diến tiến tiếp theo phần ba và the end
Trong đám tang cậu chồng xấu số ấy, có một con chim đậu trên nắp quan tài. Mấy đứa mê chuyện cổ tích thì nói đó chính là chim Vàng Anh do cậu chồng hóa thành như trong chuyện Tấm Cám, nhưng tất nhiên không phải vậy, bởi cũng như bài hát Duyên phận, thì chuyện Tấm Cám chưa được dịch sang tiếng Lào. Hãy nhớ lại cảnh con chim non nớt đỏ hỏn ngoáy ngoáy cái đầu trong cái tổ toang hoác: đó chính là hình ảnh biểu trưng cho kiếp sống tù túng, gông cùm, khổ nhục của người đàn ông trong xã hội phong kiến: chỉ khi chết đi rồi, người đàn ông mới thoát được ra khỏi cái tổ ấy mà vỗ cánh bay đi.
Bà Mông Chảy mang thai đứa con của Chim Ghẻ, đương nhiên Chim Ghẻ rất mong đó sẽ là con gái để cuộc đời con sau này được sung sướng, vui vẻ. Nhưng rồi lúc sinh ra, trời lại bắt nó làm kiếp con trai. Cảnh kết của phim, vì biết chắc rằng con trai mình sau này lớn lên cũng sẽ lại phải chịu cuộc đời bế tắc, tủi nhục như mình hiện tại, nên Chim Ghẻ đã bế con vào rừng và dùng lá ngón giải thoát cho con…
Cái kết này bi thảm quá! Nếu là đạo diễn, tôi sẽ chọn một cái kết khác có hậu hơn, bằng cách cho Chim Ghẻ ôm con chạy qua cửa khẩu trốn sang Việt Nam: bởi đó là nơi có đầy rẫy những ông chồng luôn tìm mọi cách để vợ mình đẻ được con trai, chỉ cần đẻ được con trai thôi là có thể tự hào vênh mặt với đời rồi, khỏi cần biết đứa con trai ấy sau này lớn lên sẽ ra sao: hiếu nghĩa, giỏi giang, thành công hay là mất dạy, bất tài và vô dụng…
(tuyệt phẩm trên của đạo diễn đại tài Tòng mèo cái thế vô song)