Nói chug vào chùa phải cẩn thật tuân thủ nội quy không sẽ tạo nghiệp rất nặng. Nghiệp nặng nhất là tự ý dùng, lấy đồ vật Tam Bảo mà không được phép, kể cả việc mà chủ topic có nêu:
Thế nên trộm cắp đồ vật của Tam Bảo, trộm một cây kim, một sợi chỉ, một cọng cỏ, một khúc cây đều phải đọa địa ngục A Tỳ. Có người nói việc này hình như chẳng hợp lý tí nào, một cọng cỏ, một khúc cây, một cây kim, sợi chỉ chẳng đáng gì hết, tại sao tội nặng như vậy? Bạn nghĩ xem, chủ nhân của nó là ai? Bạn sẽ rõ, chủ nhân của nó là tận hư không, trọn khắp pháp giới hết thảy người xuất gia, bạn phải luận tội trên số người này.
Kinh Quán Phật Tam Muội nói trộm cắp đồ vật của Tam Bảo, tội ấy lớn hơn tội giết tám vạn bốn ngàn cha mẹ, sát hại cha mẹ phía trước có nói là tội nghiệp đọa địa ngục A Tỳ. Trộm cắp đồ vật của Tam Bảo còn nặng hơn tội giết cha mẹ. Nặng hơn bao nhiêu, chúng ta không cách gì tưởng tượng được nổi. Trong kinh Phật thí dụ còn nặng hơn tội giết hại tám vạn bốn ngàn cha mẹ. Hoa Tụ Bồ Tát trong kinh nói: “Ngũ nghịch bốn trọng tội tôi còn có thể cứu, trộm Tăng vật thì tôi không thể cứu”. Hoa Tụ Bồ Tát là Ðẳng Giác Bồ Tát, ngang hàng với Quán Âm, Thế Chí, Ðịa Tạng Bồ Tát, lời các Ngài nói là lời chân thật, chẳng giả. Hiện nay địa phương này của chúng ta, đạo tràng này là đạo tràng cư sĩ, đạo tràng cư sĩ hoằng hộ chánh pháp, nhân quả của nó tương đồng với tự viện, am đường. Những việc này chúng ta phải nhận thức rõ ràng, nếu chúng ta cần thì có thể nói rõ cho thường trụ biết, thường trụ cúng dường, vậy là chính xác. Nhất định không được dấu thường trụ mà tự mình trộm lấy, vậy là sai lầm. Vật thường trụ dễ phạm nhất là: Giấy, bao thư, giấy viết thư, chúng ta tùy tiện lấy để viết thư riêng, chuyện này là chuyện rất nhỏ, người chẳng học Phật đâu biết? Thông thường trong xã hội, trong cơ quan chánh phủ cũng vậy, công ty tư nhân cũng vậy, những vật dụng của chủ như những vật này, nếu cứ tùy tiện lấy xài, chẳng hiểu Phật lý. Ở Ðài Trung tôi theo học thầy Lý mười năm, thầy Lý làm việc trong văn phòng của giám đốc Sở Quản Trị Tế Tự Khổng Miếu, cụ làm Chánh Thư Ký cho vị đứng đầu cơ quan ấy. Thầy nói với chúng tôi, mỗi lần đi lấy giấy viết thư, bao thư, nhất định phải nói cho giám đốc Sở Quản Trị Tế Tự Khổng Miếu biết: “Tôi lấy những giấy, bao thư này, có khi viết thư cá nhân cũng dùng”. Ông giám đốc này nói thầy Lý lải nhải, “Có ai không làm như vậy đâu? Tại sao mỗi lần lấy ông đều phải nói mấy câu này chi vậy?”. Thầy Lý nói: “Tôi nói mấy câu này, ông chịu cho thì tôi không phạm giới; nếu tôi không được ông đồng ý chấp thuận, tôi dùng giấy của công để viết thư riêng thì tôi phạm giới trộm cắp”. Ðây là người hiểu lý, một tờ giấy, một bao thư thầy cũng cẩn thận như vậy, vậy thì có thể suy ra những việc khác. Thế nên một giới nhỏ cũng phải cẩn thận, không thể coi thường, cứ cho rằng đây là chuyện rất nhỏ không có tội, chẳng nghiêm trọng, đó là chúng ta nghĩ sai, nhìn sai rồi.
Trích Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh giảng ký:
Phẩm Thứ Ba: Quán Nghiệp Duyên Chúng Sanh - Tập 9
Hòa thượng Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội Singapore