“Chồng ba” là phim được điện ảnh Lào làm lại dựa theo phim “Vợ ba” của Việt Nam. Vì Lào theo chế độ mẫu hệ: trọng nữ khinh nam, nên phải đổi tên phim thành “Chồng ba” cho nó phù hợp với văn hóa.
Chuyện phim bắt đầu bằng khung cảnh đám cưới của người chủ gia đình là bà Mông Mảy Nhưng Hơi Chảy (khoảng năm chục tuổi) với người chồng thứ ba là cậu Chim Khỏe Nhưng Hơi Ghẻ (mười bốn tuổi).
Lần đầu lên thuyền hoa về nhà vợ, lại chưa biết mặt mũi vợ ra sao, nên Chim Ghẻ không tránh khỏi hoang mang, lo âu: điều ấy thể hiện rất rõ qua cảnh Chim Ghẻ ngồi dạng háng trên thuyền hoa, bồi hồi khều khều bàn tay xuống nước vớt những cánh bèo – là hình ảnh ẩn dụ cho thân phận bèo bọt, bấp bênh của người đàn ông trong xã hội phong kiến Lào. Giá đoạn ấy mà đạo diễn cho lồng vào mấy câu hát trong bài Duyên phận, kiểu như “Phận làm con trai, chưa một lần yêu ai” hoặc là “Bước qua dòng sông, hỏi từng con sóng, đời người con trai không muốn yêu ai được không” thì cảm xúc sẽ còn được đẩy lên cao hơn. Tuy nhiên, cũng không trách đạo diễn được, vì ca khúc Duyên phận chưa có phiên bản tiếng Lào.
Ngay sau lễ rước rể là cảnh động phòng của Chim Khỏe Nhưng Hơi Ghẻ và bà Mông Mảy Nhưng Hơi Chảy. Cuộc giao hoan được đạo diễn ẩn dụ bằng hình ảnh một con chim non còn đỏ hỏn đang cố ngóc cái đầu lên ngoáy ngoáy trong cái tổ chim rộng toang hoác. Nhưng vì sức yếu, ngoáy được vài cái là chú chim đã chóng mặt, co giật, rồi ói luôn vào tổ xong gục xuống.
Cùng là phận đàn ông làm rể nhà người, nên chồng cả và chồng hai đối xử với chồng ba rất tử tế chứ không hề có chuyện tranh giành ân sủng như trong mấy phim cung đấu của Trung Quốc. Chồng cả giống như một giáo viên thể dục: tỉ mỉ hướng dẫn cho Chim Ghẻ những chiêu thức “Mò cua trong lỗ”, “Chọc gậy lốp xe”, “Dùi cui ngoáy cháo”… để phục vụ bà Mông Chảy, còn chồng hai lại như một thầy giáo thanh nhạc: tận tình chỉ bảo cách lấy hơi, nhả tiếng theo phong cách Opera thính phòng, sao cho những âm thanh rên rỉ phát ra làm cho bà Mông Chảy phê…