Em là bố, không phải người trực tiếp cho F1 nhà em ăn, nhưng em có sự thuyết phục đối với gấu và thống nhất quan điểm chăm sóc F1, em cũng có 2 thằng cháu ruột trong tình trạng như mô tả của cụ. Và em kể câu chuyện nhà em, chuyện mấy đứa cháu có thể giúp cụ có thêm thông tin để tham khao.
Câu chuyện 1 (câu chuyện có thật): Một bác sỹ ở bệnh viện của Singapore khi nghe câu hỏi (bằng tiếng Anh) rằng, làm sao cho con ăn được nhiều, thì ông bác sỹ này hỏi luôn, cô là người VN à? hơn 90% các bà mẹ VN hỏi tôi câu hỏi này và câu trả lời của tôi là: trẻ em ăn theo nhu cầu của nó.
Câu chuyện 2 (cũng có thật): một nhà trẻ ở VN do người nước ngoài làm chủ đã có quy định cấm ép trẻ em ăn mà họ chỉ theo dõi chỉ số tăng cân theo khuyến cáo (dưới mức khuyến cáo, họ sẽ có bác sỹ dinh dưỡng tư vấn), và họ đã đuổi việc một giáo viên người VN khi người này có hành động ép trẻ ăn. Đứa bé biếng ăn kia đã không ăn trong 3 ngày, (tất nhiên họ có theo dõi ) vẫn thấy mọi hoạt động bình thường, sau đó là tự ăn được (không phải có người hỗ trợ).
Chuyện nhà em: trước khi lấy vợ, em gặp anh em, bạn bè đa phần phàn nàn chuyện con lười ăn, và gầy. Kịch bản cho con ăn bao gồm: ông làm ba bị, bà là phường chèo và mẹ là công chúa, kết hợp với hệ thống âm thanh, nghe nhìn của gia đình, và thời gian 2 tiếng cho 1 đứa trẻ ăn. Em thống nhất với vợ, chỉ cần theo dõi theo biểu tăng trưởng, đạt được mức phát triển là ok, không kỳ vọng con to, mập như Tây (mà tây có phải thằng nào cũng to đâu, nó chỉ to hơn người VN)
Về lượng ăn: Em kiên trì như vậy từ khi F1 bú mẹ, theo nguyên tắc, đòi ăn thì cho ăn, khi muốn thôi là thôi ngay, phương pháp này kéo dài đến bây giờ f1 nhà em 6 tuổi, ăn theo nhu cầu, mỗi bữa ăn nửa bát cơm cũng được, ok, xong đi chơi.
Về thực đơn: Gấu nhà em không bao giờ cho con ăn đồ ướp lạnh, ăn bữa nào, nấu bữa đó, cho dù là 1/2 bát con. Gấu nhà em không nấu cho cả ngày rồi để tủ lạnh, lúc ăn lại hâm nóng (cái này đánh giá cao gấu). nói thêm với các cụ, là nhà em không có sự trợ giúp của ông bà, không có osin, vợ làm nhà nước, em làm cho cty tư nhân, nhưng tuyệt đối không ỷ thế không có thời gian mà lơ là chuyện ăn của con. Thứ hai là, muốn ăn như thế nào, cho ăn như thế, ví dụ cả nhà "mâm cao cỗ đầy", nhưng F1 nhà em đòi ăn cơm không với nước lọc (rất nhiều bữa ăn với nước lọc), em ok, vẫn chiến 2 bát cơm, nhanh hơn người lớn. Nếu có biểu hiện lèo nhèo, cho ra một chỗ, ăn một mình (chỉ cần 1/2 bát con).
Cái này, em dựa trên nguyên lý: ăn là phải có sự kết hợp của cái mồm, cái đầu và cái dạ dày. Cái đầu cảm thấy món ăn ok, thì mới chỉ huy cái tuyến nước bọt và dạ dày tiết dịch vị, thì mới tiêu hóa được. Các cụ hãy nhớ lại ngày bé khi ăn cơm bị mẹ/ bố mắng và cầm cái roi bên cạnh, nhuốt có trôi đâu, nhồi thức ăn vào như nhồi con gà sắp bán, thức ăn vào dạ dày, dịch vị không tiết ra, không tiêu hóa được, hại dạ dày.
Lâu ngày, ăn uống trong điều kiện như vậy, sẽ dẫn đến việc ăn không ngon, ăn không ngon tiếp tục bị ép dẫn đến tình trạng sợ ăn, trốn ăn,
Em xin nói thêm, F1 nhà em cũng như những đứa trẻ khác, cũng ốm nhiều sau khi cai sữa, theo sổ khám bệnh, (từ 1 đến 4 tuổi) em tổng kết là trung bình 20 ngày đến gặp bác sỹ 1 lần, mỗi lần điều trị khoảng 1 tháng, có loại thuốc uống 4 tháng, và ốm không được nghỉ ở nhà (vì không ai chăm sóc), có lần sáng đi nhà trẻ, trưa đi truyền nước, tối về nhà, hôm sau lại đi học (lúc 3 tuổi). F1 nhà em 4 tháng tuổi đã phải đi gửi, 1 ngày di chuyển 40 km từ lúc 11 tháng tuổi vì đi theo bố mẹ, trời lạnh 9 độ được nghỉ, 9.5 độ trở lên vẫn đi học, mưa gió không phải lý do được nghỉ.
Một phần vì hoàn cảnh công việc, một phần kiên trì, F1 nhà em trộm vía đến giờ đạt các chỉ số tăng trưởng.
Chuyện thằng cháu em:
Em gọi thằng này là bát cơm chan đầy nước mắt.
Đến bữa ăn, thì Bà, mẹ thấy cái gì (mà theo bà, theo mẹ) là ngon nhất thì ấn vào một cái bát có ngọn, sau đó là dọa, là quát cho nó ăn. Ọe ra thì bắt ăn lại chỗ vừa ọe. Thằng này ăn theo kiểu, vươn cổ ra nhuốt vài miếng, sau đó cho hết vào mồm, rồi ngậm, nhai dần như kiểu con bò cho cỏ vào rồi nhai dần cả ngày. Răng bi giờ bị sâu, đen cả hàm do ngậm thức ăn nhiều, trong thời gian dài.
Đến giờ lớp 2, vẫn không mập như mẹ nó mong đợi, bữa nào cũng ăn theo kiểu Cơm Tù (nó ăn trong ánh mắt long sòng sọc của mẹ với cái món ăn nó không được lựa chọn).
Mỗi lần em cho F1 đến chơi, đứa em hỏi bác cho con bác ăn gì mà nó được như thế, em trả lời cơm + nước lọc, làm gì có nhiều đồ ăn như nhà em. Không tin, lát ăn cơm thì thấy và nó thấy như thế thật. Bà ngoại bảo cả nhà ăn uống linh đình, mày cho con mày ăn cơm không + nước lọc, nhìn cháu thế, tao không nhuốt được. Em bảo, bà không ăn được thực đơn của cháu, thì cháu cũng không ăn theo thực đơn của bà được.
Mỗi lần đến chơi, khi ăn là thằng cháu em nó ngồi cạnh em, nó được ăn với thực đơn nó thích, và số lượng nó có thể ăn. thế là nói vui vẻ ăn (tương đương với mức nó ăn hàng ngày với mẹ nó) và khi nó đỏi, nó tự tìm đồ ăn để ăn. Chứng tỏ nó có nhu cầu ăn, và không lười ăn như mẹ nó nghĩ. Nhưng rất tiếc, khi nói đòi ăn thì mẹ nó lại không cho, hoặc gầm gừ vì tội, lúc ăn thì không ăn, lúc cả nhà ăn xong lại đòi ăn.
Với những đứa lười ăn, phải cho nó ăn lúc nó thích ăn, cho ăn theo thực đơn nó thích, và tuyệt đối tránh ép ăn sẽ dẫn đến sợ ăn.
Có thể em là người may mắn, nhưng, những câu chuyện nhà em, có thể giúp cụ chủ có thêm thông tin.