- Biển số
- OF-533503
- Ngày cấp bằng
- 22/9/17
- Số km
- 3,642
- Động cơ
- 200,122 Mã lực
Cho nó vào black list giống thằng bất tín bank
2% trên con số vốn ảo của exim đấy cụ, không nhỏ đâu,chuẩn ạ.
giá trị cốt lõi của ngân hàng là Niềm tin.
vì vài trăm tỉ- chỉ là 0,1% tài sản ngân hàng, mà vứt bỏ niềm tin của khách hàng thì không thể tồn tại được. khách hàng gửi tiền thật vào NH, nhận lại tờ giấy, không vì Niềm tin thì vì cái gì?
NH Việt thì toàn con buôn, lừa được là lừa.
agribank, seabank thì cấp bảo lãnh rồi không trả tiền theo yêu cầu
vietinbank, giờ đến eximbank, lừa tiền KH
chỉ Bản việt- có tí tư bản nên trả tiền, xin lỗi khách hàng trước, sử lý nhân viên sau
Méo hiểu sao nhiều người chửi vip nguƯớc gì mình VIP để ngu thế
Đùa cụ,Em nói thật chứ fun gì cụ
Không hiểu ý cụ là gì?
Việc đúng, sai; giải quyết như thế nào là theo quyết định ở tòa chứ đâu ở mấy thông tin sơ bộ mà cụ đọc được trên báo.
Lỗi của Bank vì quy trình lỏng lẻo. Khách hàng là người gửi tiền thì quan tâm gì đến cái quy trình của bọn Bank?Em thấy lỗi Bank và lỗi cả khách hàng. Hôm trước Tết em được giao nhiệm vụ đi gửi tiền ở một Bank chứng kiến các em nhân viên và KH chỉ cần alo với nhau hoặc ký vội vào tờ giấy rút tiền là OK. Hầu như ko có sự kiểm tra hay điền cho đầy đủ thông tin. Chắc chắn họ quen nhau, nhưng từ quen đến lừa của nhau cũng chỉ gang tấc. Một số cô bạn của em nói chuyện: có khi toàn ký khống vào giấy rút tiền hay làm sổ TK. Còn đâu tất cả đều do NV Bank làm hộ tất. Công nhận nhiều người quá dễ dãi và chủ quan
Khó phêt đấy ạ. Giờ kể cả muốn trả tiền thì cũng đếch ông nào ở Exim dám ký quyết định đền bù cho khách hàng. Ký xong cổ đông nó kiện hoặc thậm chí bên thuế, thanh tra nó bắt giải trình cũng mệt ra phết. Cho nên nó đẩy cho tòa xử là an toàn.Bản thân em rất ủng hộ quan điểm thượng tôn pháp luật, tuân thủ quyết định do toà phán xử.
Nhưng em nghĩ rằng mảng kinh doanh của NH có sự đặc biệt. Nó ko chỉ là mối quan hệ đối tác dân sự thông thường. Mà NH đang kinh doanh dựa trên danh dự và lòng tin.
Đúng ra, với một NH, khái niệm danh dự và lòng tin là nền tảng cốt lõi và quan trọng nhất. Vì NH đang đề nghị nắm lấy tiền và cuộc sống của bạn. Bạn tin tưởng NH sẽ ko phản bội cái lòng tin ấy. Mỗi NH đáng ra phải hiểu rằng, một câu họ nói ra phải vững hơn cả núi Thái Sơn, bất luận có toà xử hay là ko. Từng có câu "một nhà ngân hàng mà phải đi trình bày giải thích về độ khả tín của NH, thì ông ta đã ko còn có NH để quay về nữa rồi".
Exim đáng ra phải thấy đây là một nỗi ô nhục lớn. Nhục vì trong đội ngũ có một kẻ lừa đảo. Nhục vì quy trình tác nghiệp lỏng lẻo. Họ phải xin lỗi ko chỉ KH bị hại mà cả cộng đồng KH của mình. Nếu ở Nhật, ban lãnh đạo đã họp báo cúi gập cả người. Còn các NH lớn khác trên TG cũng sẽ mau chóng xin lỗi, cam kết rà soát siết chặt quy trình, và nhanh nhanh đền bù toàn bộ thiệt hại.
Ấy vậy mà Exim lại ăn nói ráo hoảnh và muốn KH kiện mình ra toà rồi mới tính tiếp. Kiện ra toà đồng nghĩa Exim sẽ cãi rằng đó là lỗi của anh PGD, NH ko phải chịu trách nhiệm. Khác gì tự vứt danh dự vào sọt rác?! Em thấy phẫn nộ.
Tóm lại không nên đưa tiền của mình cho người khác giữ, các cụ nhểNhà cháu thật không thể hiểu nổi khi lại một NH nữa tính chơi bài bùng sau khi một nhân viên của mình lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng?!
Các NH lớn trên TG đền bù mọi thiệt hại cho KH khi những vụ như này xảy ra. Thậm chí, nếu KH bị đánh cắp thẻ tín dụng qua kênh thứ 3 như mua sắm online, thì NH vẫn đền bù số thiệt hại!
Còn đây rõ ràng là lỗi của Eximbank và nhân viên của Eximbank nhưng họ lại muốn mang ra toà để tìm cách bùng. Đệt?!
Lỗi của Eximbank ở đây là quy trình kiểm soát rủi ro khi tác nghiệp lỏng lẻo. Thêm vào đó, ông PGD lừa đảo là ng được uỷ quyền hợp pháp của Exim. Hành vi của ông ta khi tác nghiệp, Exim phải chịu trách nhiệm.
Nhưng bọn nó muốn bùng. Thật khiến cho ng khác chỉ muốn chửi vào mặt.
***************************************************************************
Khách mất 245 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm
Lợi dụng lòng tin của khách hàng VIP, Phó giám đốc Eximbank chi nhánh TP HCM đã làm giả hồ sơ để chiếm đoạt 245 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm.
Thông tin ban đầu cho biết, từ năm 2007, bà Bình - một người có tiếng trong kinh doanh thuỷ sản bắt đầu giao dịch gửi tiết kiệm tại chi nhánh TP HCM của Eximbank. Do bà gửi số tiền khá lớn nên được nhà băng này chăm sóc theo tiêu chuẩn khách hàng VIP.
Ông Lê Nguyên Hưng, Phó giám đốc chi nhánh này là người trực tiếp thực hiện các giao dịch với bà Bình. Lợi dụng sự tin tưởng của bà Bình, ông Hưng nhiều lần cùng nhân viên của Eximbank đến nhà riêng của bà để trình bày những khoản đã tất toán dựa theo kỳ hạn gửi.
Nhưng thực tế ông Hưng đã làm giả hồ sơ của bà Bình để rút tiền từ tài khoản chưa đến hạn tất toán của bà rồi gửi vào tài khoản đã đến hạn tất toán. Giấy uỷ quyền của bà Bình cho 2 cá nhân - nhưng bà Bình không biết 2 tên này. Với "chiêu thức" trên, ông Hưng chiếm đoạt số tiền rất lớn của bà Bình trong quãng thời gian dài.
Cuối năm 2017, nghi ngờ mình bị lừa đảo, bà Bình tiến hành đối chiếu số dư sổ tiết kiệm thì phát hiện hơn 245 tỷ trong các tài khoản đã "bốc hơi".
Trao đổi với báo chí chiều 22/2, ông Lê Văn Quyết, Tổng giám đốc Eximbank thừa nhận vụ việc ông Hưng lừa đảo 245 tỷ trên là có thật. Tuy nhiên, theo ông tất cả giao dịch liên quan đều có chữ ký thật của bà Bình - người bị mất tiền. Chữ ký trên giấy ủy quyền cũng được Cơ quan Cảnh sát Điều tra phía Nam (C44B - Bộ Công an) giám định là chữ ký thật. Còn người được ủy quyền có trường hợp thật, có trường hợp không thật.
Sau khi có kết luận điều tra, bà Bình đã đến làm việc với ngân hàng và mong muốn ngân hàng sớm trả tiền. Tuy nhiên ông Quyết cho biết, ngân hàng dù rất chia sẻ mong muốn của khách và sự việc cũng đã kéo dài khá lâu nhưng đây là số tiền rất lớn, kết luận của cơ quan điều tra về mặt pháp lý không phải là phán quyết cuối cùng. Ngân hàng phải làm đúng luật.
Theo ông, bản thân Hội đồng quản trị ngân hàng cũng khó giải quyết vụ việc nếu chỉ dựa trên kết luận của cơ quan điều tra, mà hai bên cần sớm phối hợp để đưa vụ việc ra tòa thực hiện theo đúng trình tự tố tụng. Khi tòa án có phán quyết, Eximbank có trách nhiệm trả số tiền này thì ngân hàng sẽ trả ngay.
Ông Quyết cũng giải thích thêm về chữ ký thật trên giấy uỷ quyền của bà Bình là các chữ ký sẵn của bà vì bà Bình là khách hàng VIP khi có số tiền gửi rất lớn, được ngân hàng chăm sóc đặc biệt.
Bà Bùi Thị Thiện Tâm, Giám đốc Eximbank TP HCM cho biết thêm, theo quy trình giao dịch tại nhà thường từ 2 đến 3 nhân viên ngân hàng trở lên. Tuy nhiên trong quá trình giao dịch, bà Bình không muốn tiếp xúc với người khác ngoài ông Hưng. Thậm chí nhân viên ngân hàng có liên hệ thì bà Bình đã trả lời bận.
Trả lời câu hỏi vì sao ngân hàng không phát hiện được suốt thời gian dài, bà Tâm cho biết do trên giấy ủy quyền có chữ ký thật cộng với việc ông Hưng là Phó giám đốc chi nhánh và người trực tiếp giao dịch duy nhất với khách hàng.
Bản thân ông Hưng đã công tác tại Eximbank hơn 20 năm và chưa từng xảy ra vấn đề gì nên nhân viên rất tin tưởng và làm theo. Bà Tâm cũng cho hay, theo kết luận của cơ quan điều tra, ông Hưng đã lấy tiền từ năm 2014 ở nhiều thời điểm khác nhau và ở nhiều sổ tiết kiệm khác nhau của bà Bình, kéo dài đến năm 2016. Cuối năm 2016 thì sự việc vỡ lở. Ông Hưng hiện đã bỏ trốn ra nước ngoài và đang bị truy nã quốc tế.
Tại buổi họp chiều 22/2, ông Yasuhiro Saitoh, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank cũng khẳng định, ưu tiên hàng đầu của ngân hàng là bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Tuy nhiên, ngân hàng là tổ chức niêm yết nên phải tuân thủ quy định và ở nước ngoài các sự việc tương tự cũng phải đưa ra tòa.
Theo ông Quyết, Eximbank cũng đã chủ động chuyển vụ việc qua cơ quan điều tra để tố cáo tội phạm, thúc đẩy cơ quan điều tra đẩy nhanh tiến độ để sớm có cơ sở giải quyết khiếu nại của bà Bình.
“Chúng tôi rất muốn sự việc giải quyết sớm, tránh dư luận không hay. Nhưng nếu không có bước ra tòa thì không hoàn thiện thủ tục pháp lý và chúng tôi sẽ không trả lời được với cổ đông", ông Quyết nói thêm.
Cũng theo ông Quyết, sáng 22/2, Hội đồng quản trị ngân hàng đã họp và tinh thần nghị quyết Hội đồng quản trị về xử lý vụ việc cũng như ông trình bày ở trên.
"Sau khi sự việc xảy ra chúng tôi đã rà soát thống kê toàn bộ khách hàng VIP, tức khách hàng có số tiền gửi từ 5 tỷ đồng trở lên xem các trường hợp này có giao dịch tại nhà hay có giao dịch ủy quyền hay không, hoặc có tất toán từng phần sổ tiết kiệm không. Sau đợt kiểm tra thì không phát hiện ra trường hợp tương tự. Dù khách hàng VIP luôn có yêu cầu đặc biệt nhưng ngân hàng cũng từ chối các trường hợp chỉ yêu cầu giao dịch với duy nhất một người mà yêu cầu các trường hợp chi tiền mặt phải đi hai người trở lên và thông báo rõ ràng với các chi nhánh", ông Quyết nói.
https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/khach-mat-245-ty-dong-tien-gui-tiet-kiem-3714327.html
*** quan tâm nhưng mà bà ấy kí khống , kí ủy quyền thì bank kiểm soát saoLỗi của Bank vì quy trình lỏng lẻo. Khách hàng là người gửi tiền thì quan tâm gì đến cái quy trình của bọn Bank?
Đâu dễ thế bác.Lâu lâu có 1 cụ phán chuẩn....
Lạ cái là ở cái xứ này khác ở xứ khác. Người dân vì sống trong cảnh lừa lọc, trắng đen không rõ, môi trường kinh doanh kém văn minh nên mới nghĩ theo chiều hướng lỗi của khách hàng.
Một khi anh giao dịch với ngân hàng nào, nhân viên của ngân hàng đó đại diện cho chính cái ngân hàng đó làm việc với anh. Anh làm việc với họ nghĩa là anh làm việc với ngân hàng chứ không phải làm việc với tư cách cá nhân của nhân viên. Chả ai ngu đến mức đi đưa tiền cho 1 người lạ ko quen ko biết ngoài đường. Anh vào ngân hàng nghĩa là anh đang làm việc với ngân hàng chứ ko phải người lạ ngoài đường. Chính vì thế mọi lỗi xảy ra thì ngân hàng là chủ thể chịu trách nhiệm chứ không phải cá nhân thực hiện chịu trách nhiệm. Còn làm sao để đảm bảo an toàn cho khách, quy trình nào để nhân viên không làm sai thì chính cái ngân hàng đó phải tự đảm bảo, tự rà soát, tự kiểm tra, tự kiểm soát, tự theo dõi, tự soát chéo. Tóm lại khách hàng không cần biết ngân hàng làm gì, miễn tôi là khách, tôi gửi tiền vào đó thì ngân hàng phải đảm bảo an toàn, uy tín cho tôi. Tôi ko cần biết ngân hàng đó tuyển người thế nào, đẹp hay xấu, hiền hay dữ, trộm cướp hay hiền lương vì đó là việc của ngân hàng.
Một ngày đẹp trời, tiền trong tài khoản của tôi mất, tôi không cần biết ngân hàng bị cháy, bị cướp, nhân viên trộm két bỏ trốn, nhân viên làm giả giấy tờ v.v.... mà với số dư hiện có, tôi có quyền được lấy lại tiền của mình nhanh nhất, chậm ngày nào phải tính lãi ngày đó, ngoài ra còn phải đền bù thiệt hại cho tôi.
Giao dịch ở đâu nhưng mà có giấy tờ của ngân hàng, có thông tin trên hệ thống thì đó là việc của ngân hàng, không phải việc của cá nhân. Ngân hàng đó quy định quy trình nội bộ, quản lý nhân viên kiểu gì là việc của ngân hàng. Xảy ra lỗi thì ngân hàng phải gánh.Đâu dễ thế bác.
Bác icyeyes phẫn nộ, phải thôi.
Ở đây là bà Bình nào đó ký khống vài tờ giấy cho ông Hưng PGĐ.
Còn giao dịch thì tại nhà, nhà nghỉ, hay đâu đó, nhưng chắc chắn là ngoài bank.
Tôi thì cho là, nếu mọi chuyện rõ ràng ở mức: 1 ngày xấu giời, bà Bình đem cuốn sổ tiết kiệm xịn trị giá 245 tỏi đến Bank, mà trên hệ thống báo số dư 0 đồng, thì lúc đó mới áp dụng cái câu "Tóm lại khách hàng không cần biết ngân hàng làm gì....".
Ở đây, thông tin toàn do anh nhà báo nào đó vẽ ra, đúng/sai có trời biết, còn ofers thì rõ ràng là chưa biết hết.
Cụ phán văn minh quá. Toà tây chả được đả ng nào lãnh đạo, mịa nó láo toét luận tội cả tổng thống.Tòa tuyên sao làm đúng vậy. Đó chính là văn minh từ phương tây mà chúng ta nên học hỏi.
Khi tôi có 245 tỏi hoặc nhiều hơn, như bà Bình nạn nhân, tôi vui lòng nhận danh xưng Very Idiot Person.Very Idiot Person = VIP phỏng Cụ.
Quy trình của nó lỏng lẻo nhưng có nhiều KH sao chỉ ký thôi chứ hầu như ko tự điền các thông tin trên tờ giấy. Chắc đối với các cụ/mợ ấy tiền chỉ là tờ giấy lộn ?Lỗi của Bank vì quy trình lỏng lẻo. Khách hàng là người gửi tiền thì quan tâm gì đến cái quy trình của bọn Bank?
Nếu giấy rút tiền đúng chữ ký của khách hàng ( dù là ký khống) thì cũng khó có thể nói là vô can.Giao dịch ở đâu nhưng mà có giấy tờ của ngân hàng, có thông tin trên hệ thống thì đó là việc của ngân hàng, không phải việc của cá nhân. Ngân hàng đó quy định quy trình nội bộ, quản lý nhân viên kiểu gì là việc của ngân hàng. Xảy ra lỗi thì ngân hàng phải gánh.
Còn nếu từ trước đến nay bà Bình không gửi tiền ở đó, không phát sinh giao dịch, không có thông tin trong hệ thống thì lại là chuyện khác.
Em hỏi mà Cụ trả lời không đúng như câu hỏi.Khi tôi có 245 tỏi hoặc nhiều hơn, như bà Bình nạn nhân, tôi vui lòng nhận danh xưng Very Idiot Person.
Chỉ lo lúc đó, đek ai phong cho mình chức ấy.
Dẫu rằng bà KH (nếu có) kí sẵn vào văn bản trắng là việc ko nên, em đồng ý với các cụ. Nhưng Exim vẫn phải cúi đầu nhận lỗi vì những lỗ hổng lớn và sự lạc hậu trong qui trình tác nghiệp. Các cụ bi giờ nhiều khi chỉ log in vào chuyển tiền Internet banking vài trăm mà hệ thống còn đòi nhận diện cá nhân qua 2 cách là mật khẩu và tin nhắn mã số. Còn đây, cha PGD kia rút 245 tỷ chỉ dựa vào một chữ kí giấy uỷ quyền cho 2 cá nhân ko hề có họ hàng, xác nhận chữ kí nhìn qua mắt thường?! Đáng ra Exim phải cung cấp cho KH cách tra cứu số dư tiện lợi, và vừa nhắn tin vừa email khi có thay đổi trong số dư. Với các giao dịch số lớn, Exim phải áp dụng ít nhất từ 2 phương cách nhận diện cá nhân trở lên.
Các nghiệp vụ của ngân hàng đều phải có kiểm tra chéo và thường có từ 2 người trở lên trong bất cứ giao dịch nào. Nếu ngân hàng để nhân viên làm sai thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm.Cụ có đang suy nghĩ 1 phía quá không? Chị Bình cũng có thể là đồng loã chứ?
Vâng đúng vậy nên vẫn cần cq cảnh sát điều tra, cái đó em ủng hộ. Nhưng em ko tán thành việc Exim cho rằng kết luận của cq đ.tra là chưa đủ mà KH cần phải kiện Exim ra toàCụ có đang suy nghĩ 1 phía quá không? Chị Bình cũng có thể là đồng loã chứ?
về nguyên tắc, chữ ký là chưa đủ. khi kh giao dịch, nhân viên ngân hàng còn phải kiểm tra người giao dịch có đúng là người trong hđ hay không. vấn đề là phó giám đốc chi nhánh lừa thì ngân hàn g cũng khó đỡNếu giấy rút tiền đúng chữ ký của khách hàng ( dù là ký khống) thì cũng khó có thể nói là vô can.