Tỏi ngâm rượu ra màu xanh là bình thường mà, cụ đổ đi phí quá!
Em dự là đợt trước cụ ngâm tỏi Khựa nó ra màu vàng, thế mà cụ lại uống hết, đúng thật là...
Hay thế nhỉ. cũng chẳng rõ lắm nhưng em ngâm cũng thường xuyên. có mẻ vàng như mật ong, có mẻ lúc mới ngâm bị xanh nhưng để thời gian sau là chuyển Vàng. cụ Google bảo chẳng sao cả.
- mấy cụ bảo ngâm anh lý sơn thì không xanh cũng chẳng đúng đâu.
http://suckhoe68.com/hoi-dap-suc-khoe_2/hoi-dap-chung/ngam-ruou-toi-co-mau-xanh-vi-sao.html
Bạn ngâm rượu tỏi chuyển sang màu xanh do nguyên nhân sau:
Các enzyme hoạt động của tỏi có thể phá vỡ các hợp chất sulphur có trong tỏi (các hợp chất thiols) tạo điều kiện cho sulphur phản ứng với đồng có trong dung dịch bảo quản. Phản ứng này tạo nên đồng sulphide – màu xanh. Nhưng enzyme hoạt động này có thể bị biến tính (mất đi khả năng hoạt động) bằng xử lý nhiệt ở nhiệt độ cao.
Trong tỏi non (chưa đủ độ chin), hàm lượng enzyme nhiều hơn. Còn hàm lượng đồng cần thiết cho phản ứng tạo đồng sulphide lại rất nhỏ và có thể tìm thấy ngay trong tỏi, trong muối hay trong bất kỳ nguyên liệu nào khác. Tuy nhiên, sự biến màu xanh không gây nguy hiểm.
“Bí quyết” thông thường để loại bỏ màu xanh của tỏi như sau:
- Dùng tỏi đủ độ chin (tỏi già) (có hàm lượng enzyme thấp)
- Xử lý ở nhiệt độ cao (làm biến tính enzyme)
- Sử dụng “canning salt” (muối nguyên chất, thường chứa rất ít đồng)
Tham khảo tác dụng của rượu tỏi:
Rượu tỏi chữa trị được 04 nhóm bệnh:
1) Thấp khớp (sưng khớp, vôi hoá các khớp, mỏi xương cốt).
2) Tim mạch (huyết áp thấp, huyết áp cao, hở van tim, ngoại tâm thư)
3) Phế quản (viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản).
4) Tiêu hoá (ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét bao tử).
5) Trĩ nội & trĩ ngoại.
6) Ðại tháo đường (tiểu đường)
Mọi thắc mắc bạn có thể gọi đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để được tư vấn cụ thể.
Chúc bạn thành công với bình rượu tỏi!