trôi bánh xe nên bạn có thể bị trượt và xoay ngang xe nếu phanh gấp.




- Gài cầu TRƯỚC KHI bạn đi xuống bãi biển, khóa vi sai trung tâm và bộ gài cầu trước (nếu có).

- Lựa chọn số thích hợp trước khi bạn đi xuống bãi biển. Bạn có thể dùng số 1/2 ở chế độ 4L để đi xuống dốc, sau đó dùng số 3/4 ở chế độ 4L để đi trên bãi biển. Nếu muốn ngắm cảnh, bạn có thể dùng số 1 ở chế độ 4L, không chạm vào chân ga và cho xe tự bò trên bãi biển
.

- Kỹ thuật lái xe trên bãi biển về cơ bản là giống như lái xe trên bãi cát, tuy nhiên có thêm yếu tố nước biển và thủy triều. Nếu bị chết máy do ngấm nước vào phần điện, bạn có thể lau khô và dùng bình xịt RP7 hoặc WD-40 để xịt vào dây cao áp và bộ chia điện.

- Nếu vẫn không nổ máy được, bạn có thể dùng bộ khởi động và số 1 ở chế độ 4L để nhích cho xe thoát khỏi vùng ngập nước. Bạn có thể đánh lái nhẹ để hướng xe vào bờ (tránh đánh hết lái vì sẽ làm tăng lực cản ở bánh trước lên rất nhiều). Bạn có thể xịt lốp theo hướng dẫn ở trên để giúp bánh xe có thể "nổi" trên cát.

- Thời điểm tốt nhất để tận hưởng cảm giác thú vị khi lái xe trên bãi biển là khi thủy triều rút, như thế bạn sẽ có thêm thời gian để cứu hộ nếu xe của bạn bị sa lầy. Bạn có thể hỏi dân địa phương xem khi nào thì thủy triều lên/xuống trước khi lái xe xuống bãi biển.



- Nếu muốn nhúng chân xuống nước, bạn có thể lái xe dọc theo mép nước về phía bờ, đây là chỗ cát cứng nhất và khả năng bị lún là ít nhất. Cẩn thận với các mảng cát có độ phản chiếu ánh sáng cao, đó là chỗ cát ngấm đầy nước và có thể nuốt chửng bánh xe của bạn
.

- Không nên lái xe xuống bãi biển vào buổi tối để tránh rủi ro do tầm nhìn hạn chế và địa hình phức tạp. Việc cứu hộ buổi tối cũng khó khăn hơn nhiều.


Lội nước




Một trong những yếu tố không thể thiếu được của các chuyến đi bằng xe hai cầu là lội qua các rãnh nước, suối cạn v.v. Bạn cần kiểm tra khả năng lội nước tối đa của xe do nhà sản xuất quy định, thông thường là đến giữa bánh xe (khoảng 30-40cm). Đây là độ sâu tối đa chiếc xe hai cầu của bạn có thể vượt qua mà không cần sự chuẩn bị đặc biệt gì. Tuy thế, bạn vẫn nên tham khảo các hướng dẫn sau để đảm bảo vượt suối an toàn.



Quy trình lội nước

- Trước khi cho xe lội nước, bạn cần kiểm tra độ sâu, tốc độ dòng chảy, tính chất của đáy suối (đất/đá/bùn) v.v. Nếu nước quá sâu (ví dụ từ 50-60 cm trở lên), chảy quá mạnh (bạn không thể tự lội bộ qua suối), có nhiều bùn dưới đáy thì bạn không nên cố thử lội qua.

- Trước khi cho xe lội xuống nước, bạn cần kiểm tra các lỗ thông hơi của động cơ, hộp số, cầu trước và sau xem có thể bịt kín được không, hoặc có thể dùng ống cao su để nối lên cao được không. Nếu có thể, bạn nên bịt kín hoặc nối dài các lỗ thông hơi này để tránh bị nước chui vào, có thể gây thiệt hại cho các bộ phận cơ khí bên trong.

- Gài cầu TRƯỚC KHI bạn lội xuống nước, khóa vi sai trung tâm và bộ gài cầu trước (nếu có).

- Lựa chọn số thích hợp trước khi lội xuống nước. Bạn có thể dùng số 2 ở chế độ 4L, tiến xuống từ từ và giữ tốc độ ổn định để tránh gây ra các sóng nước bắn tung tóe có thể làm xe bị chập điện.

- Khi đã hoàn toàn ở dưới nước, bạn cần giữ tốc độ phù hợp để có thể tạo ra 1 làn sóng ở phía trước mũi xe, và bạn có thể đi cùng tốc độ với làn sóng ấy. Như vậy khả năng nước làm chập điện sẽ ít nhất, đồng thời làn sóng cũng sẽ tạo ra 1 lực cuốn giúp xe của bạn có thêm đà khi cần.

- Nếu có thể, bạn nên lội nước theo một góc chéo ngược với hướng nước chảy để cân bằng lực đẩy của nước vào thân xe.

- Nếu xe bị chết máy khi đang lội nước, TUYỆT ĐỐI KHÔNG KHỞI ĐỘNG LẠI. Việc khởi động lại động cơ có thể làm cho nước bị hút vào buồng đốt. Nước thì không nén được như không khí nên trong kỳ nén của động cơ sẽ làm gãy tay biên, thủng nắp xy lanh v.v gây thiệt hại RẤT NẶNG cho động cơ. Việc cứu hộ cho xe bị chết máy khi đang lội nước sẽ được giới thiệu trong những phần sau.

- Sau khi lội nước, bạn cần kiểm tra bộ lọc gió, dầu động cơ, hộp số, cầu xem nước có vào không. Nếu bị nước vào, bạn có thể xả bớt dầu ở đáy cho đến khi hết nước. Nếu cần thiết thì phải xúc rồi thay toàn bộ dầu. Các khớp dẫn động của cầu cần được bơm thêm mỡ sau khi lội nước.

Bổ sung thêm 1 số lưu ý của bác DAOTHOAT

1-Trước khi vượt ngầm các bác phải ngiên cứu cho kỹ độ sâu của ngầm ,sức nước chẩy,và đường dưới ngầm ra sao .thông thường thì mực nước nếu cao hơn 1.2 m và nước đang chẩy siết thì đừng mạo hiểm kẻo toi.

2- Tháo dây đai pu ly bơm nước và quạt gió để tránh quạt gió làm văng nước vào các bộ phân điên. đóng các tấm chắn tuyết ở phía trước két nước lại ,(bộ phận này có ở một số xe)

3-Bọc kỹ bộ chia điện ,Đenco và phần nắp máy có chứa dây cao áp, các bộ phận điện bằng ny lon

4-Nối cao ống hút gió ( cái này các bạn có thể làm bàng ống cao su ruột gà và dùng quai nhê siết lại miễn sao đưa cao khỏi nắp cabô là được miệng ống phải được hướng ra phía sau để tránh nước tạt vào không nhất thiết phải mầu mè mua 1500 u s d làm gì cho phí tiền bởi mấy khi xài đến đâu .Nhưng chú ý là phải đảm bảo kín nước )

5- Nối cao ống xả dây là vấn đề quan trọng không kém việc nối cao ống hút gió .nứơc ngập ống xả chắc chắn chết máy giữa ngầm ngay lập tức lúc dó tiến thoái đều lưỡng nan.

6-Dưới đáy bộ phận ly hợp xe nào cũng có 01 lỗ nhỏ khoảng 10 mm bạn hãy kiếm 01 con bù long ngắn vặn chặt vào để nước không chui vào đó.

-Trong khi vượt ngầm nên đi dứt khoát cài số phụ chạy chế độ 4 x4 đi ga đều .không nên chạy qúa chậm xe mất trớn dễ bị dính lầy và tuyệt đối không nên dùng phanh .do độ bám của xe lúc đó rất thấp.
-Tốt nhất là đợi xem coi có thằng nào đi trước rồi đi theo là chắc như bắp.

- Sau khi qua ngầm nhớ làm các thao tác ngược lại và rà phanh cho khô nước.

Các loại địa hình khác



Như đã nói ở các phần trên, bạn nên chuyển sang chế độ truyền động 4 bánh (4H/4L) ngay khi rời đường nhựa để giúp cho bạn điều khiển xe dễ hơn và giảm mài mòn các bộ phận cơ khí của xe do đã chia đều lực kéo cho cả hai cầu. Bạn cần lựa chọn số phù hợp cho loại địa hình, sau đó lái xe theo tốc độ phù hợp với số ấy (ví dụ 40km/h ở số 3, 50km/h ở số 4, chế độ 4H) và tránh tăng ga, phanh gấp để làm giảm lực tác động lên hệ thống giảm xóc của xe. Bạn cần quan sát kỹ mặt đường để tránh đi vào đá sắc nhọn, có thể làm thủng thành lốp.
Dưới đây là một số hướng dẫn cho các tình huống riêng biệt.

Gờ đất ngang đường

Bạn cần giảm tốc độ trước khi tiếp cận với gờ đất nằm ngang trên đường. Bạn nên về số thấp (ví dụ số 2 ở 4H), tiến đến theo phương vuông góc cho 2 bánh trước cùng leo lên gờ đất một lúc, rồi đến 2 bánh sau. Nếu bạn leo qua gờ đất bằng một góc chéo thì có khả năng là cục vi sai sẽ chạm vào gờ đất và nhấc 1 bên bánh lên, có thể làm cho xe bạn bị kẹt lại.

Rãnh sâu ngang đường



Khi gặp rãnh sâu nằm ngang đường, bạn cần tiếp cận theo góc chéo khoảng 30-45 độ để cho lần lượt từng bánh xe treo trên rãnh. Như vậy bạn luôn có 3 bánh nằm trên mặt đất để đẩy xe tiến tới. Nếu cần thì có thêm một người đứng quan sát và thông báo cho lái xe để đảm bảo cho từng bánh xe vượt qua rãnh an toàn.

Rãnh sâu dọc đường



Bạn cần cho bánh xe chạy phía trên của rãnh ở 2 bên. Bạn cần tránh không cho cả hai bánh của 1 bên bị rơi xuống rãnh, khi đó trọng tâm của xe sẽ dồn xuống 2 bánh đó. Hai bánh còn lại ở trên mặt đất sẽ bị thiếu lực bám, rất dễ quay tại chỗ và kết quả là xe bị sa lầy.

Khi tiến vào và thoát khỏi rãnh dọc, bạn cần dừng lại và đánh lái hết cỡ để lần lượt từng bánh xe treo trên rãnh. Nếu cần thì có thêm một người đứng quan sát và thông báo cho lái xe để đảm bảo cho từng bánh xe vượt qua rãnh an toàn.

Gờ đất cao dọc theo tim đường



Các gờ đất cao dọc theo tim đường hầu hết do bánh xe tải tạo ra. Chúng có chiều cao lớn hơn khoảng sáng gầm xe của đa số xe hai cầu, do đó bạn không nên lái xe theo hai vệt bánh xe ở hai bên của gờ đất, rất dễ bị chạm gầm hoặc bộ vi sai vào gờ đất. Thay vào đó, bạn cần cho hai bánh cùng một bên xuống một vệt bánh xe, hai bánh còn lại chạy trên lề đường, hoặc cho hai bánh cùng một bên chạy trên gờ đất và hai bánh còn lại chạy trên lề đường.
Mô đá và lòng suối cạn



Khi gặp đường nhiều mô đá hoặc lòng suối cạn có nhiều đá, bạn cần gài cầu chậm và chọn số thấp (số 1 hoặc 2). Như vậy, xe của bạn sẽ có đủ lực đẩy kể cả khi một bánh bị treo khi bánh khác đang leo trên mô đá. Tốc độ chậm giúp bạn có thể điều khiển xe đúng hướng và giảm thiệt hại khi gầm xe va vào đá.

Để tránh bị va các bộ phận bên dưới gầm xe vào mô đá, bạn cần nhắm cho 1 bên bánh xe leo lên trên mô đá, như thế cầu, bộ vi sai và các bộ phận khác sẽ được nhấc lên (đối với bộ giảm xóc độc lập thì hiệu quả sẽ ít hơn).

Đồng cỏ



Lái xe trên đồng cỏ trông rất lãng mạn, song cũng cần có một vài sự chuẩn bị. Nếu có thể, bạn nên lắp lưới bảo vệ cho bộ tản nhiệt để tránh bị vụn cỏ làm tắc, sẽ làm giảm khả năng thông khí và tản nhiệt của xe.

Cỏ mọc cao có thể làm chắn tầm mắt của bạn nên bạn có thể sẽ đâm vào các chướng ngại không nhìn thấy được như rãnh, hố, khúc cây v.v. Vì thế, bạn nên đi theo đường mòn có sẵn để tránh bị va chạm và để bảo vệ vẻ đẹp của đồng cỏ tự nhiên.

Khi dừng lại trên đồng cỏ, bạn cần dọn sạch cỏ khô ở bên dưới gầm xe, tránh cho chúng tiếp xúc với hệ thống ống xả có thể gây cháy. Bạn cũng nên kiểm tra và loại bỏ cỏ bám vào trục truyền động và các bộ phận khác dưới gầm xe.
Đường đất và đá dăm



Mặc dù đơn giản song lái xe trên những đoạn đường đất dài cũng có nhưng nguy hiểm. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản nhất.

Nếu bạn cần vượt hoặc nhường đường cho xe cùng chiều thì bạn cần nhìn xem có các mô đất cát ở mép đường hay không. Các mô đất cát này có thể làm bánh xe bị trượt hoặc nảy lên, làm mất khả năng điều khiển xe và có thể gây tai nạn nghiêm trọng.

Nếu bạn thấy có xe ngược chiều tiến lại với một đám mây bụi phía sau, bạn nên dừng hẳn lại bên lề đường hoặc tốt nhất là rẽ sang bên đường. Như vậy sẽ tránh cho xe bị đất đá văng vào, hoặc tránh va chạm với một XE khác cũng đang cố vượt xe đi ngược chiều nói trên.

Đường đá dăm có độ phản chiếu ánh sáng cao nên rất khó quan sát các chỗ lồi lõm khi trời nắng, và lại có độ trượt bánh RẤT CAO, nên bạn phải quan sát mặt đường kỹ khi lái xe, tránh phải phanh gấp có thể gây trượt bánh dẫn đến tai nạn nghiêm trọng.

Nếu bạn nhìn thấy rãnh hoặc gờ đất nằm ngang đường khi đã quá gần để có thể dừng lại an toàn, bạn cần đạp phanh đến mức mạnh nhất mà không gây trượt bánh trước khi chạm vào rãnh hoặc gờ đất. Ngay khi bánh xe sắp chạm vào rãnh hoặc gờ đất, bạn nhả chân phanh ra để cho trọng tâm xe không dồn vào bánh trước. Như thế, bạn sẽ giảm lực tác động lên bánh trước và hệ thống treo bánh trước, đồng thời làm tăng khỏang sáng gầm xe ở bánh trước, sẵn sàng cho một cú xóc mạnh nhưng ít gây thiệt hại.

Đường có nhiều mô đất ngang



Đường có nhiều mô đất ngang (sống trâu) gây ra các chấn động mạnh và liên tục lên hệ thống treo và giảm xóc của xe. Bạn cần lái xe với tốc độ phù hợp để tránh gây chấn động mạnh làm bánh xe nảy lên hoặc gây mất khả năng điều khiển xe. Bạn cũng có thể giảm áp suất lốp xe xuống khoảng 5-10% so với áp suất tiêu chuẩn để giảm lực chấn động lên hệ thống treo và giảm xóc của xe.
Lái xe buổi đêm

Hạn chế lái xe buổi đêm trên các địa hình phức tạp, trừ khi xe của bạn được trang bị các bộ đèn pha lắp riêng. Các bộ đèn pha này thường có công suất 100W một bên với khả năng chiếu sáng từ 200-300m trở lên, giúp bạn nhìn xa và rõ hơn nhiều so với đèn pha lắp theo xe.





Tuy thế, nếu phía trước xe bạn có xe đi cùng chiều thì bụi đất có thể gây phản xạ ánh sáng của đèn pha, làm bạn càng khó nhìn đường hơn. Khi đó bạn nên chuyển sang đèn cốt hoặc đèn sương mù để có thể nhìn được đoạn đường ngay phía trước.

Bạn cần chuyển sang đèn cốt khi có người đi ngược chiều trong phạm vi chiếu sáng của đèn pha. Ánh sáng rất mạnh của đèn pha có thể làm người đi ngược chiều bị mù tạm thời, dẫn đến mất khả năng quan sát và có thể gây ra tai nạn nghiêm trọng. Chuyển sang đèn cốt khi có người đi ngược chiều là cách lái xe lịch sự và an toàn cho chính mình và người khác.
Các tình huống khác

Tính năng của xe hai cầu làm cho loại xe này có các đặc điểm khác với xe du lịch bình thường, đó là trọng tâm cao hơn và chiều ngang hẹp hơn. Vì thế, việc xử lý các tình huống khẩn cấp cũng khác so với xe du lịch.

LUÔN cài dây an toàn cho lái xe và tất cả hành khách trên xe. Người không cài dây an toàn sẽ trở thành một nguy hiểm cho những người có cài dây an toàn, khi họ lao vào những người có cài dây an toàn với tốc độ của xe trước khi gặp tai nạn.

Tránh chướng ngại vật bất ngờ

Chiều cao của xe hai cầu làm cho bạn có tầm nhìn cao hơn so với xe du lịch, giúp bạn có thể quan sát đường tốt hơn để phán đoán và xử lý tình huống từ xa. Tuy nhiên nó lại làm cho xe của bạn dễ bị trượt bánh và xoay ngang khi phanh gấp. Vì thế, nếu gặp chướng ngại vật bất ngờ, bạn cần đạp phanh ở mức mạnh nhất mà không làm trượt bánh, đánh tay lái nhẹ để tránh chướng ngại vật. Nếu đuôi xe bị trượt, bạn cần nhả chân phanh một ít, lái xe theo hướng trượt để lấy lại hướng. Trong tình huống xấu nhất, bạn cần co chân lên, lấy hai tay để lên đầu và che lấy đầu trước khi va chạm xảy ra.

Nổ lốp bất ngờ

Khi bị nổ lốp bất ngờ ở tốc độ cao, trọng tâm của xe sẽ dồn vào lốp bị nổ, rất dễ gây trượt bánh, xoay ngang và lật xe. Bạn KHÔNG NÊN phanh xe ngay lập tức, thay vào đó bạn cần giữ thẳng tay lái, về số thấp hơn để sử dụng lực hãm của động cơ và từ từ cho xe ngừng lại bên vệ đường. Kể cả khi một bộ lốp và vành bị hỏng hoàn toàn thì bạn vẫn còn một bộ dự phòng, vả lại tính mạng của hành khách và giá trị của cả chiếc xe lớn hơn nhiều so với một bộ lốp và vành.

Đi theo đoàn xe

Bạn cần giữ khoảng cách cần thiết để đỡ bị bụi đất của xe trước làm ảnh hưởng đến tầm nhìn và khả năng lấy gió của động cơ. Việc liên lạc giữa các xe có thể thực hiện qua bộ đàm là tốt nhất. Nếu không có bộ đàm, xe đi trước có thể dùng tín hiệu như nháy chân phanh và đèn xi nhan để ra hiệu cho xe sau. Xe đi sau có thể nháy đèn pha và đèn xi nhan để thông báo lại về sự đồng ý.




 

hanoingocthu

Xe tải
Biển số
OF-55945
Ngày cấp bằng
26/1/10
Số km
460
Động cơ
452,800 Mã lực
Em thấy FE đời 2009 trở lên có "thanh giằng" dưới gầm như thế này



Và em cũng để ý đời 2008 trở về trước không có!
Các cụ cho em hỏi: "thanh giằng" này có tác dụng cân bằng cho xe, giảm giật, nẩy.... phải không ợ? Hôm nay, cùng chổng m.ông lên cùng 1 chú FE 2007 em mới để ý thấy sự khác biệt này!
Xe của em không có em định lắp thêm Cái đó nhưng không biết có bác nào nhận không nhỉ?cái Thanh cân bằng đó đi đường đèo núi và trơn trượt mới thấy hiệu quả của nó.
 

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,242
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.
Xe của em không có em định lắp thêm Cái đó nhưng không biết có bác nào nhận không nhỉ?cái Thanh cân bằng đó đi đường đèo núi và trơn trượt mới thấy hiệu quả của nó.
Bác liên hệ với cụ FE AT xem sao!

cái này thì FE đưa vào từ 2008, chính xác là khi ra bản TDCi, khi đó còn đồng thời cả bản Diesel thường NHƯNG đều đưa thanh U vào lắp trên FE

Mục đích thì đúng như các bác nói rồi, khi vào cua nếu V cao tý thì bánh xe ngoài có xu hướng ly tâm lực văng lớn hơn, khi lắp thanh U thì chính bánh xe trong (bán kính vòng cua bé) sẽ ghì lại lực ly tâm của bánh xe ngoài (bán kính lớn) do vậy làm giảm (triệt tiêu bớt) lực ly tâm bánh ngoài , và giảm văng Đ.it xe

mấy bữa nữa tớ sẽ cho ra bản cao cấp hơn thanh U này, vừa êm dịu vừa không văng, rồi làm clip lên gửi các bác tham khảo khi chạy zich zack có chất tải, dự án Air spring chỉ là đánh lạc hướng thôi, cũng thử rồi khg ăn thua - nhập nước ngoài về đấy, nhưng cái tớ nói tới sẽ tự làm, định kinh doanh nhưng VN mình khó giữ bản quyền lắm :P
 

Ford Everest AT

Xe điện
Biển số
OF-25999
Ngày cấp bằng
18/12/08
Số km
2,077
Động cơ
509,470 Mã lực
Nơi ở
ở nhà, không Hội hè gì hết - Gấu bảo thế :-)
Bác liên hệ với cụ FE AT xem sao!
Chắc tớ k quyết định thương mại món này - đâu, vn mình khó giữ bản quyền lắm, hơn nữa hoàn toàn là cơ khí, ai đó có làm theo để dùng chứ khg thương mại mà

Đangbowr 4 Thanh Xuân, kỷ niệm 1 năm thành lập ktra miễn phí, thấy cũng đc, dù xe mình chả làm cái gì, à đc rửa xe free ;)
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top