[Funland] F1 Q&A

ththang

Xe lăn
Biển số
OF-28482
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
10,919
Động cơ
575,146 Mã lực
Công thức 1 là gì?

Công thức 1 đơn thuần là một môn thể thao đua xe tốc độ được quản lý bởi tổ chức liên đoàn ô tô quốc tế (FIA), tổ chức này được thành lập rất lâu rồi 20/6/1904 và tổ chức này là cơ quan đại diện quản lý cho nhiều sự kiện đua xe ở các thể thức khác nhau. Giải đua xe công thức 1 đã diễn ra từ rất sớm sau chiến tranh thế giới thứ 2 đúng 1 năm, vào năm 1946.


Hiện nay, đua xe công thức 1 đã vượt ra ngoài lĩnh vực thể thao mà nó là một sự kiện văn hóa, một lễ hội văn hóa, thể thao mang tính giải trí của một thành phố lớn, một quốc gia và được rất đông người hâm mộ trên toàn thế giới theo dõi trực tiếp qua các kênh truyền hình, internet.


Nghĩ một cách thuần túy đối với những người chưa tham gia tìm hiểu đua xe công thức 1 thì một cuộc đua gồm 20 xe chạy rồng rắn quanh 1 trường đua trong khoảng 2 giờ, ai nhanh thì về đích trước. Tuy nhiên, khi tiếp cận và tìm hiểu sự thay đổi và phát triển theo suốt chiều dài lịch sử của môn thể thao tốc độ này mới thấy 1 chiếc xe đua cũng chỉ là tập hợp của các bộ phận: động cơ đốt trong, bọ truyền lực, hệ thống treo, hệ thống giảm sóc, bánh xe và phanh. Tuy nhiên tất cả các bộ phận này đều là tập hợp của tất cả công nghệ tiên tiến nhất của ngành ô tô, cơ khí chế tạo máy được tối ưu với mục đích cao nhất là tốc độ. Tốc độ lớn nhất được FIA công nhận là 372,6km/h vào năm 2005 đó là khoảng thời gian hoàng kim của động cơ V10 3.0L công suất gần 1.000 mã lực, hiện tại động cơ sử dụng từ năm 2014 cho đến nay là năm 2019 là động cơ V6 1.6L turbo nhưng cũng có thể tạo ra công suất rất lớn khoảng gần 1.000 mã lực. Vì tính cạnh tranh trong công thức 1 rất cao nên những cấu tạo chi tiết các bộ phận của xe luôn là những bí mật được giấu kín.

OFnews có một bài báo khám phá cấu tạo 1 chiếc xe đua F1 2018 ở link dưới.

https://news.otofun.net/kham-pha-cau-tao-xe-dua-f1-2018-15944.html

Bên cạnh các thiết bị công nghệ tiên tiến trên xe F1, các tay đua xe F1 cũng là 1 phần của quan trọng của môn thể thao này với nghệ thuật điều khiển xe ở tốc độ cao, cách quản lý phanh, lốp và nhiên liệu làm sao tối ưu nhất. Ví dụ điểm phanh ở một góc cua về lý thuyết sẽ là 1 điểm cố định. Tuy nhiên thực tế các tay đua họ xác định các điểm phanh sẽ thay đổi liên tục vì phụ thuộc vào trọng lượng xăng trong xe thay đổi và lốp xe hao mòn như thế nào.


Một mùa giải công thức 1 trong 1 năm thường diễn ra khoảng 21 chặng đua khác nhau trên toàn thế giới thường bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào đầu tháng 12 hàng năm. Trong 21 chặng đua (năm 2019) có 1 chặng ở Châu Úc, 5 chặng ở Châu Á, 11 chặng ở Châu Âu, 4 chặng ở Châu Mỹ. Có 10 đội tham gia thi đấu, mỗi đội sẽ thi đấu với hai tay đua để tranh chức vô địch cá nhân (WDC-World Champion Drivers) và vô địch đồng đội (WCC-World Champion Constructor) tính cho cả mùa giải. Tại mỗi chặng đua 10 tay đua kết thúc chặng đua đầu tiên sẽ giành điểm theo thứ tự: 25, 18, 15, 12, 10, 8, 6, 4, 2, 1. Cuối mùa giải tay đua nào có điểm xếp hạng cao nhất sẽ giành chức vô địch WDC.


#F1vietnam
#VietnamGP
#F1vietnam2020
 

ththang

Xe lăn
Biển số
OF-28482
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
10,919
Động cơ
575,146 Mã lực
Các tay đua vào pitlane để làm gì?

Trong một cuộc đua trước năm 2010, một chiếc xe để chạy hết 1 chặng đua có tổng chiều dài khoảng 305-310km trong khi bình xăng không cần phải quá lớn để chứa hết nhiên liệu, nếu chứa hết nhiên liệu thì xe sẽ nặng hơn, chạy chậm hơn do đó các đội tự phải tính toán và cân đối lượng nhiên liệu trong xe khi xuất phát. Như vậy trong khi đua các xe phải vào pit để tiếp nhiên liệu và thay lốp theo chiến thuật của mỗi đội đua. Việc tiếp nhiên liệu đã gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười khi mất an toàn (cháy, kéo cả ống tiếp nhiên liệu, …) mỗi khi xe dừng tại pit stop các cụ có thể search trên youtube điển hình là tình huống của Massa chặng Singapore năm 2008 khi kéo cả ống tiếp nhiên liệu chạy luôn khi chưa hoàn thành việc tiếp nhiên liệu.



Việc phải vào pit để tiếp nhiên liệu và thay lốp sẽ dẫn đến rất nhiều tính toán về chiến thuật trong 1 chặng đua khi sử dụng mức nhiên liệu hợp lý, loại lốp khiến chiếc xe hoạt động hiệu quả, đồng thời làm cho các chặng đua thực sự hấp dẫn. Đồng thời nhiên liệu không bị khống chế nên các tay đua thoải mái push hết ga làm cho tốc độ và tính cạnh tranh của chặng đua sẽ hấp dẫn hơn.

Sau năm 2010, thì việc tiếp nhiên liệu đã bị cấm để đảm bảo an toàn. Như vậy các xe từ lúc xuất phát đến khi về đích phải mang 1 lượng nhiên liệu đủ chạy khoảng 305-310km. Các xe chỉ vào pit để thay lốp, FIA quy định mỗi chặng đua các tay đua bắt buộc phải sử dụng 2 loại lốp khác nhau trong 1 chặng đua, do đó các tay đua phải vào pit thay lốp ít nhất 1 lần. Đồng thời FIA ấn định lượng nhiên liệu trong mỗi xe chỉ có 105kg năm 2018 và 110kg năm 2019 do đó trong khi đua các tay đua phải kiểm soát lượng nhiên liệu và đương nhiên họ thường xuyên không chạy hết tốc độ. Các tay đua chỉ chạy hết tốc độ khi chạy trong đua phân hạng (Qualifying) do đó nhìn kết quả Pole với Fastest trong khi đua thường chênh nhau khoảng 3-4s.

Hình ảnh các tay đua vào pit thay lốp phải sử dụng đến 23 người. Thời gian nhanh nhất thay lốp năm 2018 là 2,15s





#F1vietnam
#VietnameseGP
#F1vietnam2020
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,956 Mã lực
Công thức 1 là gì?

Công thức 1 đơn thuần là một môn thể thao đua xe tốc độ được quản lý bởi tổ chức liên đoàn ô tô quốc tế (FIA), tổ chức này được thành lập rất lâu rồi 20/6/1904 và tổ chức này là cơ quan đại diện quản lý cho nhiều sự kiện đua xe ở các thể thức khác nhau. Giải đua xe công thức 1 đã diễn ra từ rất sớm sau chiến tranh thế giới thứ 2 đúng 1 năm, vào năm 1946.


Hiện nay, đua xe công thức 1 đã vượt ra ngoài lĩnh vực thể thao mà nó là một sự kiện văn hóa, một lễ hội văn hóa, thể thao mang tính giải trí của một thành phố lớn, một quốc gia và được rất đông người hâm mộ trên toàn thế giới theo dõi trực tiếp qua các kênh truyền hình, internet.


Nghĩ một cách thuần túy đối với những người chưa tham gia tìm hiểu đua xe công thức 1 thì một cuộc đua gồm 20 xe chạy rồng rắn quanh 1 trường đua trong khoảng 2 giờ, ai nhanh thì về đích trước. Tuy nhiên, khi tiếp cận và tìm hiểu sự thay đổi và phát triển theo suốt chiều dài lịch sử của môn thể thao tốc độ này mới thấy 1 chiếc xe đua cũng chỉ là tập hợp của các bộ phận: động cơ đốt trong, bọ truyền lực, hệ thống treo, hệ thống giảm sóc, bánh xe và phanh. Tuy nhiên tất cả các bộ phận này đều là tập hợp của tất cả công nghệ tiên tiến nhất của ngành ô tô, cơ khí chế tạo máy được tối ưu với mục đích cao nhất là tốc độ. Tốc độ lớn nhất được FIA công nhận là 372,6km/h vào năm 2005 đó là khoảng thời gian hoàng kim của động cơ V10 3.0L công suất gần 1.000 mã lực, hiện tại động cơ sử dụng từ năm 2014 cho đến nay là năm 2019 là động cơ V6 1.6L turbo nhưng cũng có thể tạo ra công suất rất lớn khoảng gần 1.000 mã lực. Vì tính cạnh tranh trong công thức 1 rất cao nên những cấu tạo chi tiết các bộ phận của xe luôn là những bí mật được giấu kín.

OFnews có một bài báo khám phá cấu tạo 1 chiếc xe đua F1 2018 ở link dưới.

https://news.otofun.net/kham-pha-cau-tao-xe-dua-f1-2018-15944.html

Bên cạnh các thiết bị công nghệ tiên tiến trên xe F1, các tay đua xe F1 cũng là 1 phần của quan trọng của môn thể thao này với nghệ thuật điều khiển xe ở tốc độ cao, cách quản lý phanh, lốp và nhiên liệu làm sao tối ưu nhất. Ví dụ điểm phanh ở một góc cua về lý thuyết sẽ là 1 điểm cố định. Tuy nhiên thực tế các tay đua họ xác định các điểm phanh sẽ thay đổi liên tục vì phụ thuộc vào trọng lượng xăng trong xe thay đổi và lốp xe hao mòn như thế nào.


Một mùa giải công thức 1 trong 1 năm thường diễn ra khoảng 21 chặng đua khác nhau trên toàn thế giới thường bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào đầu tháng 12 hàng năm. Trong 21 chặng đua (năm 2019) có 1 chặng ở Châu Úc, 5 chặng ở Châu Á, 11 chặng ở Châu Âu, 4 chặng ở Châu Mỹ. Có 10 đội tham gia thi đấu, mỗi đội sẽ thi đấu với hai tay đua để tranh chức vô địch cá nhân (WDC-World Champion Drivers) và vô địch đồng đội (WCC-World Champion Constructor) tính cho cả mùa giải. Tại mỗi chặng đua 10 tay đua kết thúc chặng đua đầu tiên sẽ giành điểm theo thứ tự: 25, 18, 15, 12, 10, 8, 6, 4, 2, 1. Cuối mùa giải tay đua nào có điểm xếp hạng cao nhất sẽ giành chức vô địch WDC.


#F1vietnam
#VietnamGP
#F1vietnam2020
Mời diệu bác mà máy không cho.
Bài viết tổng quát, rõ ràng và cung cấp những thông tin cơ bản nhất.

Còn chi tiết hơn thì cần độ vài chục thread.
Xin phép bổ sung về cách tính điểm WDC:
Pilot được xếp hạng theo các tiêu chí:
- Điểm số (tất nhiên).
- Số lần thắng chặng.
- Số lần về Nhì - Ba - Tư ....
 

ththang

Xe lăn
Biển số
OF-28482
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
10,919
Động cơ
575,146 Mã lực
Mời diệu bác mà máy không cho.
Bài viết tổng quát, rõ ràng và cung cấp những thông tin cơ bản nhất.

Còn chi tiết hơn thì cần độ vài chục thread.
Xin phép bổ sung về cách tính điểm WDC:
Pilot được xếp hạng theo các tiêu chí:
- Điểm số (tất nhiên).
- Số lần thắng chặng.
- Số lần về Nhì - Ba - Tư ....
E cám ơn cụ. Thực ra ngóc ngách của F1 thì nhiều vấn đề, mời các cụ bổ sung tiếp.

kebab cụ có thể viết một bài tổng quát về động cơ 1.6L turbo hiện tại và hộp số liền mạch được không ah?
 

cairong_2011

Xe container
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
9,144
Động cơ
481,018 Mã lực
Cụ có thể phân tích thêm hộ em về chiến thuật vào pit và thay lốp của các đội, các hình thức phạt khi va chạm, xuất phát, vào pít ... ?
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,956 Mã lực
Cụ có thể phân tích thêm hộ em về chiến thuật vào pit và thay lốp của các đội, các hình thức phạt khi va chạm, xuất phát, vào pít ... ?
Giời ạ, cái này có độ 30 biến số, bác tính làm sao.
Tôi đánh giá cá nhân với trường hợp khá dễ: P1.
Giả định vô pit hết 30sec.
Khi ai đó đang P1, họ cố gắng vô Pit sau cùng - nếu có thể, chí ít là sau các đối thủ chính.
Như thế, khi họ vô pit, về lý thuyết họ hơn đối thủ 30sec ++, và họ sẽ rời Pit vào đường trống và trước đối thủ.
Thế nhưng nếu không thể làm vậy, thì khá phức tạp:
Họ phải tính toán thời điểm vô Pit sao cho lúc ra, họ không bị các xe khác, đặc biệt là đối thủ chính, chặn trước mặt.
Và việc này rất khó.

Vì thế, để an toàn, họ thường vô pit ngay khi đối thủ chính cũng vừa vô pit, tránh được 1 undercut từ đối thủ này.
Dù sao, cách này cũng khá thụ động, và hay được áp dụng với xe đi trước.


Btw, gửi bác cái link chính thống của F1: https://www.formula1.com/en/championship/inside-f1/understanding-f1-racing.html
 

cairong_2011

Xe container
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
9,144
Động cơ
481,018 Mã lực
Giời ạ, cái này có độ 30 biến số, bác tính làm sao.
Tôi đánh giá cá nhân với trường hợp khá dễ: P1.
Giả định vô pit hết 30sec.
Khi ai đó đang P1, họ cố gắng vô Pit sau cùng - nếu có thể, chí ít là sau các đối thủ chính.
Như thế, khi họ vô pit, về lý thuyết họ hơn đối thủ 30sec ++, và họ sẽ rời Pit vào đường trống và trước đối thủ.
Thế nhưng nếu không thể làm vậy, thì khá phức tạp:
Họ phải tính toán thời điểm vô Pit sao cho lúc ra, họ không bị các xe khác, đặc biệt là đối thủ chính, chặn trước mặt.
Và việc này rất khó.

Vì thế, để an toàn, họ thường vô pit ngay khi đối thủ chính cũng vừa vô pit, tránh được 1 undercut từ đối thủ này.
Dù sao, cách này cũng khá thụ động, và hay được áp dụng với xe đi trước.


Btw, gửi bác cái link chính thống của F1: https://www.formula1.com/en/championship/inside-f1/understanding-f1-racing.html
Em hỏi về chiến thuật hay nguyên tắc chung thôi.
 

ththang

Xe lăn
Biển số
OF-28482
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
10,919
Động cơ
575,146 Mã lực
Giời ạ, cái này có độ 30 biến số, bác tính làm sao.
Tôi đánh giá cá nhân với trường hợp khá dễ: P1.
Giả định vô pit hết 30sec.
Khi ai đó đang P1, họ cố gắng vô Pit sau cùng - nếu có thể, chí ít là sau các đối thủ chính.
Như thế, khi họ vô pit, về lý thuyết họ hơn đối thủ 30sec ++, và họ sẽ rời Pit vào đường trống và trước đối thủ.
Thế nhưng nếu không thể làm vậy, thì khá phức tạp:
Họ phải tính toán thời điểm vô Pit sao cho lúc ra, họ không bị các xe khác, đặc biệt là đối thủ chính, chặn trước mặt.
Và việc này rất khó.

Vì thế, để an toàn, họ thường vô pit ngay khi đối thủ chính cũng vừa vô pit, tránh được 1 undercut từ đối thủ này.
Dù sao, cách này cũng khá thụ động, và hay được áp dụng với xe đi trước.


Btw, gửi bác cái link chính thống của F1: https://www.formula1.com/en/championship/inside-f1/understanding-f1-racing.html
Cám ơn cụ rất nhiều.
 
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,667
Động cơ
645,432 Mã lực
Giời ạ, cái này có độ 30 biến số, bác tính làm sao.
Tôi đánh giá cá nhân với trường hợp khá dễ: P1.
Giả định vô pit hết 30sec.
Khi ai đó đang P1, họ cố gắng vô Pit sau cùng - nếu có thể, chí ít là sau các đối thủ chính.
Như thế, khi họ vô pit, về lý thuyết họ hơn đối thủ 30sec ++, và họ sẽ rời Pit vào đường trống và trước đối thủ.
Thế nhưng nếu không thể làm vậy, thì khá phức tạp:
Họ phải tính toán thời điểm vô Pit sao cho lúc ra, họ không bị các xe khác, đặc biệt là đối thủ chính, chặn trước mặt.
Và việc này rất khó.

Vì thế, để an toàn, họ thường vô pit ngay khi đối thủ chính cũng vừa vô pit, tránh được 1 undercut từ đối thủ này.
Dù sao, cách này cũng khá thụ động, và hay được áp dụng với xe đi trước.


Btw, gửi bác cái link chính thống của F1: https://www.formula1.com/en/championship/inside-f1/understanding-f1-racing.html
cái này em cũng ko tìm hiểu kỹ, em chỉ thấy đội nào thay lốp nhanh là em khoái . Quá hay cụ ạ, thanks cụ
 

j23

Xe container
Biển số
OF-471375
Ngày cấp bằng
18/11/16
Số km
6,293
Động cơ
4,658 Mã lực
cái này em cũng ko tìm hiểu kỹ, em chỉ thấy đội nào thay lốp nhanh là em khoái . Quá hay cụ ạ, thanks cụ
Để em lục lại mấy cái Group chuyên về F1 của Đức và Anh, thông tin vô vàn luôn nhưng cực kì thực tế và giải đáp tranh cãi cho bọn Tây, rất hay :D
 

ththang

Xe lăn
Biển số
OF-28482
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
10,919
Động cơ
575,146 Mã lực
Cụ có thể phân tích thêm hộ em về chiến thuật vào pit và thay lốp của các đội, các hình thức phạt khi va chạm, xuất phát, vào pít ... ?
Em bổ sung thêm về phần vào pit thay lốp của các team thế này cụ ah (em lấy ví dụ của Ferrari). Về chiến thuật cụ VW Golf đã post ở trên rồi.

Một đội đua xe F1 chiến thắng một chặng đua không chỉ cần lái xe giỏi, một chiếc xe nhanh mà cần một team đưa ra được một chiến thuật đua hợp lý. Chiến thuật pitstop với thời gian nhanh nhất là chìa khóa để thành công trong cuộc đua, để rút ngắn được thời gian hàng năm họ phải mất nhiều thời gian luyện tập. Chiến thuật này được điều chỉnh và thực hiện khác nhau ở mỗi chặng đua khác nhau.

Kết quả của chiến thuật pitstop là quyết định khi nào là thời điểm thích hợp phải vào pitstop, nên sử dụng loại lốp nào và nắm bắt dự đoán được chiến thuật của đối phương. Do đó kế hoạch của chiến thuật pitstop phải hết sức linh hoạt trong quá trình đua vì có nhiều tình huống xảy ra ngoài dự tính ban đầu. Bình thường mỗi chặng đua đội đua sẽ thu thập và sử dụng dữ liệu pitstop qua các năm với các điều kiện thời tiết khác nhau cùng đánh giá mức hao mòn lốp để đưa ra chiến thuật tối ưu nhất.

Hiện nay mỗi lần các xe vào pitstop thì đội ngũ pitcrew sẽ thực hiện các thao tác: như ảnh ví dụ của Ferrari đội pitcrew gồm 20 người (1 quá trình thế này mất khoảng 2-3s, có thể nói là rất nhanh)



- nâng xe trước và sau: 1 và 11, 10 dự phòng

- người cầm súng nén khí tháo lốp và lắp lốp: 3, 7, 14, 19

- người bê lốp cũ ra: 2, 8, 13, 18

- người lắp lốp mới: 4, 6, 16, 20

- người điều chỉnh cánh gió trước: 9, 12

- người điều chỉnh cân bằng: 5, 17 và lau gương soi phía sau va lau kính của lái xe

- người chỉ huy: 15 chị trách nhiệm giám sát toàn bộ quy trình và thông báo cho lái xe biết khi nào xe được đi.

- Lái xe: 21


 

bopbi 2.6

Xe tải
Biển số
OF-369029
Ngày cấp bằng
2/6/15
Số km
481
Động cơ
685,602 Mã lực
Cụ có thể phân tích thêm hộ em về chiến thuật vào pit và thay lốp của các đội, các hình thức phạt khi va chạm, xuất phát, vào pít ... ?
Giời ạ, cái này có độ 30 biến số, bác tính làm sao.
Tôi đánh giá cá nhân với trường hợp khá dễ: P1.
Giả định vô pit hết 30sec.
Khi ai đó đang P1, họ cố gắng vô Pit sau cùng - nếu có thể, chí ít là sau các đối thủ chính.
Như thế, khi họ vô pit, về lý thuyết họ hơn đối thủ 30sec ++, và họ sẽ rời Pit vào đường trống và trước đối thủ.
Thế nhưng nếu không thể làm vậy, thì khá phức tạp:
Họ phải tính toán thời điểm vô Pit sao cho lúc ra, họ không bị các xe khác, đặc biệt là đối thủ chính, chặn trước mặt.
Và việc này rất khó.

Vì thế, để an toàn, họ thường vô pit ngay khi đối thủ chính cũng vừa vô pit, tránh được 1 undercut từ đối thủ này.
Dù sao, cách này cũng khá thụ động, và hay được áp dụng với xe đi trước.


Btw, gửi bác cái link chính thống của F1: https://www.formula1.com/en/championship/inside-f1/understanding-f1-racing.html
Theo em quan trọng nhất của việc tính toán vào pit là làm sao sau khi tay đua ra pit không dính trafic ạ. Đặc biệt tay đua top đầu ra pit mà dính vào đám lâu nhâu phía sau thì vỡ mồm :D
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,956 Mã lực
Theo em quan trọng nhất của việc tính toán vào pit là làm sao sau khi tay đua ra pit không dính trafic ạ. Đặc biệt tay đua top đầu ra pit mà dính vào đám lâu nhâu phía sau thì vỡ mồm :D
Thì quan trọng nhất là như vậy, nhưng họ quan tâm nhiều hơn đến Đối thủ bác ạ: Thường là Đối thủ làm gì thì họ phản ứng như vậy.
Chú Vettel vô địch lần đầu nhờ vậy: Mọi đối thủ dồn mắt vào Mark Webber, nên Vettel thoát và dẫn đầu sau Race cuối cùng của mùa giải.

Còn khi bác định pit 2 lần, ví dụ thế, nhưng 1 ông Leclerc nào đó quyết định chỉ pit 1 lần, như thế kiểu gì bác cũng xếp sau tay này khi exit lần 01.
Tuy nhiên, "đám lâu nhâu phía sau" dễ bị vượt hơn, vì lốp lúc đó đã kém hơn và bản thân xe của họ yếu hơn, nên tốp đầu hay chấp nhận.
 

hailuatn

Xe container
Biển số
OF-13656
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
8,044
Động cơ
574,131 Mã lực
Thì quan trọng nhất là như vậy, nhưng họ quan tâm nhiều hơn đến Đối thủ bác ạ: Thường là Đối thủ làm gì thì họ phản ứng như vậy.
Chú Vettel vô địch lần đầu nhờ vậy: Mọi đối thủ dồn mắt vào Mark Webber, nên Vettel thoát và dẫn đầu sau Race cuối cùng của mùa giải.

Còn khi bác định pit 2 lần, ví dụ thế, nhưng 1 ông Leclerc nào đó quyết định chỉ pit 1 lần, như thế kiểu gì bác cũng xếp sau tay này khi exit lần 01.
Tuy nhiên, "đám lâu nhâu phía sau" dễ bị vượt hơn, vì lốp lúc đó đã kém hơn và bản thân xe của họ yếu hơn, nên tốp đầu hay chấp nhận.
F1 em thấy có phần chạy tính giờ để xác định vị trí xuất phát cũng khác gì đua thật đâu nhỉ. Ai xuất phát đầu thì phải cầm chắc đến 80% cơ hội chiến thắng.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,956 Mã lực
F1 em thấy có phần chạy tính giờ để xác định vị trí xuất phát cũng khác gì đua thật đâu nhỉ. Ai xuất phát đầu thì phải cầm chắc đến 80% cơ hội chiến thắng.
Bây giờ thôi.
Trước kia, do có đổ xăng nữa => có ông xuất phát sau và đổ nhiều xăng => chạy chậm nhưng vô pit ít hơn.
Hoặc ngược lại.

Còn bây giờ, phần lớn là Ai xuất phát tốt hơn thì thắng.
 

ththang

Xe lăn
Biển số
OF-28482
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
10,919
Động cơ
575,146 Mã lực
Tại sao trước khi đua lúc chạy warm-up và chạy sau xe SC các tay đua lại lái xe zig zag làm gì?

Lốp xe của xe đua F1 thường hoạt động tốt nhất (đạt tốc độ nhanh nhất và bám đường) ở dải nhiệt độ từ 85 - 145 độ, do đó các tay đua thường chạy zig zag để làm nóng lốp xe.

Mặt khác các lốp xe F1 thường bơm khí nitơ nên khi lốp nóng lên, lốp sẽ nhẹ hơn và sẽ chạy nhanh hơn.


#F1vietnam
#VietnameseGP
#F1vietnam2020
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top