[Funland] Em mở thớt nhà nông, cụ nào thích nông nghiệp sạch nhảy vào đây !

EyeStorm

Xe điện
Biển số
OF-39110
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
3,664
Động cơ
497,610 Mã lực
Nơi ở
Lang thang ^^
Cụ để nó chạy vs ngủ trên nền đất nện như kia thì vứt, rù vs toi liên tục. Đang mùa gặt, cụ đi mua cho em vỏ trấu trộn với gio bếp trải 1 lớp xuống nền, trong chuồng cụ làm nền - có thể dùng tấm lưới cách mặt đất khoảng 15 - 20 phân chứ đừng để nó giẫm xuống đất.
Lại nói về gà đẻ, em có ý nhân giống gà ri thuần chủng, theo luật của họ nhà gà thì một anh được kết hôn với 8 vợ... em làm những chuồng riêng biệt để tránh việc giao phối cận huyết...kết quả là gà nuôi nhốt không được cho ăn cân đối hàm lượng dinh dưỡng rụng hết cả lông, đẻ kém, tỷ lệ ấp nở thấp...

View attachment 1895800

Cụ tứ vấn cho em với, giờ chuồng bỏ không... còn lại mấy con gà rừng chắc cũng sắp die !

View attachment 1895801
Cụ cho gà ăn những gì? Em thì nuôi ít, có độ chưa đến chục con, hàng ngày thì cứ bèo tây rửa sạch hoặc rau muống hoặc cuộng rau lang ném vào cho nó bới, ngô xay dạng mảnh, bã đậu tương (bã đậu phụ ý). Tuần thì độ đôi lần cho ăn cá băm hoặc ốc biêu vàng giã dập ^^
Cơ mà em trải trấu rồi mà chuồng vẫn hôi mù, mỗi lần thay trấu là 1 lần đấu tranh tư tưởng ghê ghớm lắm luôn :))
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,624
Động cơ
905,422 Mã lực
...
Cơ mà em trải trấu rồi mà chuồng vẫn hôi mù, mỗi lần thay trấu là 1 lần đấu tranh tư tưởng ghê ghớm lắm luôn :))
Bác đi hỏi cái chế phẩm EM (Effective Microorganism) phun lên nền.
Chỉ phun khi cái đệm ấy đã hơi ẩm, còn phun lúc trấu vẫn khô thì tụi vi sinh chẳng phát triển được và chúng sẽ chết đói.
Phun lần tiếp theo sau độ 3 ngày đến 1 tuần.
Những lần sau nữa tuỳ độ ô nhiễm, nhưng nên hàng tháng phun lại.
Bây giờ đang mốt có cái "Đệm sinh học", giá khá cao, nhưng nguyên lý cũng chỉ là trấu hay mùn cưa được phun cái chế phẩm này thôi.
Em đảm bảo khi nhiệt độ không khí cao hơn 25oC thì sau lần phun thứ 3 bác chẳng còn ngửi thấy cái gì, mà cái nền chuồng rất tơi và xốp, không bị dí đặc nếu chế phẩm EM bác phun là tốt.
Nhưng khi nhiệt độ không khí quá thấp (về mùa đông) thì tụi vi sinh sẽ ngủ, chẳng phát triển, nên hầu như chẳng có tác dụng.
Cơ sở tụi em khá lớn (tính số gà đang đẻ bằng vạn), nhưng dùng cả năm chưa hết 1 triệu đồng cho cái thứ EM này đâu!
 

namtandainam

Xe tải
Biển số
OF-344173
Ngày cấp bằng
25/11/14
Số km
336
Động cơ
274,160 Mã lực
Tuổi
53
Nơi ở
Lang thang
Website
tandainamsecurity.com.vn
Đêm qua con chó nhà em cắn chết hơn trăm con gà mía, rầu lòng quá. Nuôi gà ta cứ chuồng rộng, bãi chăn thả hơi dốc để làm sạch tự nhiên, em thấy ít bệnh.
 

ltlinh

Xe điện
Biển số
OF-21001
Ngày cấp bằng
10/9/08
Số km
2,348
Động cơ
518,019 Mã lực
View attachment 1889421

Em thích nuôi theo phương pháp truyền thống của các cụ ngày xưa mà nuôi gà, gà chết, nuôi cá cá chết... trồng cây thì không lớn... Thuê kỹ sư nông nghiệp thì vẫn y nguyên... gà vẫn chết, cây vẫn còi ... chắc phải cải tạo chuồng gà thành hôm sờ tây !

Mời các cụ vào chia sẻ kinh nghiệm !
Đẹp đấy, tôi cung đang có ý định.

Cụ ném vào đây mất bao nhiêu củ to để đuọc như bây giờ
 

EyeStorm

Xe điện
Biển số
OF-39110
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
3,664
Động cơ
497,610 Mã lực
Nơi ở
Lang thang ^^
Bác đi hỏi cái chế phẩm EM (Effective Microorganism) phun lên nền.
Chỉ phun khi cái đệm ấy đã hơi ẩm, còn phun lúc trấu vẫn khô thì tụi vi sinh chẳng phát triển được và chúng sẽ chết đói.
Phun lần tiếp theo sau độ 3 ngày đến 1 tuần.
Những lần sau nữa tuỳ độ ô nhiễm, nhưng nên hàng tháng phun lại.
Bây giờ đang mốt có cái "Đệm sinh học", giá khá cao, nhưng nguyên lý cũng chỉ là trấu hay mùn cưa được phun cái chế phẩm này thôi.
Em đảm bảo khi nhiệt độ không khí cao hơn 25oC thì sau lần phun thứ 3 bác chẳng còn ngửi thấy cái gì, mà cái nền chuồng rất tơi và xốp, không bị dí đặc nếu chế phẩm EM bác phun là tốt.
Nhưng khi nhiệt độ không khí quá thấp (về mùa đông) thì tụi vi sinh sẽ ngủ, chẳng phát triển, nên hầu như chẳng có tác dụng.
Cơ sở tụi em khá lớn (tính số gà đang đẻ bằng vạn), nhưng dùng cả năm chưa hết 1 triệu đồng cho cái thứ EM này đâu!
He he... Thanks bác, để em mua và phun thử. Chứ em nuôi ít gà để đỡ phí khi dỡ chuồng dế, có những con dế bị còi, phát triển chậm thì em ném cho gà ăn. Chứ cái đám còi xương đấy làm thành phẩm thì mất khách ^^ mà thả ra vườn thì chỉ béo đám cóc nhái, rắn mối tự nhiên và nó phá vườn rau cỏ em trồng làm nguyên liệu chăn dế :D :D :D
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,624
Động cơ
905,422 Mã lực
Đêm qua con chó nhà em cắn chết hơn trăm con gà mía, rầu lòng quá. Nuôi gà ta cứ chuồng rộng, bãi chăn thả hơi dốc để làm sạch tự nhiên, em thấy ít bệnh.
Chó có nhiều con rất thông minh, có thể giáo huấn offsitu, nhưng đại đa số trường hợp thì phải ngay tại trận thì chúng mới hiểu.
Đàn chó của tụi em khá đông, lúc đông nhất hơn 50 con, chúng bắt rắn, bắt chồn rất giỏi. Gần đây do không cho các ông bảo vệ thịt nữa thì các ông ấy hơi chểnh mảng, nhưng hiện thời vẫn có 3 ổ vừa đẻ xong. Tụi em đang thay dần chó ở trại bằng chó Phú Quốc và Mông Cộc. Hôm vừa rồi có con bẹc giê đực rất to ở đâu lọt vào (xung quanh XN tụi em tiếp giáp với 3 xã được bọc bằng tường bao cao 2 mét, chỉ có 2 chỗ là đường mương thủy lợi của địa phương phải để hở. Trong ảnh đứng cạnh là con Phú Quốc đực 14 ký), chẳng biết có phải nó qua chỗ ấy hay không.
Còn gà thả rông phải cần diện tích rộng, trên bãi chăn thả phải loại bỏ tuyệt đối những chỗ nước đọng, bùn bẩn.
Khi nuôi hơi nhiều gà chăn thả có 2 bệnh ký sinh trùng rất khó trị là bệnh đầu đen (liên quan đến con giun kim) và bệnh ký sinh trùng đường máu (liên quan đến muỗi như sốt rét ở người)!

 
Chỉnh sửa cuối:

namtandainam

Xe tải
Biển số
OF-344173
Ngày cấp bằng
25/11/14
Số km
336
Động cơ
274,160 Mã lực
Tuổi
53
Nơi ở
Lang thang
Website
tandainamsecurity.com.vn
Chó có nhiều con rất thông minh, có thể giáo huấn offsitu, nhưng đại đa số trường hợp thì phải ngay tại trận thì chúng mới hiểu.
Còn gà thả rông phải cần diện tích rộng, trên bãi chăn thả phải loại bỏ tuyệt đối những chỗ nước đọng, bùn bẩn.
Khi nuôi hơi nhiều gà chăn thả có 2 bệnh ký sinh trùng rất khó trị là bệnh đầu đen (liên quan đến con giun kim) và bệnh ký sinh trùng đường máu (liên quan đến muỗi như sốt rét ở người)!
Con chó nhà em từ bé rất ngoan, không cắn gà bao giờ, thế mà tự dưng nó thế. Giờ không biết xử thế nào.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,624
Động cơ
905,422 Mã lực
Con chó nhà em từ bé rất ngoan, không cắn gà bao giờ, thế mà tự dưng nó thế. Giờ không biết xử thế nào.
Bác dẫn nó đến chỗ nhiều gà, đánh nhẹ để nhắc nó. Hoặc tốt nhất đứng quan sát nó, khi thấy nó đuổi rồi vồ gà thì đánh!
 

Tamarind

Xe tải
Biển số
OF-593211
Ngày cấp bằng
4/10/18
Số km
200
Động cơ
133,040 Mã lực
Nơi ở
Du cư
Trời mưa, các con giời về chuồng, khôn phết... nuôi 1 năm rồi mới được có bằng này. Giống này nó không lớn... nuôi thương mại thì lỗ vỡ mồm !

upload-2018-10-18-11-0-21.png
 

XL Điện

Xe điện
Biển số
OF-299665
Ngày cấp bằng
25/11/13
Số km
2,459
Động cơ
322,631 Mã lực
Chó có nhiều con rất thông minh, có thể giáo huấn offsitu, nhưng đại đa số trường hợp thì phải ngay tại trận thì chúng mới hiểu.
Đàn chó của tụi em khá đông, lúc đông nhất hơn 50 con, chúng bắt rắn, bắt chồn rất giỏi. Gần đây do không cho các ông bảo vệ thịt nữa thì các ông ấy hơi chểnh mảng, nhưng hiện thời vẫn có 3 ổ vừa đẻ xong. Tụi em đang thay dần chó ở trại bằng chó Phú Quốc và Mông Cộc. Hôm vừa rồi có con bẹc giê đực rất to ở đâu lọt vào (xung quanh XN tụi em tiếp giáp với 3 xã được bọc bằng tường bao cao 2 mét, chỉ có 2 chỗ là đường mương thủy lợi của địa phương phải để hở. Trong ảnh đứng cạnh là con Phú Quốc đực 14 ký), chẳng biết có phải nó qua chỗ ấy hay không.
Còn gà thả rông phải cần diện tích rộng, trên bãi chăn thả phải loại bỏ tuyệt đối những chỗ nước đọng, bùn bẩn.
Khi nuôi hơi nhiều gà chăn thả có 2 bệnh ký sinh trùng rất khó trị là bệnh đầu đen (liên quan đến con giun kim) và bệnh ký sinh trùng đường máu (liên quan đến muỗi như sốt rét ở người)!

Nuôi gà tốn tiền thuốc nhất là bệnh hen cụ à. Còn các bệnh bây giờ có phải 1 bệnh đâu. Bệnh gì cũng ghép ,hay bị nhất ở gà là bệnh cầu trùng.
 

XL Điện

Xe điện
Biển số
OF-299665
Ngày cấp bằng
25/11/13
Số km
2,459
Động cơ
322,631 Mã lực

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,624
Động cơ
905,422 Mã lực
Nuôi gà tốn tiền thuốc nhất là bệnh hen cụ à. Còn các bệnh bây giờ có phải 1 bệnh đâu. Bệnh gì cũng ghép ,hay bị nhất ở gà là bệnh cầu trùng.
Hen cũng bao gồm rất nhiều bệnh, có cả bệnh do vi rút và cả bệnh do vi trùng gây ra.
Mỗi một loại bệnh cần cách phòng và trị riêng. Không thể sử dung kháng sinh để điều trị bệnh do vi rút, còn với bệnh do vi trùng thì tùy bệnh có các loại kháng sinh khác nhau và vi trùng gây bệnh cũng sẽ kháng lại kháng sinh rất nhanh, nên chỉ sau một thời gian thì loại kháng sinh ấy hết tác dụng, không phải chỉ trong nhà mình nuôi, mà còn cả xung quanh hay cả vùng rộng.
Bệnh cầu trùng chỉ gây hại chính cho gà con, đến tuổi trưởng thành hầu như không gây chết nữa. Gà nuôi trên lồng ít khi mắc cầu trùng, vì mềm bệnh tồn tại dưới đất, nền và con gà chỉ truyền qua nhau được qua phân. Nhưng bệnh cầu trùng cũng ít khi tồn tại độc lập, bệnh thường ghép và gây chết chẳng kém là bệnh viêm ruột hoại tử. Con vật luôn sống chung với vi trùng gây viêm ruột hoại tử, chúng phát thành bệnh khi cầu trùng xâm nhập phát bệnh trước.
Cách sử dụng kháng sinh hiện nay là lỗi của ngành thú y. Cơ quan quản lý nhà nước về thú y không thể khuyến cáo gì cho người chăn nuôi khi xảy ra dịch bệnh nên người chăn nuôi chỉ có mỗi cách sử dụng thật nhiều, đủ loại kháng sinh như người ném cả nắm cát vào bụi tre với hy vọng có hạt cát sẽ trúng cây tre nào đó!
 
Biển số
OF-434940
Ngày cấp bằng
5/7/16
Số km
1,324
Động cơ
223,589 Mã lực
Em cũng thích nông nghiệp lắm. Sang năm có khi cũng nghiên cứu rồi làm. Ở quê vợ em còn mấy ha đất để không. :)
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,624
Động cơ
905,422 Mã lực
Nếu Nhà nước thực sự quan tâm đến nông dân, Bộ Nông dân, cơ quan thú y quan tâm đến ngành thì với trang thiết bị hiện có của các viện nghiên cứu, các trung tâm chẩn đoán bệnh thú ý có thể làm được rất nhiều việc để hạn chế bệnh, giảm lượng thuốc kháng sinh, giảm giá thành sản phẩm.
Mặt khác hàng năm Nhà nước cũng chi rất nhiều tiền cho nghiên cứu, cho khuyến nông, nếu được sử dụng hợp lý thì người chăn nuôi không phải tự mò mẫm chữa bệnh bằng cách lạm dụng kháng sinh như hiện nay.
Một lý do khác nữa là chất lượng thuốc nội địa, giá tuy rẻ hơn thuốc nhập ngoại, nhưng thường hàm lượng không đủ, làm cho nông dân phải sử dụng liều cao hơn rất nhiều liều khuyến cáo.
 

XL Điện

Xe điện
Biển số
OF-299665
Ngày cấp bằng
25/11/13
Số km
2,459
Động cơ
322,631 Mã lực
Hen cũng bao gồm rất nhiều bệnh, có cả bệnh do vi rút và cả bệnh do vi trùng gây ra.
Mỗi một loại bệnh cần cách phòng và trị riêng. Không thể sử dung kháng sinh để điều trị bệnh do vi rút, còn với bệnh do vi trùng thì tùy bệnh có các loại kháng sinh khác nhau và vi trùng gây bệnh cũng sẽ kháng lại kháng sinh rất nhanh, nên chỉ sau một thời gian thì loại kháng sinh ấy hết tác dụng, không phải chỉ trong nhà mình nuôi, mà còn cả xung quanh hay cả vùng rộng.
Bệnh cầu trùng chỉ gây hại chính cho gà con, đến tuổi trưởng thành hầu như không gây chết nữa. Gà nuôi trên lồng ít khi mắc cầu trùng, vì mềm bệnh tồn tại dưới đất, nền và con gà chỉ truyền qua nhau được qua phân. Nhưng bệnh cầu trùng cũng ít khi tồn tại độc lập, bệnh thường ghép và gây chết chẳng kém là bệnh viêm ruột hoại tử. Con vật luôn sống chung với vi trùng gây viêm ruột hoại tử, chúng phát thành bệnh khi cầu trùng xâm nhập phát bệnh trước.
Cách sử dụng kháng sinh hiện nay là lỗi của ngành thú y. Cơ quan quản lý nhà nước về thú y không thể khuyến cáo gì cho người chăn nuôi khi xảy ra dịch bệnh nên người chăn nuôi chỉ có mỗi cách sử dụng thật nhiều, đủ loại kháng sinh như người ném cả nắm cát vào bụi tre với hy vọng có hạt cát sẽ trúng cây tre nào đó!
Các bệnh do virrut mới điều trị tốn kém cụ à. Mà chăn nuôi kiểu bán công nghiệp thế này con vật nó cũng tự nhiên miễn dịch kém đi so với nuôi kiểu tự nhiên cụ à.
 

Tamarind

Xe tải
Biển số
OF-593211
Ngày cấp bằng
4/10/18
Số km
200
Động cơ
133,040 Mã lực
Nơi ở
Du cư
Các bệnh do virrut mới điều trị tốn kém cụ à. Mà chăn nuôi kiểu bán công nghiệp thế này con vật nó cũng tự nhiên miễn dịch kém đi so với nuôi kiểu tự nhiên cụ à.
Về cơ bản là nuôi tự nhiên cụ ạ, chuồn cũng để tối chúng có chỗ ngủ thôi mà

upload-2018-10-19-13-18-11.png


upload-2018-10-19-13-18-36.png
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top