Cụ Hu hu cho em hỏi sao điện trở nó không ghi luôn 47k mà phải làm nhiều cái vòng tròn xanh đỏ loạn hết lên, trả biết đâu mà lần...
Điện trở có kích thước nhỏ bé, lại nhiều thông số cần ghi lên đó như giá trị điện trở, sai số ...nếu ghi bằng chữ e rằng các cụ ko đọc được nhất là khi đã gắn lên mạch.
Người ta mã hóa các thông tin đó bằng vòng màu để các cụ dễ dàng đọc được trong mọi tình huống từ điện trở nhỏ liti đến con điện trở lớn, kể cả khi chưa gắn lên mạch và khi đã gắn lên mạch rồi.
Điện trở thông thường có 4 vòng màu:
- Ba vòng đầu biểu hiện giá trị của điện trở là chục, đơn vị và hệ số mũ (nhân 10 mũ mấy); Luật mầu là đen=0, nâu =1, đỏ=2, cam=3, vàng=4, xanh lục=5, xanh lơ=6, tím=7, xám=8, trắng=9 (VD con điện trở ở hình ảnh của bác Công nông có vòng1=vàng=4, vòng2=tím=7, vòng 3=cam=3 ta nhẩm ra điện trở là 47*10 mũ 3 =47.000 ohm hay 47 kohm).
- Vòng thứ tư có các màu bạc, nhũ vàng để biểu thị sai số của điện trở: nhũ bạc=10%, nhũ vàng=5%.
Ngoài ra còn có luật 5 vòng mầu để cho các điện trở có trị số chi tiết hơn (lẻ hơn) hoặc 6 vòng mầu cho các điện trở cao cấp có thêm cả thông số hệ số biến đổi do nhiệt độ nữa.
Cụ nào muốn nghiên cứu thì
click vào đây để xem thêm.
Em đã bon chen đấu nối giống hệt các cụ mà sao lúc được lúc không nhỉ. Lúc thì nó nháy lúc thì lại có hiện tượng là Led của em màu vàng mới đầu đấu vào cái mạch như của cụ Công Nông thì nó cứ bị chuyển sang màu hơi đỏ dần dần như kiểu lịm đi sắp cháy. Em sợ quá rút ra cắm lại lại được. Chả hiểu gì sất các cụ ạ
Cụ lắp thêm điện trở hạn dòng (nối tiếp với LED) thì LED sẽ ko bị chết. Tùy theo cụ dùng mấy LED, LED có dòng hoạt động định mức là bao nhiêu mA, các LED nối với nhau thế nào (song song, nối tiếp hay vừa song song vừa nối tiếp) thì điện trở hạn dòng sẽ được tính toán cho phù hợp; ví dụ nếu chỉ dùng 1 LED loại 5mA thì cụ nối thêm con điện trở từ 1 đến 1,5 k ôm có thể là ổn rồi.
Chúc các cụ vui.