[Funland] Em muốn kiện Ngân hàng Vietinbank vì cái kiểu đòi nợ mất dậy các cụ cho em ý kiến

xebetong

Xe lăn
Biển số
OF-159622
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
11,631
Động cơ
426,066 Mã lực
Thế giới nó không có loại ngân hàng gọi hàng xóm (tổ trưởng dp) của khách hàng đến bêu :)
 

Thelastday

Xe buýt
Biển số
OF-331157
Ngày cấp bằng
14/8/14
Số km
528
Động cơ
285,730 Mã lực
Thế giới nó không có loại ngân hàng gọi hàng xóm (tổ trưởng dp) của khách hàng đến bêu :)
Nó gọi cmn 911 thôi... thế giới cụ thế thế giới nào thế

1/ Gọi dt đòi nợ
2/ Cử ng xuống đòi
3/ Gửi trác toà
4/ 911
 

beden

Xe đạp
Biển số
OF-12556
Ngày cấp bằng
9/1/08
Số km
25
Động cơ
523,183 Mã lực
bác chủ còn vài chục nên xắp xếp trả cho xong luon đi - đừng để chuyển nhóm nợ xấu - sau này làm ăn cần tièn kinh doanh mới thấy được giá trị
 

Thelastday

Xe buýt
Biển số
OF-331157
Ngày cấp bằng
14/8/14
Số km
528
Động cơ
285,730 Mã lực
Vâng
Ai chả sĩ
Bọn tây nó mà biết thiếu nợ ngân hàng đến mách hàng xóm thì nó cũng chẳng
giám vay :)
Tây nó ko quan tâm hàng xóm nó chỉ sợ 911 nên ko mời tổ trưởng dân phố cụ ah... mà nó cũng méo có tổ trưởng dân phố để mời
 

luvsmile

Xe buýt
Biển số
OF-355546
Ngày cấp bằng
26/2/15
Số km
546
Động cơ
267,916 Mã lực
Tháng nào cũng quá hơn chục ngày, thế thì cụ chủ luôn dính nhóm 2 ạ :))
Cụ nhóm 2 thì thằng làm hồ sơ cũng chịu áp lực chả kém :))
E nghĩ cụ nên nhìn lại bản thân trước khi đi chê NH
Còn BIG4 người ta thẩm định chặt nên bên phía đòi nợ vẫn không "chuyên nghiệp" như homecredit, FE hay VPBank đâu :D
 

ngocmai227

Xe cút kít
Biển số
OF-354323
Ngày cấp bằng
11/2/15
Số km
16,793
Động cơ
2,156 Mã lực
Nơi ở
Ở nhà vợ nuôi.
E nói thật cụ chủ cứ trả đúng hạn đi là nó hết mất dậy ngay, chứ mỗi tháng mỗi đòi lại phải gọi người này người nọ mệt bỏ mịa, chả thằng nào thích làm thế cả.
 

1234567890abc

Xe hơi
Biển số
OF-481966
Ngày cấp bằng
4/1/17
Số km
141
Động cơ
195,951 Mã lực
Cụ muốn mời tổ dân phố thì dc chứ. Tuy nhiên họ có đi với cụ hay không là việc khác. Cụ chày cối một cách cảm tính. Cụ đưa văn bản pháp luật ra rồi lại phủ định nó.
Trong văn bản cụ đưa, tổ dân phố phải có trách nhiệm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, và người ta làm đúng chức năng được giao, vậy cụ còn đòi gì? Đảm bảo, giữ gìn thì không có nghĩa là chờ việc xảy ra rồi mới tới cụ nhé.
Bạn có vấn đề về tư duy à? Tôi đưa ví dụ để thấy là chỉ có thằng tổ trưởng ngu nó mới đi tham gia vào các giao dịch dân sự như kiểu như giữa ngân hàng và khách hàng. Việc này cũng như éo thằng tổ trưởng nào hàng ngày đi trông nhà vệ sinh công cộng tôi kinh doanh để phòng trường hợp thằng đi đ.ái éo trả tiền dẫn đến đánh nhau gây mất trật tự.

Còn định nghia về giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội như sau: giữ gìn TTATXH bao gồm: chống tội phạm; giữ gìn trật tự nơi công cộng; phòng ngừa tai nạn; bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường. Ở đây không có tội phạm, giao dịch không ở nơi công cộng, chúng mày vào nhà tao làm cái éo gì?

Đọc thì phải hiểu.
 

tobi1601

Xe hơi
Biển số
OF-575087
Ngày cấp bằng
21/6/18
Số km
164
Động cơ
142,978 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
em cũng làm tín dụng ngân hàng đây, mảng cho vay khách hàng cá nhân. từ những ngày đầu đi làm cho đến thời điểm này, cũng là khoảng thời gian tương đối, nhưng em vẫn quán triệt cách làm: ko bao giờ em nhắn tin giục hay đòi nợ khách hàng, trong tin nhắn của em ko bao giờ có từ nào như “trả nợ”, “phải nộp”.

Tuy nhiên, em vẫn luôn phải theo sát để tránh khách hàng của em vì quên hay bận rộn mà chậm trả trên 10 ngày để bị nhảy nhóm nợ, bên em có tin nhắn hệ thống gửi tự động cho khách hàng 2,3 ngày trước ngày thu gốc lãi, qua ngày đó, em kiểm tra nếu kh quá hạn thì sẽ gọi điện thông báo để kh biết, và báo kh tránh để chậm quá 10 ngày, chứ cũng ko có ý yêu cầu kh phải thu xếp tiền đóng ngay

trường hợp trả gốc lãi chậm như anh chị bác chủ top, em nghĩ vấn đề thực sự đơn giản, vẫn chỉ là nợ nhóm 2 thôi, mà dư nợ còn ít thì trích lập dự phòng có đáng kể gì đâu.
tùy thời điểm với quan điểm thôi, tầm 2 năm trước em làm thì khác nợ nhóm 2 bình thường như cân đường hộp sữa. mà bây giờ có khách lên nhóm 2 phát nhé, trừ kpi ảnh hương lương thưởng của mình, xong ảnh hưởng kpi phòng, giám đốc mắng trưởng phòng trưởng phòng mắng xuống mình mết lắm
 

tobi1601

Xe hơi
Biển số
OF-575087
Ngày cấp bằng
21/6/18
Số km
164
Động cơ
142,978 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E chậm có 2,3 ngày mà nv tín dụng gọi e rục rối zít... Có lần ngân hàng tự trừ trong tk gốc còn thiếu mấy chục k cu cậu cũng tự nộp vào cho e. Hôn sao mới gọi kể. E thấy chắc trách nhiệm gắn với đh và hs của m rồi.
e gặp mấy khách chầy bửa mà biết là họ có tiền thật, mấy lần liền ứng tiền triệu thanh toán trước cho họ rồi họ ck mình sau đấy ạ :-<
 

tobi1601

Xe hơi
Biển số
OF-575087
Ngày cấp bằng
21/6/18
Số km
164
Động cơ
142,978 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ chủ cứ thực hiện đúng theo các điều kiện của hợp đồng đi, ngày trả nợ, số tiền trả nợ thì sao Ngân hàng nó có ý kiến? Còn cụ nói là không có nợ quá hạn, xin lỗi cụ chứ, không quá hạn thì chả thằng NH nào xuống tận nơi đôn đốc trả nợ như thế đâu. Có vay có trả, đàng hoàng thì ngại đek bố con thằng nào? Cụ cứ lấy lý do của cụ là chậm trả thì đồng ý nộp phạt, việc chậm trả thì đương nhiên cụ phải chịu lãi phạt, như vậy
là cụ đã vi phạm hợp đồng tín dụng với NH rồi, chẳng qua NH nó nhiều lần đàm phán với cụ về chuyện trả nợ không được thì cực chẳng đã nó mới phải mời tổ dân phố thôi. Cụ có dám cam kết là cụ chưa quá hạn lần nào ko?
ván đề là ở đây cụ chủ trả chậm 2 mấy ngày, theo quan điểm của cụ ý như thế k coi là trả chậm hay quá hạn j cả, mà với quan điểm ngân hàng chậm 1 ngày cũng là quá hạn
 

Cứ phải cố

Xe tăng
Biển số
OF-537651
Ngày cấp bằng
18/10/17
Số km
1,087
Động cơ
173,669 Mã lực
Thưa các cụ, chả là ông anh bà chị em làm ăn có mượn sổ đỏ của ông bà già em cắm để thế chấp để vay ngân hàng khoảng hơn 400tr, đến thời điểm này cũng trả gần hết rồi còn chắc cỡ vài chục triệu. Tuy nhiên do thời gian khoảng 10 tháng gần đây làm ăn khó khăn nên thường xuyên bị trả chậm ví như thường thì khoảng tầm 5-10 trả thì nay phải tầm 23-25 mới trả được, chứ không phải là 2 hay 3 tháng mới trả 1 lần. Tuy nhiên ngân hàng lại đưa người xuống nhà bố mẹ em, rồi mời cả tổ trưởng, xóm trưởng này kia đến nhà đủ các thứ này kia...

Em thấy vấn đề như sau vay bị trả chậm Ok chậm thì tất nhiên sẽ phải chịu phạt trả lãi trả chậm, kể cả có ko trả được thì vay thế chấp sổ đỏ cứ coi nhưu ko trả được đi thì tôi mất, vậy tại sao lại có kiểu thái độ nhân viên xuống nhà nói này kia rồi mời cả tổ trưởng dân phố này kia đến, các cụ cho em hỏi quy định của Ngân Hàng VietinBank là có cái này ạ. Cụ nào hiểu rõ luật thông não giúp em. Em cảm ơn các cụ ợ.
Bọn Viettinbank là bọn khó chịu nhất về ốp nợ. Việc mất khả năng tạm thời thanh toán là ko ai muốn. Nó có thể xử theo điều khoản HD vay, cụ cứ bình tĩnh kệ cmn đừng giật gấu vá vai rồi khổ. Cùng lắm nhảy nhóm.
 

tobi1601

Xe hơi
Biển số
OF-575087
Ngày cấp bằng
21/6/18
Số km
164
Động cơ
142,978 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Sau khi mời tổ trưởng tổ phó dân phố và các đoàn thể địa phương đến thì tin đồn lan nhanh lắm. Nhà cụ bị thêu dệt đủ thứ chuyện không tốt như vỡ hụi, hậu world cup,.... phải thế chấp căn nhà
đấy chính là một phần lí do đấy ạ :)) thường thì nếu khách k hợp tác sẽ dọa kiểu mời tổ dân phố và đoàn thể địa phượng đến làm việc, nhiều khách ngại mang tiếng nên cố xoay tiền trả được đấy ạ
 

tobi1601

Xe hơi
Biển số
OF-575087
Ngày cấp bằng
21/6/18
Số km
164
Động cơ
142,978 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
1. Nợ ngân hàng phân chia như sau:
- Nợ trong hạn: nhóm 1.
- Nợ quá hạn: nhóm 2, 3,4,5. Trong nợ quá hạn lại chia ra:
+ Nợ cần chú ý: nhóm 2
+ Nợ xấu: nhóm 3,4,5
- Trích lập dự phòng: nhóm 2 5%, nhóm 3 20%, nhóm 4 50%, nhóm 5 100% (dư nợ - giá trị tài sản đảm bảo). Do có tài sản đảm bảo là bất động sản, dư nợ còn thấp nên ở đây trích lập dự phòng bằng 0, kể cả là nợ nhóm 5 (vân trích lập nhưng bằng 0, khác với không phải trích lập). Vì vậy, nếu chỉ về ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng là không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh, của nhân viên sẽ bị ảnh hưởng. Ảnh hưởng đến thành tích của chi nhánh, của nhân viên và do đó ảnh hưởng đến quyền lợi (lương, thưởng...)

2. Theo quy định hiện tại thì nợ của chủ thớt là nợ nhóm 2, nợ cần chú ý, chưa phải là nợ xấu. Tuy nhiên, do có nhiều phát sinh trả chậm nên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietinbank có thể phân loại nhóm nợ của chủ thớt sang nhóm 3.

3. Về ứng xử của Vietinbank: quá kém.
Thứ 1: Nếu khách hàng vẫn có nguồn thu, hàng tháng vẫn trả, chỉ chậm từ đầu tháng đến cuối tháng thì nhân viên tín dụng nên chủ động làm đề xuất điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho chủ thớt để phù hợp với năng lực thanh toán của khách hàng. Có ai cấm điều chỉnh đâu??? Sau điều chỉnh cho phù hợp thì khách hàng và ngân hàng đỡ phải gặp nhau thường xuyên.
Thứ 2: làm việc định kỳ sau khi cho vay với khách hàng là chuyện bình thường, đặc biệt là khi khách hàng có phát sinh nợ quá hạn. Tuy nhiên, đây là quan hệ dân sự giữa ngân hàng và khách hàng. Khách hàng vẫn đang cố gắng thực hiện nghĩa vụ trả nợ; khách hàng và ngân hàng chưa có thoả thuận phải xử lý tài sản đảm bảo; ngân hàng chưa khởi kiện dân sự, chưa có quyết định xử lý tài sản đảm bảo của toà án. Do vậy, việc mời tổ dân phố tham gia vào quan hệ dân sự như trên là hoàn toàn sai. Chỉ mời chính quyền tham gia khi có thoả thuận hoặc quyết định xử lý tài sản đảm bảo. Chủ thớt hoàn toàn có thể mời (đuổi) tổ trưởng dân phố ra khỏi nhà nếu họ tham gia vào việc này.

4. Khởi kiện ngân hàng: hoàn toàn không nên. Vì khởi kiện thì được gì? Mất thì mất thời gian, mất quan hệ.

5. Giải pháp:
Đề nghị ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ với dư nợ còn lại cho phù hợp với nguồn thu (cả về lượng và về thời gian).
Trao đổi thẳng thắn với ngân hàng về phương pháp làm việc của họ khi họ mời tổ dân phố tham gia vào làm việc.

Tôi phân tích trên thông tin chủ thớt cung cấp. Tôi chỉ hơi lăn tăn là thường thì ngân hàng cũng chẳng làm căng với những trường hợp vẫn trả nợ (mặc dù trễ), số tiền nợ còn không còn nhiều, lại có tài sản đảm bảo là bất động sản như thế này.
Ý thứ 3 của không hợp lý nhé, cơ cấu nợ không ai cấm nhưng nhảy nhóm 2 luôn, thế cơ cấu làm j, thà giục khác trả còn đỡ hơn
 

1234567890abc

Xe hơi
Biển số
OF-481966
Ngày cấp bằng
4/1/17
Số km
141
Động cơ
195,951 Mã lực
Cụ có làm Bank ko? Cụ biết Ngân hàng, nhất là mấy ông Ngân hàng cổ phần nhà nước khi phải xử lý nợ xấu rất hay mời và nhờ chính quyền địa phương giúp đỡ. Vì sao cụ biết không?
Thứ 1: đảm bảo an toàn cho nhân viên
Thứ 2: chứng kiến sự việc. Nếu phải làm biên bản bên kia họ không ký thì có người xác nhận bên kia không ký biên bản làm việc. Thế thôi
Từ đầu đến cuối, chính quyền địa phương không hề can thiệp vào nghiệp vụ của nhân viên. Có đôi khi, chính họ lại năn nỉ, nói vào giúp cho người vay đó cụ.
Chỉ mấy vùng nông thôn mấy đồng chí ngân hàng cổ phần nhà nước vẫn hay đi doạ là chiếm dụng tiền ngân hàng cổ phần nhà nước là chiếm dụng tiền nhà nước. Người dân không hiểu biết mới sợ.

Những đội hiểu biết, nó chỉ làm việc với những ai có giấy giới thiệu của ngân hàng, giấy tờ tuỳ thân phù hợp với giấy giới thiệu. Còn lại nó đuổi tất. Nó không sai. Được chưa.

Ở đây đang nói về đúng sai, do đó cần phân tích trên cơ sở các quy định pháp lý cụ thể. Đừng lấy thói quen, cảm tính ra để nói. Tôi nhắc lại là ngân hàng hoàn toàn có quyền làm các việc cần thiết để thu hồi nợ, tôi cũng không ủng hộ việc chậm trả nợ nếu có đủ nguồn lực (đây mới gọi là chầy bửa). Tuy nhiên khi có vấn đề thì cán bộ tín dụng phải tìm hiểu nguyên nhân và có ứng xử phù hợp, không lạm quyền.
 
Chỉnh sửa cuối:

tobi1601

Xe hơi
Biển số
OF-575087
Ngày cấp bằng
21/6/18
Số km
164
Động cơ
142,978 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em phụ trách tín dụng trong Ngân hàng nên có đôi lời với cụ như sau:
1. Về lý:
- Tín dụng là thỏa thuận vay mượn có vay có trả theo đúng thời hạn nên khi a/c cụ không trả được nợ đúng hạn thì ngân hàng có quyền đòi nợ theo những hình thức mà pháp luật không cấm, cụ thể ở đây là làm việc với bên thế chấp/bên bảo đảm là bố mẹ cụ (quyền lợi và nghĩa vụ của bên bảo đảm cụ xem lại hợp đồng hoặc gúc gờ giúp e). Khi làm việc với bên thứ 3 thì sẽ có bên chứng kiến (tổ dân phố, CS khu vực..) để đảm bảo an toàn, pháp lý cho các bên (nếu cần thiết)
- A/c cụ thường trả chậm ~15 ngày nên nợ thuộc nhóm 2 (cần chú ý), có biểu hiện chậm trả, tiềm ẩn rủi ro nên việc xuống làm việc thường xuyên là điều dễ hiểu, lí do thì như 1 số cụ đã phân tích (ảnh hưởng đến lương, thưởng, thi đua...), đấy là e chưa nói đến việc hồ sơ có sai sót => rắc rối pháp lý. Đừng cụ nào tổ lái e là có mấy chục triệu mà đòi ghê thế, ở địa bàn e 1 CB tín dụng phụ trách khoảng 200 KH là bình thường, cứ mỗi khách hàng vài chục thế này thì ăn đủ r.
- Cụ nói là k trả được thì tôi mất nhà, báo cáo cụ Ngân hàng cho vay k chỉ căn cứ vào tài sản mà còn nhiều yếu tố khác (nguồn thu nhập thực sự, uy tín nghề nghiệp...), và xử lý bán một tài sản để thu hồi nợ còn qua nhiều công đoạn (tòa án,thi hành án...). Không ai vì mấy chục triệu mà lôi nhau ra tòa làm gì, mà người thua kiện 99% sẽ là a/c cụ.
2. Về tình:
- E k biết mấy chục như cụ nói là bao nhiêu nhưng e cho rằng CB ngân hàng xử lý hơi cứng nhắc, cái này có thể xem xét cơ cấu ngày trả nợ về ngày 20-25 hàng tháng để thuận tiện cho a/chị cụ (nếu a/c cụ vẫn trả đều:)). Việc mời tổ dân phố cũng xem xét lại đã thực sự cần thiết chưa khi số nợ k còn nhiều, có thể CB bị áp lực nào đó...
- Cụ xem trao đổi lại với a/c cụ cố gắng huy động để giải quyết dứt điểm, tránh để ảnh hưởng đến uy tín sau này.
cơ cấu nợ phát nhảy nhóm 2 luôn cụ ơi
 

1234567890abc

Xe hơi
Biển số
OF-481966
Ngày cấp bằng
4/1/17
Số km
141
Động cơ
195,951 Mã lực
Ý thứ 3 của không hợp lý nhé, cơ cấu nợ không ai cấm nhưng nhảy nhóm 2 luôn, thế cơ cấu làm j, thà giục khác trả còn đỡ hơn
Khi khách hàng có sự biến động về nguồn thu thì cần điều chỉnh cho phù hợp. Không điều chỉnh, tháng nào cũng phát sinh nợ quá hạn. Không điều chỉnh thì hiện nay nợ đang là nhóm 2. Cơ cấu kỳ hạn trả nợ vẫn nhóm 2.

Và quan trọng nhất, cơ cấu kỳ hạn trả nợ có thể giúp khách hàng không phát sinh nợ quá hạn, không bị phạt các khoản quá hạn phát sinh, giúp khách hàng giảm khó khăn. Đây là ngân hàng hướng về khách hàng.

Vậy với những lý do trên tại sao không cơ cấu?
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top