- Biển số
- OF-472199
- Ngày cấp bằng
- 22/11/16
- Số km
- 497
- Động cơ
- 203,323 Mã lực
- Tuổi
- 39
Chào các cụ. Mấy ngày hôm nay em stress quá, muốn nghe lời khuyên của các cụ nhiều kinh nghiệm.
Em năm nay 33 tuổi, xuống HN làm được 3 năm rồi nhưng gia đình vẫn ở quê.
Em vào tập đoàn tư nhân cũng đc 1 năm, leo lên đc đến trưởng bộ phận. Nhưng từ khi lên chức mới, em thấy ức chế vô cùng. Trước làm nhân viên thì ko sao, việc ai nấy làm. Giờ có tí gọi là vị trí, liên tục gặp những tình huống oái oăm. Công ty em thuộc loại gia đình trị, dạng thân cô thế cô làm quản lý như em rất hiếm. Có lẽ chính vì thế em cảm giác bị cô lập, sếp thì thường quyết định dựa vào các cuộc họp kiểu " gia đình" mà bản thân em ko đc tham dự.
Lúc đầu em xin nghỉ, sếp gọi lên động viên và cho lên trưởng bộ phận để ở lại. Rồi sếp hứa nhiều thứ, thể hiện rất tin tưởng. Nhưng càng ngày em càng thấy những lời hứa đó xa vời, thói quen nghe 1 tai của sếp vẫn không thay đổi. Bản thân em muốn làm tốt, muốn thể hiện mình xứng đáng nhưng hết lần này đến lần khác bị kéo chân. Có 1 lần em ức chế quá trong cuộc họp đã phải nói: " các anh chị chứng minh được tôi sai thì tôi cảm ơn". Sau lần đó họ ko nói thẳng mặt như trước, nhưng âm thầm khiến em ko thể hoàn thành công việc như ý muốn. Nhất là về mảng nhân sự, chỗ em rất cần thì họ ko chịu tuyển, dù em đề xuất rất nhiều lần.
Có nhiều lúc em chán, tự nhủ thôi thì họ muốn làm kiểu đó thì mình cũng chiều, làm kiểu đối phó cho xong. Nhưng cuối cùng vẫn ko chịu được, chắc tại em tuổi trâu nên cứng đầu.
Giờ mỗi ngày đến vp với em là 1 cuộc chiến, kể cả những việc rất nhỏ nhặt. Chủ tịch giờ chỉ đạo em qua đội trợ lý chứ ko còn hỏi ý kiến em như trước. Em cảm thấy mình cố gắng rất nhiều nhưng chỉ đổi lại là sự thiếu tin tưởng.
Bây giờ nhìn lại em thấy mình ko còn như trước nữa, cả nhiệt tình với công việc và niềm vui cuộc sống. Cái duy nhất tích cực hơn là lương, nhưng chất lượng cuộc sống đâu chỉ quyết định bởi tiền bạc.
Em chỉ có 1 trăn trở, mình bỏ cuộc lúc này liệu có quá sớm. Nhưng ở lại thì liệu có thay đổi được tình hình, khi mà cái gốc rễ của vấn đề là sếp và gia đình sếp thì vẫn ở đây.
Cám ơn các cụ.
Em năm nay 33 tuổi, xuống HN làm được 3 năm rồi nhưng gia đình vẫn ở quê.
Em vào tập đoàn tư nhân cũng đc 1 năm, leo lên đc đến trưởng bộ phận. Nhưng từ khi lên chức mới, em thấy ức chế vô cùng. Trước làm nhân viên thì ko sao, việc ai nấy làm. Giờ có tí gọi là vị trí, liên tục gặp những tình huống oái oăm. Công ty em thuộc loại gia đình trị, dạng thân cô thế cô làm quản lý như em rất hiếm. Có lẽ chính vì thế em cảm giác bị cô lập, sếp thì thường quyết định dựa vào các cuộc họp kiểu " gia đình" mà bản thân em ko đc tham dự.
Lúc đầu em xin nghỉ, sếp gọi lên động viên và cho lên trưởng bộ phận để ở lại. Rồi sếp hứa nhiều thứ, thể hiện rất tin tưởng. Nhưng càng ngày em càng thấy những lời hứa đó xa vời, thói quen nghe 1 tai của sếp vẫn không thay đổi. Bản thân em muốn làm tốt, muốn thể hiện mình xứng đáng nhưng hết lần này đến lần khác bị kéo chân. Có 1 lần em ức chế quá trong cuộc họp đã phải nói: " các anh chị chứng minh được tôi sai thì tôi cảm ơn". Sau lần đó họ ko nói thẳng mặt như trước, nhưng âm thầm khiến em ko thể hoàn thành công việc như ý muốn. Nhất là về mảng nhân sự, chỗ em rất cần thì họ ko chịu tuyển, dù em đề xuất rất nhiều lần.
Có nhiều lúc em chán, tự nhủ thôi thì họ muốn làm kiểu đó thì mình cũng chiều, làm kiểu đối phó cho xong. Nhưng cuối cùng vẫn ko chịu được, chắc tại em tuổi trâu nên cứng đầu.
Giờ mỗi ngày đến vp với em là 1 cuộc chiến, kể cả những việc rất nhỏ nhặt. Chủ tịch giờ chỉ đạo em qua đội trợ lý chứ ko còn hỏi ý kiến em như trước. Em cảm thấy mình cố gắng rất nhiều nhưng chỉ đổi lại là sự thiếu tin tưởng.
Bây giờ nhìn lại em thấy mình ko còn như trước nữa, cả nhiệt tình với công việc và niềm vui cuộc sống. Cái duy nhất tích cực hơn là lương, nhưng chất lượng cuộc sống đâu chỉ quyết định bởi tiền bạc.
Em chỉ có 1 trăn trở, mình bỏ cuộc lúc này liệu có quá sớm. Nhưng ở lại thì liệu có thay đổi được tình hình, khi mà cái gốc rễ của vấn đề là sếp và gia đình sếp thì vẫn ở đây.
Cám ơn các cụ.