Đúng là khủng hoảng có tính chu kỳ và gần như không thể tránh khỏi, tuy nhiên việc níu kéo dài thêm thời gian cho chu kỳ ấy hoàn toàn nằm trong khả năng của chú phỉnh các nước, đặc biệt là nước lớn như TQ. Em với các cụ cùng xem liệu TQ có dám mạnh tay đập đi xây lại trước tiên để bắt đầu 1 chu kỳ phát triển mới hậu đại dịch không. Chúng ta phải hóng thôi vì thằng hàng xóm nó đập cả cái biệt thự thì nhà mình cấp 4 ngay cạnh cũng dễ lún nứt, thậm chí sập như chơi
Đơn giản tính chu kỳ cũng là sự đào thải, các cụ cứ nói bài học nọ kia để học hỏi mình thấy thật nực cười như kiểu ếch ngồi đáy giếng, những QG đã tồn tại hơn tuổi đời bố mình, cũng đều có những chuyên gia, ban cố vấn sừng sỏ, họ đều có thể nhìn nhận được. Chu kỳ kinh tế cũng là chu kỳ thanh lọc bắt buộc, không ai có thể đứng mãi vị trí đầu tầu, sẽ có 1 bên lôi xuống để đẩy bên khác cao lên bằng thực lực hoặc bằng những mục đích khác. Ví dụ điển hình Nokia, Blackberry 1 thời vang bóng ntn, đa cấp/ hụi/ huy động L/s cao vút 40-50% tại sao vẫn nhiều người đâm đầu vào hàng chục năm nay, bản chất con người là giống loài tham vọng, tham lam, càng lên cao càng muốn cao nữa, đột phá nữa, dừng là mất, cùng lắm là bảo tồn duy trì đế chế. Cũng như hiện nay các Ngân hàng Vietnam 10 ông thì 9 ông xây dựng kế hoạch năm sau tăng gấp 2, gấp 3 năm trước, xin sbv nới room tín dụng thường xuyên, đến khi KH không khả năng chi trả, không còn khả năng phát triển hay lâm vào khủng hoảng lớn đột ngột thì BÙM.
Nên mình thấy áp dụng học thuyết của Darwin trường hợp này đúng: những con vật biết thích nghi với tự nhiên sẽ tồn tại và ngược lại, những con vật không thích nghi sẽ bị diệt vong", chứ không phải loài mạnh nhất, khỏe nhất.