Đầu tiên phải khẳng định ở VN là chính người lớn làm khổ trẻ con, đặt nhiều kì vọng và thường là những gì mình không làm được thì lại mong con mình làm được. Cuối cùng khổ cả bố mẹ và con khi mục tiêu không được.
Về vấn đề con nhà cụ, đáng ra khi cháu đứng thứ 4 Ông bà phải động viên cháu đó là kết quả tốt, cháu không cần phải nghĩ nhiều. Nhưng ông bà lại đổ ngay trách nhiệm sang cho vợ chồng cụ, đồng thời lại tăng thêm độ "ảo tưởng" cho F1 nhà cụ nếu có. Việc này rất không tốt chút nào cả. Chính vì vậy mà đôi khi ngầm lại những bạn bè mình giỏi ở trường, ra đời lại chưa thấy giỏi.
Kê chuyện vui nhà em trước kia, anh trai em vốn học lực cũng khá (không giỏi) nhưng mẹ em cứ bắt thi vào đại học Y Hà Nội và muốn học Y. Những năm 1996 thì trường Y điểm cũng không khủng như hồi bắt đầu thi chung đại học như bây giờ. Đến khi thi xong ông ấy được có 9.75 điểm 3 môn
và trượt...Mẹ em vốn hay khoe con
nên thực sự không chấp nhận được sự thật, Ai hỏi cũng bảo cháu không đỗ, tiếc lắm thiếu có một nửa điểm (thực ra phải là một nửa tổng số điểm)...Việc này tình cờ một lần em dọn tủ mẹ em, em nhặt được thư báo điểm nên em biết. Từ đó mà em cũng chưa bao giờ góp ý được với mẹ em cả. Nhưng bài học em rút ra là không bao giờ em làm như vậy đối với con em, lúc nào cũng nhìn đúng sự việc, không khoe, thì không bao giờ phải lo khi đối diện với những tin không tốt.
Quên, nếu cụ muốn toà quyền thì cụ phải chăm sóc f1 của cụ, không thể để mặc cho ông bà và cuối tuần đón về được. Ông bà có thể khó với mình ngày xưa, nhưng lại rất dễ với các cháu nên chưa chắc đã tốt. Cụ suy nghĩ và quyết định thôi, rồi vẫn bình thường với ông bà, thăm hỏi bình thường. Đến một lúc rồi ông bà sẽ hiểu ra thôi. Không cần quá lo.