[Funland] F1 cho học tiếng anh tầm tuổi nào là hợp lý

MrMilan

Xe container
Biển số
OF-101015
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
5,561
Động cơ
460,944 Mã lực
Đứa thứ nhất nhà em 5 tuổi hơn mới cho học tiếng Anh, nhưng em thấy vẫn muộn, có lẽ hơn 4 tuổi cho đi được rồi.
các cụ phải coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2, rất quan trọng đấy à, vì chúng ta dùng đến tiếng Anh hàng ngày/
 

VIKING_VT

Xe tăng
Biển số
OF-78716
Ngày cấp bằng
24/11/10
Số km
1,185
Động cơ
426,200 Mã lực
Học TA thì học càng sớm càng tốt ạ. 3 đến 4 tuổi là tốt nhất. Cụ cho cháu đi học ngay và luôn đi.
 

Tengo.Mit

Xe tăng
Biển số
OF-175875
Ngày cấp bằng
9/1/13
Số km
1,381
Động cơ
351,268 Mã lực
Nhờ các cụ mợ tư vấn giúp.....f1 nhà em sn 2009 năm nay lớp 2 cho học thêm tiếng anh được chưa ạ và học thì trung tâm nào ổn ở Cầu giấy.
Hơi muộn nhưng chưa phải quá muộn.

F1 nhà em tiếp xúc với T.A từ 6 tháng, đến giờ thì Anh - Việt như nhau. Em chả lo kém T.V vì mình ở trong môi trường này thì sẽ ko quên đc.
Cụ coi đấy là ngoại ngữ thì sẽ khó học, nhưng coi đấy là ngôn ngữ lại khác, dễ hơn rất nhiều.
 

Thd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-31747
Ngày cấp bằng
19/3/09
Số km
3,977
Động cơ
509,345 Mã lực
Từ 2,5 tuổi đến 5 tuổi là giai đoạn vàng của phát triển ngôn ngữ, cho trẻ học lúc này là tốt nhất nhưng phải đúng phương pháp để các cháu không bị loạn ngôn ngữ.
 

ZIL.135

Xe tăng
Biển số
OF-108749
Ngày cấp bằng
12/8/11
Số km
1,073
Động cơ
401,290 Mã lực
Nơi ở
Xưởng Bia
Nhờ các cụ mợ tư vấn giúp.....f1 nhà em sn 2009 năm nay lớp 2 cho học thêm tiếng anh được chưa ạ và học thì trung tâm nào ổn ở Cầu giấy.
Khả năng ngôn ngữ tùy từng trẻ cụ à, có những trẻ thể hiện khá sớm. Thường thì khi trẻ đã có lượng ngôn ngữ mẹ đẻ đủ giao tiếp, đủ khả năng lắng nghe và trả lời các câu hỏi thì mới nên cho trẻ học thêm ngoại ngữ, em nghĩ thế :)
 

Sweethome

Xe điện
Biển số
OF-322704
Ngày cấp bằng
7/6/14
Số km
2,764
Động cơ
307,333 Mã lực
Như này nhá, là nhà cháu thu lượm rồi nói lại chứ chả phát minh gì đâu:
1. Học càng sớm càng tốt. Học từ khi lọt lòng thì chả khác gì người Anh, người Mỹ.
2. Quan trọng của việc học là tạo ra môi trường thực hành nghe nói ngôn ngữ mà ở đây là tiếng Anh chứ không phải là đi học và học ở đâu. Nói tiếng Anh, dùng tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Nhà có bố hay mẹ nói được tiếng Anh thì cứ phân công một người chỉ nói tiếng Anh thử xem, hiệu quả không ngờ đấy.
3. Cần học nghe, nói và suy nghĩ theo cách thức người bản địa. Nghĩa là học với người nói tiếng Anh gốc. Nghĩa là, nếu học thì học ở trường có giáo viên mà tiếng mẹ đẻ của họ là tiếng Anh. Quan trọng là trẻ tập phản xạ với ngôn ngữ bản địa. Đừng quan trọng là biết nhiều hay ít.
4. Đừng quan trọng phát âm thế nào lắm. Trẻ con khi bé nói tiếng Việt ngọng líu lô có sao đâu. Rồi giọng bắc trung nam đã bao giờ giống nhau mà vẫn hiểu hết đấy thôi.
5. Không bao giờ là quá sớm và cũng chưa bao giờ là quá muộn. Hãy bắt đầu và thử học cùng chúng nó xem thê nào :D
6. Để ngon tiếng Anh thì ... chỉ cần cày 2 năm thôi. Bằng chứng là các cụ 7x về trước cày đi học nước ngoài đấy. Cơ mà chỉ cần bỏ một năm là quên sạch :))
 

thuyhuong1089

Xe hơi
Biển số
OF-397599
Ngày cấp bằng
20/12/15
Số km
177
Động cơ
233,980 Mã lực
Tiếng anh tốt nhất lúc trẻ bắt đầu biết nói! Giống như TV, bme hay bảo con gọi ba đi, đứa trẻ cũng chỉ biết nói ba chứ đâu biết ba là j và mặt chữ nthe nào đâu ạ! Kaka
Con e 5 tháng, ngày nào cũng nghe nhạc quốc tế với con mẹ nó suốt ngày bắn tiếng anh cho nghe =))
 

coxovo

Xe buýt
Biển số
OF-330964
Ngày cấp bằng
13/8/14
Số km
910
Động cơ
288,768 Mã lực
Nơi ở
Làng Lụa
F1 4t nhà em đi học tiếng anh nhưng chủ yếu đến chơi là chính. Cho cháu mạnh dạn hơn với người lạ, tự tin khi giao tiếp. Còn hỏi j quên nấy ý mà.
 

Octopus

Xe tải
Biển số
OF-126919
Ngày cấp bằng
7/1/12
Số km
347
Động cơ
379,443 Mã lực
Hôm qua em đọc được bài viết của tác giả Phùng Diệu Linh trong group Facebook Con tự học có quan điểm như sau:

Phần 1: GIAI ĐOẠN VÀNG HỌC TIẾNG ANH HAY SỰ LỪA PHỈNH?

p/s: tâm sự mang tính chất cá nhân không có nhu cầu tranh luận. Người viết chỉ nói về vấn đề cực đoan thái quá khi cho con học ngôn ngữ, không có ý phủ nhận việc tiếp xúc (nhấn mạnh là tiếp xúc) sớm với ngoại ngữ, bản thân con mình cũng được tiếp xúc sớm với tiếng Anh và giờ vẫn duy trì.
--------

Nhân tranh luận của các mẹ liên quan tới học tiếng Việt hay tiếng Anh trước, tắm tiếng Anh, tôi tò mò Search tiếng Việt trên google những cụm từ sau:
Giai đoạn vàng cho trẻ học tiếng Anh 1.020.000 kết quả (0,28 giây)
Giai đoạn vàng cho trẻ học tiếng Việt: 805.000 kết quả (0,48 giây) toàn bộ kết quả cho ra là học tiếng Anh
Độ phủ sóng của “học tiếng Anh” gần như tuyệt đối cho cả 2 cụm học tiếng Việt, và học tiếng Anh, cảm giác đầu tiên của tôi là: tiếng Việt đã bị thua ngay trên sân nhà, khán giả nhà đã cổ vũ nhiệt tình cho đội bạn, quay lưng hẳn với đội nhà.

Tôi lại ngồi search bằng tiếng Anh cụm từ: ‘Critical Age Period’ for learning English” với mong muốn được thấy nghiên cứu của các nước phát triển về việc học tiếng Anh sớm, về giai đoạn vàng….Thế nhưng kết quả thu được thì khá bất ngờ: ngoại trừ các nước thứ 3 đang phải cố gồng mình lên, bằng mọi cách để con em mình nói được tiếng Anh cho bằng bạn bè năm châu thì giáo dục của các nước tiên tiến chỉ nói tới “phát triển ngôn ngữ” nói chung chứ không tồn tại khái niệm “giai đoạn vàng”. Tôi chỉ muốn nói tới 2 từ, thứ nhất là “ngôn ngữ”, thứ hai là “giai đoạn vàng” mà chúng ta suốt ngày nghe thấy, nhìn thấy ở VN

Thứ nhất, về khái niệm “ngôn ngữ”: Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ em ở những năm đầu đời luôn được chú trọng, nhưng “ngôn ngữ” ở đây chính là tiếng mẹ đẻ. Tiếng mẹ đẻ có thể là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Trung và cả tiếng Việt của chúng ta. Đứa trẻ ở quốc gia nào thì cần được phát triển trước tiên ngôn ngữ thứ nhất của nó. Chúng ta đang bị truyền thông dẫn dụ bằng việc đánh tráo khái niệm, thay khái niệm “ngôn ngữ” bằng “tiếng Anh”. Có lẽ ở Mỹ, ở Anh, ở Pháp, ở Đức…hay các nước phát triển sẽ không có làn sóng hay các nghiên cứu, quảng cáo, rầm rộ kiểu: giai đoạn vàng phát triển tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức….(vốn là ngôn ngữ thứ 2 ở đó), cái này tôi chỉ suy nghĩ thế, không biết ai có nghiên cứu cụ thể không? Và vì thế tôi cảm thấy rằng hình như chúng ta đang bị lừa phỉnh.
Cái để phát triển tư duy cho trẻ là ngôn ngữ, nó có thể là bất cứ ngôn ngữ mẹ đẻ nào, là first language (ngôn ngữ thứ nhất) chứ nhất định không phải là second language (ngôn ngữ thứ hai). Phải chăng vì phụ huynh nhầm lẫn hay vì độ bóng bẩy của những lời chào mời từ những trung tâm, hay vì khao khát con được bơi ra biển lớn mà quên mất rằng phải có cái thứ nhất rồi mới tới được cái thứ hai? Thử tưởng tượng 10 năm nữa, trẻ con của chúng ta nói tiếng Anh như gió, nhưng chúng ta có thể mang tiếng Anh ra mà cạnh tranh với Anh, Pháp, Canada, Thái, Sing…không, hay để mà cạnh tranh vẫn cần phải là tư duy, là sự sáng tạo, là năng lực làm việc…Tiếng Anh nhất định chỉ là công cụ thôi, không thể là đích đến được.
Hiện nay nhiều gia đình Việt có xu hướng rèn con nói hoàn toàn tiếng Anh trong khi vẫn sống ở Việt Nam, trong gia đình, bố mẹ chỉ nói tiếng Anh với con. Thôi thì mỗi người một quan niệm giáo dục, chẳng thể nói là đúng là sai nhưng tôi vẫn cảm thấy nó không bình thường. Nếu như vẫn sống ở Việt Nam, tắm không khí Việt, văn hóa Việt, giao tiếp với bạn bè Việt, đi nhà hàng Việt, đi công viên Việt, ăn cơm Việt….sao phải đoạn tuyệt với tiếng Việt? Nếu phụ huynh tự tin mang cho con cả bầu khí quyển Anh, Mỹ, Úc…cả văn hóa, giáo dục, quan hệ, không gian…ngay trên nước mình thì may ra cách đoạn tuyệt ấy nó mới có chút bình thường. Muốn hạnh phúc trước hết phải bình thường đã nhỉ, chứ bất bình thường thì khó hạnh phúc lắm. Hay là mình lạc hậu, già cả, lú lẫn rồi chăng? Tiếng Việt từ con đẻ trở thành con nuôi tự dung thấy lo sợ, giống như xây nhà từ nóc vậy. Trường học quảng cáo chiêu sinh cũng phải nhấn mạnh 8-9 tiết tiếng Anh, giáo viên bản ngữ, khoa học bằng tiếng Anh, toán tiếng Anh…tịnh không thấy các chiến lược để phát triển tiếng mẹ đẻ.
Thứ hai, về khái niệm “giai đoạn vàng”. Phải khẳng định là chả có cái gì là giai đoạn vàng cả. Khái niệm này vốn xuất phát từ cụm Critical Period Hypothesis (CPH), nó chỉ là “giả thuyết” về giai đoạn quan trọng để trẻ phát triển ngôn ngữ (nhấn mạnh lại là ngôn ngữ chứ không phải tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai). Giả thuyết này được khởi xướng bởi 2 nhà thần kinh học Wilder Penfield và Lamar Roberts vào năm 1959 và được phổ biến bởi nhà ngôn ngữ học Eric H. Lenneberg vào năm 1967. Giả thuyết này những năm đầu tiên của cuộc đời là thời gian ngôn ngữ phát triển tốt nhất, sau thời gian này sự phát triển ngôn ngữ gặp nhiều khó khăn.
Hai trường hợp nổi tiếng nhất, mất hẳn ngôn ngữ do BỊ TÁCH BIỆT HẲN KHỎI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI trong giai đoạn đầu đời là Genie và đứa trẻ hoang dã Victor of Aveyron (search google 2 cái tên này là ra hàng km tài liệu), (sau này cũng xuất hiện nhiều đứa bé “người sói” vì một lí do nào đó được lớn lên hoang dã trong rừng). Những đứa trẻ này được phát hiện khi đã lớn 12-13 tuổi và các nhà nghiên cứu đã làm đủ cách nhưng chúng vẫn không thể nói, giao tiếp được bằng ngôn ngữ. Từ đó mà giả thuyết về giai đoạn quan trọng để phát triển ngôn ngữ ra đời. Thế nhưng nghiên cứu của nó lại là trên trường hợp trẻ bị tách biệt hoàn toàn với xã hội loài người dẫn tới mất ngôn ngữ và mất ngôn ngữ.
Giả thuyết này sau có mở rộng ra đối với trường hợp học ngôn ngữ thứ hai Second Language Acquisition (SLA), đại loại là người bắt đầu học ngôn ngữ thứ hai càng sớm thì càng nói trôi chảy và nhuần nhuyễn gần như ngôn ngữ thứ nhất- vẫn có ngôn ngữ thứ nhất để đối sánh. Tuy nhiên các nghiên cứu cũng cho rằng việc nắm bắt ngôn ngữ thứ hai tốt, không chỉ căn cứ vào một mình yếu tố độ tuổi mà cần có sự kết hợp của các yếu tố như ngôn ngữ, nhận thức, xã hội…
Ở khái niệm thứ hai này tôi cũng cảm thấy bị lừa phỉnh bởi các trung tâm ngoại ngữ, một lần nữa khái niệm bị đánh tráo. Nếu gọi đó là giai đoạn vàng thì phải là giai đoạn vàng cho phát triển ngôn ngữ thứ nhất, là tiếng mẹ đẻ, chứ không phải là ngôn ngữ thứ hai… Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ thông qua tiếng mẹ đẻ phải là con đường ngắn nhất, bớt chông gai nhất để phát triển tư duy chứ?
Phụ huynh chính là lớp người tạo nên xu hướng của giáo dục chứ không phải bộ giáo dục. Tiếng Việt bị ghẻ lạnh ngay từ phụ huynh nên trẻ con không thấy cần thiết phải học. Chỉ cần giỏi tiếng Anh thôi. Quan niệm này lượn qua mấy topic “tắm tiếng Anh” thì rõ lắm, nhiều người hồn nhiên tin rằng chỉ cần học tiếng Anh, học tiếng của thế giới văn minh là mình cũng văn minh như họ. Rồi tới lúc viết luận xin học bổng tự dưng thấy rằng, ôi thế giới ngoài kia đứa giỏi tiếng Anh bằng hoặc hơn mình nó ti tỉ tì ti, mình không có phông văn hóa, nền kiến thức, nét đặc sắc của bản thân thì tiếng Anh hay ho mấy cũng chả kiếm nổi suất du học đâu các chế ạ. Mà phông văn hóa, nền kiến thức, nét đặc sắc của bản thân người Việt hẳn phải được thẩm thấu từ tiếng Việt, cuộc sống Việt rồi…
 

Tengo.Mit

Xe tăng
Biển số
OF-175875
Ngày cấp bằng
9/1/13
Số km
1,381
Động cơ
351,268 Mã lực
Tiếng anh tốt nhất lúc trẻ bắt đầu biết nói! Giống như TV, bme hay bảo con gọi ba đi, đứa trẻ cũng chỉ biết nói ba chứ đâu biết ba là j và mặt chữ nthe nào đâu ạ! Kaka
Con e 5 tháng, ngày nào cũng nghe nhạc quốc tế với con mẹ nó suốt ngày bắn tiếng anh cho nghe =))
Khi ra ngoài mợ có bị mắng là nó đã biết/hiểu tiếng Việt đâu mà dạy tiếng Anh ko? - Ngày xưa em nghe suốt, đến mức phát cáu mà phải trả lời là "con tôi chứ có phải con ông/bà méo đâu mà quan tâm"
Về cơ bản thì tuổi đấy nó cũng đã hiểu T.V quái đâu, đầu óc như tờ giấy trắng nên sẵn sàng tiếp nhận các thể loại thông tin, mà cụ thể là ngôn ngữ gắn liền với hình ảnh.
Giai đoạn tiếp theo từ 12 tháng mới sẽ khó hơn đấy mợ. Em cho chơi flash card và nghe nhạc đồng dao, đến 18 tháng thì chơi ipad tẹt ga, nhưng chỉ chơi những thứ mình tải về theo độ tuổi phù hợp.
 

Tengo.Mit

Xe tăng
Biển số
OF-175875
Ngày cấp bằng
9/1/13
Số km
1,381
Động cơ
351,268 Mã lực
Như này nhá, là nhà cháu thu lượm rồi nói lại chứ chả phát minh gì đâu:
1. Học càng sớm càng tốt. Học từ khi lọt lòng thì chả khác gì người Anh, người Mỹ.
2. Quan trọng của việc học là tạo ra môi trường thực hành nghe nói ngôn ngữ mà ở đây là tiếng Anh chứ không phải là đi học và học ở đâu. Nói tiếng Anh, dùng tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Nhà có bố hay mẹ nói được tiếng Anh thì cứ phân công một người chỉ nói tiếng Anh thử xem, hiệu quả không ngờ đấy.
3. Cần học nghe, nói và suy nghĩ theo cách thức người bản địa. Nghĩa là học với người nói tiếng Anh gốc. Nghĩa là, nếu học thì học ở trường có giáo viên mà tiếng mẹ đẻ của họ là tiếng Anh. Quan trọng là trẻ tập phản xạ với ngôn ngữ bản địa. Đừng quan trọng là biết nhiều hay ít.
4. Đừng quan trọng phát âm thế nào lắm. Trẻ con khi bé nói tiếng Việt ngọng líu lô có sao đâu. Rồi giọng bắc trung nam đã bao giờ giống nhau mà vẫn hiểu hết đấy thôi.
5. Không bao giờ là quá sớm và cũng chưa bao giờ là quá muộn. Hãy bắt đầu và thử học cùng chúng nó xem thê nào :D
6. Để ngon tiếng Anh thì ... chỉ cần cày 2 năm thôi. Bằng chứng là các cụ 7x về trước cày đi học nước ngoài đấy. Cơ mà chỉ cần bỏ một năm là quên sạch :))
Em đồng ý từ 1- 5, còn 6 thì em không biết :))
 

Cụ Găm

Xe buýt
Biển số
OF-486274
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
889
Động cơ
199,070 Mã lực
Tuổi
42
Trước cụ Nguyễn Quốc Hùng bảo trẻ con Việt Nam tầm lớp 3 học tiếng Anh là tốt nhất...

Trước đó thì cho làm quen càng tốt, nhưng đừng mong chờ về hiệu quả

Đấy là đánh giá trên bình diện đại trà chung, còn đương nhiên có 1-2% những cháu nổi hơn về mọi mặt thì kết quả sẽ khác !
 

isak

Xe điện
Biển số
OF-350749
Ngày cấp bằng
14/1/15
Số km
2,159
Động cơ
297,797 Mã lực
Em cũng quote lại từ thằng bạn em

Đã từng sống nhiều năm ở nước ngoài, mình hiểu rất rõ tầm quan trọng của NGOẠI NGỮ, nhưng mình cũng học được ra rằng quan trọng hơn vẫn là tư duy, và trình độ chuyên môn. Mình đã từng đi dự hội thảo quốc tế mà cả hội trường hàng nghìn người ngồi im để chăm chú lắng nghe những giáo sư từ Đức, Nhật Bản, trình bày một vấn đề bằng thứ phát âm lơ lớ riêng có của họ. Không ai chê trách một điều gì về họ, tiếng Anh lúc đó chỉ là một công cụ giao tiếp đơn thuần của nó.

Mình sống ở một nước mà khả năng nói Tiếng Anh là tốt nhất (trong số những nước tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ), nhưng những đứa trẻ người Hà Lan 8-9 tuổi vẫn ngượng ngùng không nói được một từ tiếng Anh nào. Vậy nên với một đứa trẻ nhỏ, tiếp xúc tiếng Anh sớm được chừng nào hay chừng ấy, để cho con tự tin hơn, nhưng chưa cần phải học. Một đứa trẻ chỉ học giỏi NGOẠI NGỮ, khi nó đã thành thạo tiếng mẹ đẻ của mình.

Riêng em em ghét nhất mấy phần mềm dạy Tiếng Anh trên điện thoại và ipad. Hôm nọ có chương trình giới thiệu học tiếng Anh trên điện thoại, mà đứa trẻ cầm cái điện thoại bé tí để học tiếng Anh. Em nói thật là rất phản khoa học và phản giáo dục, không ở đâu trên thế giới học ngoại ngữ như vậy cả. Tiếng Anh là phải giao tiếp face to face, chứ không phải ngồi xem hoạt hình.[/quote]
 

ca_voi

Xe cút kít
Biển số
OF-106114
Ngày cấp bằng
18/7/11
Số km
17,700
Động cơ
534,593 Mã lực
nhà em cho cháu nó học từ mẫu giáo , thẩy rất tốt
 
Biển số
OF-500235
Ngày cấp bằng
24/3/17
Số km
247
Động cơ
188,590 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Bánh ngọt Huyền Trang Phúc Đồng, Long Biên
Website
www.facebook.com
Miễn là các em thích học. Tuổi không quan trọng lắm vì nhiều người đến cấp II, cấp III mới bắt đầu thực sự học vẫn thành công. Nếu không chỉ là sự lãng phí thời gian và tiền bạc mà thôi.
 

nhidaigia223

Xe tải
Biển số
OF-345329
Ngày cấp bằng
3/12/14
Số km
353
Động cơ
273,430 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
F1 thì cứ tự nhiên mỗi hôm 1 ít thôi cụ, cái chính là tạo được sự tò mò hứng thú cho trẻ
 

An Thư

Xe đạp
Biển số
OF-498729
Ngày cấp bằng
18/3/17
Số km
49
Động cơ
187,670 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Nhân Hoà, Thanh Xuân, Hà Nội
Giờ giao tiếp với gv bản địa để phát âm cho chuẩn thôi, chứ đã học hành gì ạ? Em mà nhớ tiếng Anh từ hồi em lớp 3 thì em phục em luôn ạ.
 

Cụ Găm

Xe buýt
Biển số
OF-486274
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
889
Động cơ
199,070 Mã lực
Tuổi
42
Giờ giao tiếp với gv bản địa để phát âm cho chuẩn thôi, chứ đã học hành gì ạ? Em mà nhớ tiếng Anh từ hồi em lớp 3 thì em phục em luôn ạ.
Thế nào là giáo viên bản địa cụ/mợ nhỉ, riêng trong nước Anh nó đã 4 vùng khác nhau, rồi còn Anh Mỹ, Anh Úc, Anh Âu, Anh Sing :))
 
Biển số
OF-500235
Ngày cấp bằng
24/3/17
Số km
247
Động cơ
188,590 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Bánh ngọt Huyền Trang Phúc Đồng, Long Biên
Website
www.facebook.com
Thế nào là giáo viên bản địa cụ/mợ nhỉ, riêng trong nước Anh nó đã 4 vùng khác nhau, rồi còn Anh Mỹ, Anh Úc, Anh Âu, Anh Sing :))
Tiếng Anh còn được sử dụng ở nhiều khu vực khác, nhiều khi chịu ảnh hưởng của tiếng bản địa, từ âm điệu, từ vựng, ngữ pháp... Trong trường Việt thường dạy tiếng Anh Anh.
 

An Thư

Xe đạp
Biển số
OF-498729
Ngày cấp bằng
18/3/17
Số km
49
Động cơ
187,670 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Nhân Hoà, Thanh Xuân, Hà Nội
Bản địa nghĩa thông thường thôi ạ, không phải làm luận văn luận án mà phải phân kỹ ra thế ạ. :))
Thế nào là giáo viên bản địa cụ/mợ nhỉ, riêng trong nước Anh nó đã 4 vùng khác nhau, rồi còn Anh Mỹ, Anh Úc, Anh Âu, Anh Sing :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top