Tổ chức SIDA của Thụy Điển có 1 báo cáo khoảng 300 trang về dự án nhà máy giấy Bãi Bằng, cc nào có thời gian đọc ở đây
https://www.oecd.org/derec/sweden/41445150.pdf
E chỉ tóm tắt 1 số ý
Tổng dự án ban đầu dự kiến 700M SEK, nhưng cuối cùng tăng lên thành 2.8B SEK, trở thành dự án viện trợ lớn nhất trong lịch sử viện trợ của SIDA.
Trộm căp :
Việc trộm cắp ở BB đã thành huyền thoại. 1 tờ báo ước lượng tổng thiết bị bị trộm lên đến 50M SEK. Thậm chí đồn cảnh sát ở BB cũng sử dụng thiết bị made in Swenden, máy hàn made in Sweden được sử dụng ở Hà Nội. Họ cũng không hiểu tại sao máy giấy từ Karlstad (không có tính năng gì khác) cũng bị ăn trộm.
Cao điểm 1 tháng tổng giá trị bị trộm là 700k SEK. Đây là vấn đề lớn nhất, không phải vì giá trị mà vì thời gian đặt hàng và thay thế những thứ gọi là đồ lưu niệm ( VD các nút nhựa trên các thiết bị bị ăn trộm rất nhiều). SIDA phải bổ sung chi phí xây dựng tường rào. Việc này làm tăng chi phí, tăng thời gian xây dựng.
Trong khi các khu vực khác ở VN thì vẫn nghèo đói thì vùng BB dường như trở nên khá giả hơn.
Giấy đi đâu : Việt Nam có rừng vàng nhưng không hiểu sao gỗ thì thiếu. Ước tính 50% gỗ thu hoạch cho nhà máy BB mất tích trên đường đến nhà máy, trong khi đó giá gỗ trên chợ đen cao.
Năng suất lao động Người Việt khai thác 0,2 tấn gỗ/ngày/người, còn ở Thụy điển 90 tấn gỗ/ngày/người.
Điện : Thiếu. Tháng 7/1980 dự kiến cắt điện 3 tháng. ĐSQ đã phải làm việc với PM Đ.ỗ 10.
Vận chuyển : VN hứa sẽ nâng cấp đường 2 để vận chuyển nhưng thất hứa. Đến 1981 Thụy Điển phải bổ sung thêm viện trợ Asphalt làm đường, bổ sung thêm 20M SEK. Chuyến Asphalt đầu tiên biến mất, Bộ GTVT không giải trình được lô hàng này đi đâu. Thụy Điển dừng chuyển các lô hàng tiếp theo. Do đường xấu, các xe tải hay bị hỏng hóc, chi phí ước tính tăng thêm 50 triệu SEK.
Con người :
Theo họ nhận xét : lười biếng, tinh thần thấp, hay bỏ việc, ăn trộm vặt.
Ban đầu, công nhân bị đói. SIDA lại phải bổ sung 1 khoản viện trợ để thêm thịt và gạo cho công nhân. Tuy nhiên, sự chênh lệch tỷ giá làm khoản viện trợ này bị hao hụt.
Đến lúc hoàn thành, trước khi rút, họ phải bổ sung thêm 500M SEK cho việc chuyển giao. Tuy nhiên, họ không dám chắc chắn về kết quả.
Cuối cùng, như mọi người biết, sau khi Thụy Điển rút, chuyển cho VN quản lý, chẳng mấy chốc từ một trong những nhà máy hiện đại nhất, một công trình đầy đủ nhất đã nhanh chóng trở thành một vấn đề nhức nhối cho người dân.
SIDA rút ra kinh nghiệm là sẽ không bao giờ triển khai 1 dự án như thế này nữa.