Lắm người vẫn dùng từ VAY đc thì cũng nể thật
chưa cần nói đạo hiếu & tính công lao chăm sóc 20 năm ko thể tính bằng $ thì cũng nên nhẩm thử coi chi phí nuôi mình 20 năm bao nhiêu $ đã ? Vậy mà xh giờ con cái chưa chăm nuôi đc lại ngày nào mà chúng nó lấy ckvk đã phải "Tinh Tế" với "Vay Con Dâu" cho êm ấm cửa nhà khi cần tiền thì đúng là đẻ & nuôi con làm gì cho phí công nhỉ, nuôi chó mèo nó còn có ích hơn.
Nói chung là chồng & vợ trong trường hợp này đều sai & giải tán đến khi đủ lớn cho nhanh
Đúng đấy cụ ạ. Thế nên giò nhiều bạn trẻ chọn cuộc sống độc thân thì bố mẹ lại gào rú lên là bất hiếu này nọ. Bắt con cái lấy vợ lấy chồng không vun đắp, tạo điều kiện cho con có một gia đình hạnh phúc thì khổ cả mấy đời.
Trong trường hợp cụ chủ thớt, có mấy vấn đề cụ cần xem xét, là người ở giữa cụ phải hiểu và quyết định:
1. Mẹ cụ không hợp lý trong việc lấy vàng cưới của con để cho cậu vay xây nhà. Nói hẳn với cậu là tôi có gì thì cho cậu vay nhưng vay vàng của con mới cưới thì không được. Còn đạo nghĩa thông gia và sự độc lập của gia đình con. Vay lần hai để đóng BHNT trong khi con chưa có nhà, chưa dám đẻ con vì kinh tế khó khăn, vay riêng con trai là gián tiếp đẩy vợ chồng con vào xung đột. Thông gia bị K không biết mẹ cụ chủ có biết và có quan điểm thế nào?
2. Bố mẹ vợ cụ chủ là người độc lập cơ bản là ổn. Nhưng trong tình huống con gái động tý giận dỗi bỏ về nhà hai lần mà không có sự uốn nắn kịp thời và rõ ràng là chưa được. Cần gọi con rể để hỏi rõ sự tình, chỉ chấp nhận cho con ở lại khi cả hai xác định ly hôn hoặc nói rõ cần một thời gian cân nhắc, suy nghĩ về mối quan hệ vợ chồng và phải được con rể đồng ý (nói cho có thôi).
3. Vợ cụ phản ứng một cách tương đối bình thường so với quan điểm giới trẻ hiện nay. Có sự so sánh giữa hoàn cảnh của bố mẹ đẻ, mẹ chồng. Tình yêu với cụ chủ cũng ở mức vừa phải. Nếu là người tỉnh táo sẽ chắc chắc ly hôn, trước khi vướng phải con cái. Còn nếu dạng làm mình làm mẩy chẳng đâu vào đâu thì cuộc sống tiếp theo khó mà hạnh phúc, mãn nguyện được.
4. Cụ chủ còn nặng nợ, chưa sẵn sàng cho việc xây dựng gia đình. Nhưng việc đã rồi vẫn phải quyết thôi.
- cụ đến nhà bố mẹ vợ nói chuyện với bố me vợ và vợ về quyết định lý hôn. Trước tiên là xin lỗi bố mẹ vợ vì “việc của vợ chồng xảy ra khi mẹ bị bệnh là điều không nên. Nhưng ý vợ con đã quyết thì xin ý kiến kiến bố mẹ con nên quyết thế nào? Con nghĩ cũng nên thuận tình ly hôn trước khi có con cái để em (vợ) không bị vướng bận hạnh phúc sau này). Diễn biến sau thì tuỳ quyết định của vợ và bố mẹ vợ nhưng cụ phải thật bình tĩnh và đàng hoàng. Cũng không nên quyết định ngay và luôn, chỉ bày tỏ quan điểm của mình và để vợ tiếp tục ở nhà ông bà thêm một tuần, một tháng để suy nghĩ trước khi quyết. Dù bố mẹ vợ và vợ có muốn đoàn tụ, về ngay cũng không đón về mà nó cả hai cần suy nghĩ thêm và hẹn tuần sau đón.
- Đối với mẹ và em gái cũng nên họp lại, cũng thông báo hoàn cảnh gia đình, nếu ra những lý do cụ thể. Cách mình dẹ kiến xử lý là ly hôn. Đa số các trường hợp này mẹ với em sẽ khó lóc lu loa nào là tao làm cũng vì cái lọ, vì cái chai, vì chúng mày. Cụ thì cứ ghi nhận, tấm lòng mẹ và em nhưng nói rõ là ý thì tốt nhưng cách làm không hay. Hỏi luôn sau này con có nên lấy vợ mới không? Nếu mẹ và em cụ bảo bỏ luôn và ngay lấy con khác thì cụ chắc chắc nên bỏ rồi nhưng chớ có lấy vợ nữa. Còn nếu mẹ và em cụ khuyên cụ quay lại thì cụ nói cũ đang lương lự, đã thống nhất với nhà vợ một tuần, một tháng để hai vợ chồng suy nghĩ thêm. Thường thì nóng giận ai cũng văng ra nhưng mẹ bà em cụ cũng không muốn gia đình cụ chia rẽ. Mẹ với em, cụ không bỏ được, và họ cũng không bỏ cụ được.
Vài lời dông dài, có gì không phải cụ thông cảm. Chúc cụ bình tĩnh, sáng suốt và bao dung!