[Funland] F1 đòi đi học thêm buổi tối!

5sang

Xe buýt
Biển số
OF-505088
Ngày cấp bằng
16/4/17
Số km
606
Động cơ
187,830 Mã lực
Cái đó thì em hiểu và cả xã hội đều hiểu, bản chất ngành giáo dục cũng đang thay đổi dần theo cách ấy. Tuy nhiên thể chế ở ta còn nhiều ràng buộc không thể một sớm một chiều được. Để vào được một ngôi trường có tiếng đều phải dự thi và tất cả cơ hội về cơ bản là ngang nhau, nếu không cố lên một ít (bằng nhiều phương pháp trong đó có đi học thêm) thì con cụ làm cách nào để vượt được nhiều bạn có cùng tư chất. Đó là chưa kể đến sự mất cân đối vùng miền (diện ưu tiên) cũng như truyền thống văn hoá địa phương. Con em đang học lớp 9 với mục tiêu thi AMS và KHTN môn Lý, chẳng có nhẽ cụ khuyên em cho nó tự học chăng?
Theo như cụ nói thì em đoán con cụ có khả năng học môn tự nhiên, và cụ hướng cháu vào hướng ngành tự nhiên. Em cũng vậy, F1 em có khả năng ngoại ngữ và vẽ vời nên em cũng hướng cháu theo 2 con đường đó. Còn chuyện ở trên lớp thì F1 em đâu có đến nỗi đần độn mà không qua được lớp, em đồng ý cho cháu HS tiên tiến hoặc trung bình cũng được, miễn sao những thứ cháu giỏi cháu phải đạt điểm cao. Sau này các cụ hướng con vào KTQD, HVTC thì em hướng con vào Mỹ Thuật Yết Kiêu. Vợ em là SV thủ khoa của MTYK và được đề nghị ở lại làm giảng viên, mà vợ em đến giờ vẫn chưa thuộc bảng cửu chương :D, nhưng lại vẽ rất giỏi. Cuối cùng mục đích của việc học hành cũng chỉ mong cháu nó kiếm ra tiền và tự nuôi sống bản thân. Nên việc phát triển thứ các cháu giỏi nhất đến mức độ nhuần nhuyễn nhất là quan trọng nhất với em cũng vì lẽ này, cũng như việc cho F1 của cụ nhuần nhuyễn trng việc học các môn KHTN :D
 

Au79 Dragon

Xe container
Biển số
OF-445989
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
5,459
Động cơ
252,001 Mã lực
Nói thế nào cụ hiểu nhỉ? Tất nhiên đó là ví dụ nhưng cái kết luận ko cần học thêm là một quá trình theo dõi toàn bộ chương trình và thời gian học cũng như phương pháp dạy và kiến thức dạy trong các buổi học thêm cụ ạ.Mà viết cả thì quá dài nên tôi đưa vài ví dụ(lại ví dụ!):
-Học toán: chưa bao giờ tôi thấy các cô đưa ra bản chất các phép toán mà chỉ đưa cách giải, học sinh ghi nhớ nhưng nếu thay đổi dạng bài sẽ ko tư duy được.
- Học văn: cô đưa các bài văn mẫu (hoặc cô làm hoặc trên mạng) cho học sinh chép rồi sau đó kt 15p hoặc 1 tiết - Thậm chí bên tuyển văn, 15 ngày trước khi thi còn chép 7 bài văn mẫu về học thuộc!) .( Cấp 3 ko bị trường hợp này)
Tôi nắm được vì sau một ngày học con tôi bữa ăn tối kể tỷ mỷ nội dung học cũng như những thắc mắc của nó và các giải đáp của cô (coi như một lần ôn kiến thức và còn hơn thế)
Học thêm tập trung thì chuyện đó em cho là hết sức bình thường, ở một lớp mà mấy chục đứa thì thầy có giỏi mấy cũng khó lòng mà tỉ mỉ được. Những gia đình có điều kiện thường thuê riêng thầy giỏi dạy tầm 2-3 đứa, tuy nhiên học phí rất cao, cỡ học sinh chuyên toán như cháu nhà cụ thầy giảng 1 nó đã hiểu 10 rồi, chưa kể là bắt lỗi được cả thầy. Ngoài ra, không phải chỉ mình cụ biết việc học thêm tổ chức như vậy nhưng tại sao mọi người vẫn phải cho con đi học không phải vì sợ trù dập, với em thì ít ra nó cũng bổ sung được kiến thức vào đầu, không nhiều đứa trẻ có khả năng tự học cũng như không phải cha mẹ nào cũng có thời gian và khả năng kèm cặp và dạy dỗ chúng.
 

keeponlylove

Xe điện
Biển số
OF-308533
Ngày cấp bằng
19/2/14
Số km
4,445
Động cơ
311,132 Mã lực
Cảm ơn cccm đã cùng chia sẻ.Đây là cháu thứ 2,cháu thứ 1 năm nay vào 12 nên tôi cũng nhiều kinh nghiệm,vui buồn có cả...
Thứ nhất, tôi ko ở HN mà ở một huyện miền núi nên ko có lựa chọn nào ngoài lớp mà con sẽ phải học!

Không đi học thêm là là một cuộc chiến gian khổ giữa gia đình, F1 và cô giáo.Con nhỏ sẽ bị chê mắng, sẽ bị những nhận xét vô lý, những điểm số bất ngờ (con lớn có số điểm 0 toán nhiều hơn điểm 10 vì cô kiểm tra bài cô dạy thêm hôm trước!).

Các thày cô tiểu học dạy thêm hầu như chỉ dạy toán, mà chương trình toán tiểu học của mình siêu khó và ...khá vô ích -điều này các thày cô dạy toán cấp 3 vẫn nhận xét-(ngoại trừ một chút rèn tính kiên trì và tư duy). Một ví dụ: con lớn nhà tôi kỳ 1 lớp 5 làm các đề HSG toán QG Singapo chỉ dùng 50% thời gian với số điểm tuyệt đối, nó bảo quá dễ, ko bằng bài hàng ngày thày cho. Còn với Âu Mỹ thì các cụ tìm hiểu sẽ thấy, hầu hết toán lớp 9 có thể giao cho học sinh lớp 4 của mình!
Dù học thêm thì các cô cũng ko có đủ trình độ dạy hs phương pháp tư duy mà chỉ là nghe, đọc, chép nhiều đến nhớ => càng học thêm càng ỳ, các cháu học thêm nhiều càng ngày càng lệ thuộc đánh mất khả năng tư duy, điều này thể hiện rõ ở lớp của con lớn nhà tôi, cho đến cấp 3, cháu nhà tôi là đứa duy nhất ko học thêm (trừ học đội tuyển) nhưng lại là hs đứng đầu toàn khối trong tất cả các môn, kể cả TD hay GDCD!Hè vưa rồi lấy đề thi thử, cháu đạt trên 7,5 điểm các môn toán, sinh, anh, lý, hoá.Từ hè lớp 1,tôi mua toàn bộ sách gk năm sau cho cháu tự đọc trước,thông thường ở cấp 1 và 2 cháu mất khoảng 15 ngày là làm hầu hết bài tập trong SGK,trong năm học chỉ học nâng cao nên rất nhàn, cấp 3 thì khó, nó phải học thêm. Vì thế việc bắt học sinh cấp 1 đi học thêm là chuyện rất hài!
Công nhận chương trình dạy học của mình khá vô ích, ít môn mà thực tế sau sẽ áp dụng. Chả hiểu Bộ GD làm SGK kiểu gì.
 

Au79 Dragon

Xe container
Biển số
OF-445989
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
5,459
Động cơ
252,001 Mã lực
Theo như cụ nói thì em đoán con cụ có khả năng học môn tự nhiên, và cụ hướng cháu vào hướng ngành tự nhiên. Em cũng vậy, F1 em có khả năng ngoại ngữ và vẽ vời nên em cũng hướng cháu theo 2 con đường đó. Còn chuyện ở trên lớp thì F1 em đâu có đến nỗi đần độn mà không qua được lớp, em đồng ý cho cháu HS tiên tiến hoặc trung bình cũng được, miễn sao những thứ cháu giỏi cháu phải đạt điểm cao. Sau này các cụ hướng con vào KTQD, HVTC thì em hướng con vào Mỹ Thuật Yết Kiêu. Vợ em là SV thủ khoa của MTYK và được đề nghị ở lại làm giảng viên, mà vợ em đến giờ vẫn chưa thuộc bảng cửu chương :D, nhưng lại vẽ rất giỏi. Cuối cùng mục đích của việc học hành cũng chỉ mong cháu nó kiếm ra tiền và tự nuôi sống bản thân. Nên việc phát triển thứ các cháu giỏi nhất đến mức độ nhuần nhuyễn nhất là quan trọng nhất với em cũng vì lẽ này, cũng như việc cho F1 của cụ nhuần nhuyễn trng việc học các môn KHTN :D
Thank cụ! Em cũng dạy con như cách của cụ, bảo cháu thấy thích gì nhất, có khả năng nhất thì cứ thế mà làm, kinh tế cha mẹ đầu tư được nhưng đã đầu tư là phải có lãi, lãi ở đây chính là thành công của con. Gia đình của cụ thế là cơ bản rồi, các cháu đều có thuận lợi vì cha mẹ định hướng, dạy dỗ tốt thì em nghĩ không phải băn khoăn nhiều.
 

5sang

Xe buýt
Biển số
OF-505088
Ngày cấp bằng
16/4/17
Số km
606
Động cơ
187,830 Mã lực
Thank cụ! Em cũng dạy con như cách của cụ, bảo cháu thấy thích gì nhất, có khả năng nhất thì cứ thế mà làm, kinh tế cha mẹ đầu tư được nhưng đã đầu tư là phải có lãi, lãi ở đây chính là thành công của con. Gia đình của cụ thế là cơ bản rồi, các cháu đều có thuận lợi vì cha mẹ định hướng, dạy dỗ tốt thì em nghĩ không phải băn khoăn nhiều.
Vâng. Cũng chỉ vì quá khứ học thêm của em nó hơi bị bi đát nên vào đây bức xúc tí :D. Ý em không học thêm ở đây là không học thêm những môn vô ích với cháu thôi. Còn những thứ định hướng cho cháu vẫn phải học thêm. Chứ không phải môn nào cũng bắt học chỉ để chiều lòng thầy cô, theo đuổi thành tích và khoe khoang con mình có cái mác "học sinh giỏi".
 

Hummer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-330
Ngày cấp bằng
14/6/06
Số km
1,052
Động cơ
588,526 Mã lực
Vâng. Cũng chỉ vì quá khứ học thêm của em nó hơi bị bi đát nên vào đây bức xúc tí :D. Ý em không học thêm ở đây là không học thêm những môn vô ích với cháu thôi. Còn những thứ định hướng cho cháu vẫn phải học thêm. Chứ không phải môn nào cũng bắt học chỉ để chiều lòng thầy cô, theo đuổi thành tích và khoe khoang con mình có cái mác "học sinh giỏi".
Quan điểm của em cũng giống cụ. Tốt nhất là không học thêm.
 

RubynamitnA

Xe điện
Biển số
OF-84541
Ngày cấp bằng
8/2/11
Số km
4,255
Động cơ
444,621 Mã lực
Nơi ở
Scuderia Ferrari F1
Con cụ có năng khiếu và thông minh đấy cụ ạ.
 

nhabaxe

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-347964
Ngày cấp bằng
24/12/14
Số km
3,063
Động cơ
291,040 Mã lực
Chuẩn cụ, rất nhiều phụ huynh không biết cách dạy, đã làm con đi sai đường, đúng là giáo dục trong thời đại này phải thay đổi, phải có kỹ năng mềm, phải biết thích nghi, phải giỏi ngoại ngữ... nhưng trên thực tế, nhiều học sinh lớp 1 đọc chưa thông, viết chưa thạo ??? Vậy sang lớp 2 thì nó học thế nào ? Câu tiếng Việt chưa biết viết, không có cấu trúc gì cả, làm sao viết được câu Tiếng Anh ? Và khi nó thấy khó, thì rõ ràng nó phải thể hiện là nó thiên về cái nọ, cái kia, hoặc có vô vàn lý do, bố mẹ hiện đại thì lại bảo: ừ, cho nó phát triển theo cá nhân (vd thấy nó thích vẽ thế là động viên nó cứ vẽ thôi, không cần học cái khác lắm) -> như vậy nếu đấy không phải là cá nhân thực sự của nó, vài năm sau mới phát hiện ra nó vẽ chả ra cái gì cả, đến lúc đấy vẫn chưa đọc thông viết thạo, cũng chả biết tính toán gì, không theo được trình độ của một lớp phổ thông, không trường nào nhận... vậy tương lai chúng nó sẽ đi đến đâu ? Vì vậy các bố mẹ cũng nên cân nhắc kỹ khi nghĩ rằng mình đang làm điều tốt nhất cho con, hay là đang đưa con vào một con đường không lối thoát. Ngay như em, cho con học 1 trường quốc tế, em cũng thấy rằng nhiều cái mình nghĩ trước đó là sai lầm:
- Trường dạy nhẹ nhàng hơn: không hề, vì vẫn phải dạy Tiếng Việt, dạy Toán song song với dạy Tiếng Anh và vô số thứ linh tinh khác (mỹ thuật, âm nhạc, đời sống, thể dục....); và đa phần bố mẹ đều nghĩ rằng con học trường quốc tế, trả nhiều tiền rồi thì trường phải lo, nên các thầy cô cũng rất áp lực, nên cũng yêu cầu các con học khá nhiều, và phải cho thêm bài tập về nhà mới đảm bảo kiến thức Toán, Tiếng Việt.
- Chất lượng cao hơn: lại càng không, trẻ con ở đây đa phần toàn hoàng tử, công chúa, nhiều đứa rất khó bảo, học không tập trung, ra bài tập về nhà thì nó 1 là tự bỏ qua, 2 là bố mẹ cũng chẳng quan tâm (với lý thuyết là về nhà là không cần làm bài gì hết) -> đến cuối năm lớp 1 mới biết là đa số có trình độ toán, tiếng việt thua các trường công. Đến lúc đấy lại tặc lưỡi là: tại vì chúng nó học được nhiều kỹ năng mềm. Nhưng mềm đâu không biết :D vì nói thật đa số những đứa đấy cũng chỉ biết tự ăn, tự mặc, tự tắm, tự đi vệ sinh, chưa làm được gì cả (ngày xửa ngày xưa em chỉ học trường làng, tuổi đấy em đã biết đi câu cá, lội ao, đi bán ổi, nấu cơm bằng bếp củi, bếp trấu... rồi)
- Nhiều bố mẹ thấy thất vọng nhưng chẳng dám cho con chuyển trường vì bị tiêm vào đầu cái khái niệm: trẻ học trường tư ra không hoà nhập được với trường công, toàn vớ vẩn hết, toàn bài viết của hội trường tư nó thuê. Đúng là đi học ở những môi trường đấy trẻ nó bị bó buộc hơn, nhưng thực ra tính rèn luyện nó cũng cao hơn, chỉ đi mấy bữa là nó quen ngay thôi. Xưa lớp em là lớp chuyên toán, đến lớp 7 vẫn có 1 bạn sống và học ở nước ngoài chuyển về rồi xin vào học, chả làm sao cả, hoà nhập tốt. Thế nên đừng nghĩ là trẻ nó không hoà nhập nổi môi trường mới, mà chỉ là bố mẹ có tạo điều kiện cho nó hoà nhập hay không thôi.
- Quốc tế nhưng nó vào VN là cũng mục đích làm tiền cả thôi, trong chăn biết chăn có rận, đúng là chỉ phải đóng 1 lần thật, nhưng nó kê ra ty tỷ thứ: học phí, phí xây dựng trường, phí ghi danh, tiền học liệu, tiền tài khoản học Tiếng Anh, tiền đồng phục... mà so giá với bên ngoài chắc đắt gấp đôi là ít. Chưa kể việc đầy thứ cũng chả được như cam kết, chỉ hy vọng là tốt hơn bên ngoài 1 tý như ăn uống, vệ sinh, an toàn...
(các cụ đừng chửi sao em không chuyển con về trường công; không phải là vì các lý do trên, mà vì con nhà em nó hơi nhát và sợ giao tiếp, em lo sang trường công các cô thấy nó im im cứ tưởng nó hiểu hết nên bỏ qua :D, đành cắn răng cho học tiếp ở đây, thêm nữa ở đây cạnh nhà ông bà nội, chiều về em không phải lo đi đón con vì em chưa luyện cho nó dám tự đi xe bus được)
Cụ có cách nhìn, nhận rất chân thực.
 

VesGranT

Xe tải
Biển số
OF-86075
Ngày cấp bằng
21/2/11
Số km
390
Động cơ
411,870 Mã lực
Chuẩn cụ, rất nhiều phụ huynh không biết cách dạy, đã làm con đi sai đường, đúng là giáo dục trong thời đại này phải thay đổi, phải có kỹ năng mềm, phải biết thích nghi, phải giỏi ngoại ngữ... nhưng trên thực tế, nhiều học sinh lớp 1 đọc chưa thông, viết chưa thạo ??? Vậy sang lớp 2 thì nó học thế nào ? Câu tiếng Việt chưa biết viết, không có cấu trúc gì cả, làm sao viết được câu Tiếng Anh ? Và khi nó thấy khó, thì rõ ràng nó phải thể hiện là nó thiên về cái nọ, cái kia, hoặc có vô vàn lý do, bố mẹ hiện đại thì lại bảo: ừ, cho nó phát triển theo cá nhân (vd thấy nó thích vẽ thế là động viên nó cứ vẽ thôi, không cần học cái khác lắm) -> như vậy nếu đấy không phải là cá nhân thực sự của nó, vài năm sau mới phát hiện ra nó vẽ chả ra cái gì cả, đến lúc đấy vẫn chưa đọc thông viết thạo, cũng chả biết tính toán gì, không theo được trình độ của một lớp phổ thông, không trường nào nhận... vậy tương lai chúng nó sẽ đi đến đâu ? Vì vậy các bố mẹ cũng nên cân nhắc kỹ khi nghĩ rằng mình đang làm điều tốt nhất cho con, hay là đang đưa con vào một con đường không lối thoát. Ngay như em, cho con học 1 trường quốc tế, em cũng thấy rằng nhiều cái mình nghĩ trước đó là sai lầm:
- Trường dạy nhẹ nhàng hơn: không hề, vì vẫn phải dạy Tiếng Việt, dạy Toán song song với dạy Tiếng Anh và vô số thứ linh tinh khác (mỹ thuật, âm nhạc, đời sống, thể dục....); và đa phần bố mẹ đều nghĩ rằng con học trường quốc tế, trả nhiều tiền rồi thì trường phải lo, nên các thầy cô cũng rất áp lực, nên cũng yêu cầu các con học khá nhiều, và phải cho thêm bài tập về nhà mới đảm bảo kiến thức Toán, Tiếng Việt.
- Chất lượng cao hơn: lại càng không, trẻ con ở đây đa phần toàn hoàng tử, công chúa, nhiều đứa rất khó bảo, học không tập trung, ra bài tập về nhà thì nó 1 là tự bỏ qua, 2 là bố mẹ cũng chẳng quan tâm (với lý thuyết là về nhà là không cần làm bài gì hết) -> đến cuối năm lớp 1 mới biết là đa số có trình độ toán, tiếng việt thua các trường công. Đến lúc đấy lại tặc lưỡi là: tại vì chúng nó học được nhiều kỹ năng mềm. Nhưng mềm đâu không biết :D vì nói thật đa số những đứa đấy cũng chỉ biết tự ăn, tự mặc, tự tắm, tự đi vệ sinh, chưa làm được gì cả (ngày xửa ngày xưa em chỉ học trường làng, tuổi đấy em đã biết đi câu cá, lội ao, đi bán ổi, nấu cơm bằng bếp củi, bếp trấu... rồi)
- Nhiều bố mẹ thấy thất vọng nhưng chẳng dám cho con chuyển trường vì bị tiêm vào đầu cái khái niệm: trẻ học trường tư ra không hoà nhập được với trường công, toàn vớ vẩn hết, toàn bài viết của hội trường tư nó thuê. Đúng là đi học ở những môi trường đấy trẻ nó bị bó buộc hơn, nhưng thực ra tính rèn luyện nó cũng cao hơn, chỉ đi mấy bữa là nó quen ngay thôi. Xưa lớp em là lớp chuyên toán, đến lớp 7 vẫn có 1 bạn sống và học ở nước ngoài chuyển về rồi xin vào học, chả làm sao cả, hoà nhập tốt. Thế nên đừng nghĩ là trẻ nó không hoà nhập nổi môi trường mới, mà chỉ là bố mẹ có tạo điều kiện cho nó hoà nhập hay không thôi.
- Quốc tế nhưng nó vào VN là cũng mục đích làm tiền cả thôi, trong chăn biết chăn có rận, đúng là chỉ phải đóng 1 lần thật, nhưng nó kê ra ty tỷ thứ: học phí, phí xây dựng trường, phí ghi danh, tiền học liệu, tiền tài khoản học Tiếng Anh, tiền đồng phục... mà so giá với bên ngoài chắc đắt gấp đôi là ít. Chưa kể việc đầy thứ cũng chả được như cam kết, chỉ hy vọng là tốt hơn bên ngoài 1 tý như ăn uống, vệ sinh, an toàn...
(các cụ đừng chửi sao em không chuyển con về trường công; không phải là vì các lý do trên, mà vì con nhà em nó hơi nhát và sợ giao tiếp, em lo sang trường công các cô thấy nó im im cứ tưởng nó hiểu hết nên bỏ qua :D, đành cắn răng cho học tiếp ở đây, thêm nữa ở đây cạnh nhà ông bà nội, chiều về em không phải lo đi đón con vì em chưa luyện cho nó dám tự đi xe bus được)
Rất nhiều người có quan điểm học hành sai lầm như cụ.
Học trong trường thì phải nghiêm túc học đầy đủ các môn trong sgk, bắt đầu tập cho trẻ khả năng hấp thụ kiến thức trên lớp và khả năng tự học ở nhà.
Tiếng Anh cũng đơn thuần chỉ là 1 môn học, nhiều phụ huynh quá chú trọng môn này bắt con học thêm hàng chục năm mà kết quả chả dc bao nhiêu. Các ph đó k biết rằng khi cần, chỉ cần 1 năm học tập trung là các cháu có thể có đủ khả năng đi du học.
Còn chuyện kỹ năng mềm hay trải nghiệm là việc của gianđình chứ k phải việc của nhà trường, đừng lẫn lộn. Em vẫn dạy con bơi lội, thể thao, nấu ăn...và k bao giờ xác định những cái này học ở trường.
Em hoàn toàn đồng ý với 2 cụ. Vodka các cụ :)
 

ruby_eagle

Xe điện
Biển số
OF-66243
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
4,839
Động cơ
965,042 Mã lực
Nơi ở
Ở nơi đó..
Mẫu giáo mà học thêm cái gì?!!
F1 cụ học trg nào? Phán ánh ngay và luôn.
 

VesGranT

Xe tải
Biển số
OF-86075
Ngày cấp bằng
21/2/11
Số km
390
Động cơ
411,870 Mã lực
Theo như cụ nói thì em đoán con cụ có khả năng học môn tự nhiên, và cụ hướng cháu vào hướng ngành tự nhiên. Em cũng vậy, F1 em có khả năng ngoại ngữ và vẽ vời nên em cũng hướng cháu theo 2 con đường đó. Còn chuyện ở trên lớp thì F1 em đâu có đến nỗi đần độn mà không qua được lớp, em đồng ý cho cháu HS tiên tiến hoặc trung bình cũng được, miễn sao những thứ cháu giỏi cháu phải đạt điểm cao. Sau này các cụ hướng con vào KTQD, HVTC thì em hướng con vào Mỹ Thuật Yết Kiêu. Vợ em là SV thủ khoa của MTYK và được đề nghị ở lại làm giảng viên, mà vợ em đến giờ vẫn chưa thuộc bảng cửu chương :D, nhưng lại vẽ rất giỏi. Cuối cùng mục đích của việc học hành cũng chỉ mong cháu nó kiếm ra tiền và tự nuôi sống bản thân. Nên việc phát triển thứ các cháu giỏi nhất đến mức độ nhuần nhuyễn nhất là quan trọng nhất với em cũng vì lẽ này, cũng như việc cho F1 của cụ nhuần nhuyễn trng việc học các môn KHTN :D
vợ cụ thủ khoa đầu ra MTYK thì là hàng khủng đới, thời em MTYK là cái j đó vời vợi lắm :D
 

wild nature

Xe điện
Biển số
OF-448583
Ngày cấp bằng
26/8/16
Số km
2,594
Động cơ
228,105 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hôm nay, cháu đến lớp buổi đầu tiên(các bạn đã học một tuần), chính thức trở thành sinh viên năm thứ nhất trường Tiểu học. Đón cháu ở cổng trường, cháu lạnh lùng tuyên bố:" Tối con học thêm nhà cô giáo".
Về nhà tìm hiểu thêm thì ra cô lệnh cho cả lớp tối đến nhà cô để phát triển tài năng!
Cả nhà làm công tác tư tưởng suốt: Chỉ bạn học kém mới cần học, chứ con xấp xỉ thiên tài cứ ở nhà xem hoạt hình cho chóng lớn.Hiện cháu mới đồng ý ở nhà chứ mặt vẫn dài hơn bình thường!
Chị nó đến lớp 4 vẫn ko học thêm buổi nào,lớp 5 nhờ quen thân với cô giáo nên được vào đội tuyển toán và nó nhất tất cả các cuộc thi toán các cấp đã tham gia đến giờ, một phần có lẽ nó luôn tự học và có thời gian tự học chứ ko tối ngày nghe chép!
Sẽ là những năm tháng gian nan đối phó với cô giáo khi ko cho con đi học thêm đây, cụ mợ nào đồng cảm ko ạ.
Cụ khoe F1.1 khéo quá
 

keeponlylove

Xe điện
Biển số
OF-308533
Ngày cấp bằng
19/2/14
Số km
4,445
Động cơ
311,132 Mã lực
Mẫu giáo mà học thêm cái gì?!!
F1 cụ học trg nào? Phán ánh ngay và luôn.
Cô giáo mẫu giáo con e- cũng là e họ e đang bẩu cho con e học thêm để năm sau vào lớp 1 kìa: ko sau vào lớp 1 ko theo kịp các bạn, cô đánh đấy.
 

Natalie.P

Xe buýt
Biển số
OF-559147
Ngày cấp bằng
17/3/18
Số km
615
Động cơ
160,424 Mã lực
Thớt hay, em ủn lên
F1 nhà em đang học c1, ko học thêm.
Em hướng cháu tự học tốt ở nhà.
Mà em thấy các bài kiểm tra trong năm con luôn 9,5 và 10
Nhưng bài thi tối đa chỉ dc 9 (toán ạ. Vì có barem nhỏ dễ chấm)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top