Các cụ chửi bới ghê gớm quá. Em chỉ mạn phép đóng góp một chút ý kiến về chuyên môn, hầu mong các cụ có một góc nhìn tương tự BS để đánh giá được đa chiều hơn.
Theo tóm tắt bệnh án, em hiểu vấn đề nổi trội nhất mà cụ quan tâm là "bí tiểu" sau sinh, được đặc trưng bởi tình trạng không đi tiểu được và cầu bàng quang.
Đây là hậu quả của tình trạng chấn thương sinh dục, cụ thể là niệu đạo (ống nối bàng quang ra bên ngoài). Ống này bị chấn thương -> Sản phụ mất khả năng đi tiểu, phải thông tiều bằng ống thông.
Các cụ hay có ý kiến về chuyên môn này nọ, nhưng quên mất một điều đó là tình trạng bản thân người mẹ. Đây là yếu tố to lớn nhất trong bất kỳ outcome của cuộc vượt cạn nào. Em xin bắt đầu: Thai phụ 41 tuổi, sinh lần 2, con 41 tuần. Nhận định đầu tiên thì đây là một thai phụ lớn tuổi, thai quá ngày. Một nguy cơ hiển hiện đây là một case khó khăn do thai phụ lớn tuổi sức khỏe kém, thai quá ngày thì thường là thai lớn, (cân nặng em bé khi sanh là 3700gr). Các ca sanh thai lớn thường có nguy cơ chấn thương đường niệu và đường sinh dục.
Trong quá trình chuyển dạ, đầu thai nhi phải vượt qua một ống vô cùng chật hẹp được tạo ra bởi các mô mà kích thước của nó bị giới hạn bởi khung chậu của người mẹ. Người mẹ có khung chậu càng nhỏ, thai nhi có vòng đầu càng to thì các cơ quan trong ống này càng bị chèn ép. Hơn nữa thai phụ lớn tuổi, sức rặn kém càng làm cuộc vượt cạn diễn ra càng lâu, càng làm tăng thêm tổn thương và thiếu máu.
Nguy cơ chấn thương sinh dục và đường niệu là do tình trạng của bệnh nhân, ít khi phụ thuộc vào sự can thiệp của BS.
Em không rõ chiều cao cân nặng, vòng hông người mẹ cũng như vòng đầu em bé là bao nhiêu, nhưng nhìn chung với các ca có bất xứng đầu chậu ntn, nguy cơ chấn thương sinh dục và niệu đạo là có.
Bên cạnh nguy cơ chấn thương đường niệu và sinh dục, các case sanh này cũng có nguy cơ băng huyết sau sanh, đờ tử cung, nhiễm trùng sơ sinh, suy thai và sa dây rốn hơn sản phụ bình thường rất nhiều.
Về vấn đề cắt rạch tầng sinh môn của BS. Việc cắt tầng sinh môn được đặt ra nhằm phòng tránh biến chứng rách tầng sinh môn, xảy ra đến 8/10 thai phụ khi hầu hết phụ nữ VN có âm hộ bé. Ở thai nhi có kích thước lớn càng nên làm và chủ động làm nữa. Vết cắt rạch tầng sinh môn thường ở vị trí 7h, là vị trí mà Không có cơ quan quan trọng đi qua. Niệu đạo của người phụ nữ ở vị trí 12h, nên việc cắt tầng sinh môn làm tổn thương niệu đạo là không có cơ sở.
Việc đặt lưu ống thông tiểu ở BN này, ngoài mục tiêu giải thoát lượng nước tiểu tồn đọng trong bàng quang, còn là để giảm áp lực và là bộ khung tạo hình & chống dính trong quá trình chờ lành tổn thương niệu đạo, việc đặt lưu ống thông tiểu ở BN này la có cơ sở.
Về mặt chuyên môn, em chưa thấy BV BD có vấn đề hoặc xử trí chưa phù hợp.
Em biết trong bất cứ ca sinh hay ca mổ nào, người nhà luôn luôn mong muốn người thân mình khỏe mạnh, nhưng không phải trường hợp nào cũng dễ dàng và may mắn. Các cụ đồng hành với BS khi khỏe mạnh, cũng xin các cụ bình tính và đồng hành với BS khi mọi việc xảy ra không theo ý muốn.