Chả có gì mới thì ko thể gọi là nghiên cứu, chưa kể phát minh xong lại cất vào kho .
Cái này từ thời các Pha ra ông Ai cập xây kim tự tháp họ đã dùng các tấm gương (bằng đồng nhé), để hắt ánh sáng mặt trời từ ngoài vào các đường hầm trong kim tự tháp, phục vụ cho việc điêu khắc trên những khối đá. . Gương do các nô lệ cầm, động cơ cơm khá hiệu quả!Nóng nảy thế? Cái này đâu có tí công nghệ nào? Đơn giản chỉ là chỉ là ứng dụng khúc xạ,tán xạ ánh sáng dựa trên vật lý căn bản lớp 8 hay lớp 9 mà. Trong thực tế từ những năm 3,40 đã ứng dụng trên các kính tiềm vọng trên xe tăng,tàu ngầm rồi còn nghiên cứu làm gì khi mà không ứng dụng đại trà,giảm giá thành?
Em tin tưởng sâu sắc cụ chưa đọc hết bài viết này.Vâng, chế tạo đèn KHÔNG CẦN DÙNG ĐIỆN nhưng CHỈ SỬ DỤNG ĐƯỢC VÀO BAN NGÀY
Cái này hồi em còn đi xe đạp tán gái thì nhật nó đã làm rồi một cái ống bên trong dán vật liệu phản xạ ánh sángEm không phải là dân kỹ thuật nhưng có hay đọc sách (và đương nhiên ngày xưa em thi toán lý hóa nên cũng biết chứ không phải là mù tịt) về kỹ thuật. Đọc bài báo dưới đây mà em không thể hiểu người ta tư duy như thế nào mà lại có cái dự án được báo đăng dưới đây. Dự án này được hướng dẫn bởi một TS (tiến sĩ???) và các nhà khoa học???
Em không phủ nhận tính ứng dụng của nghiên cứu, có thể là rất tốt trong thực tế nhưng tính ứng dụng, giá thành và phương pháp nghiên cứu làm em ngạc nhiên.
Thứ nhất: Đây là sản phẩm đèn sử dụng trực tiếp nhờ cơ chế hội tụ ánh sáng mặt trời. Bình luận: đúng đây là một đề tài đúng.
Thứ nhì: Loại đèn này gồm 2 bộ phận là phần thu năng lượng mặt trời được lắp đặt bên trên mái nhà và phần tán xạ năng lượng xuống bên dưới bằng việc truyền dẫn qua các ống dẫn sáng. Không biết với mô tả trên đây thì hiệu năng của ánh sáng truyền dẫn xuống nơi cần chiếu sáng còn được bao nhiêu, có sáng bằng một cụm bóng 3 cái đèn LED không. Nếu không thì chắc là phá sản. Bình luận: với nhu cầu lấy sáng vào ban ngày bằng năng lượng mặt trời thì dùng hệ: tấm panel năng lượng mặt trời cỡ 30wp giá 300k, dây điện (6k/m dài), bóng LED dc12v giá 50k thì hoàn toàn đáp ứng được bài toán nói trên.
Thứ 3: Ở phiên bản đầu tiên vào năm 2015, nhóm đã sử dụng một chiếc gương parabol to để hấp thụ ánh sáng mặt trời vào chiếc gương parabol nhỏ hơn. Chiếc gương nhỏ này tiếp tục chiếu xuống ống dẫn để có thể chiếu tới vùng tán xạ làm sáng đèn.Tuy nhiên, nhóm nhận thấy, nếu sử dụng gương để hội tụ ánh sáng sẽ chỉ nhận được nguồn sáng từ một hướng. Trong khi đó, ánh sáng mặt trời thay đổi hướng liên tục. Bình luận: Em không hiểu tại sao các nhà sáng chế không nghĩ được nhược điểm này mà vẫn có phiên bản đầu tiên.
Thứ 4: Đây cũng là một nhược điểm buộc nhóm phải dùng mô tơ gắn vào hai trục để gương có thể quay được. Khi dùng mô-tơ trong quá trình sử dụng đòi hỏi phải bảo trì liên tục. Ngoài ra, do cần khoảng diện tích mở để ánh sáng chiếu vào, vô tình làm môi trường ẩm bên ngoài lọt vào gây hư hỏng cho thiết bị bên dưới.
Bình luận: em cũng không thể hiểu được cơ chế dùng moto để quay gương như thế nào, điều khiển bằng tay hay điều khiển tự động? Nếu bằng tay thì vứt đi cho rồi, nếu điều khiển tự động thì chắc kinh phí phải lên đến tiền triệu (trừ trường hợp mua đồ tàu để về lắp, dùng được đến lúc nào thì dùng). Thế mà các nhà sáng chế cũng nghĩ được.
Thứ 5: Bên cạnh đó, các thấu kính có sẵn vẫn chưa đạt hiệu quả như nhóm kỳ vọng do đây là các thấu kính dùng trong đèn LED, có thể mua được rất dễ dàng với giá rẻ trên thị trường. Các thấu kính này mới chỉ tối ưu cho việc phát sáng chứ không tối ưu cho nhận sáng, do đó việc tận dụng là chưa khả thi. Còn việc chế tạo thấu kính theo đúng thiết kế của nhóm thì cũng gặp phải thách thức lớn, vì muốn giảm giá thành thì phải chế tạo hàng loạt. Bài toán khi đó sẽ là đòi hỏi đầu tư tiếp tục để ra tới thị trường, và nguồn đầu tư này không hề nhỏ. Bình luận: đây rồi, tự xác định là không có khả thi về kinh tế.
Thứ 6: Tuy nhiên, anh cũng cho rằng, đối với các sản phẩm đèn sử dụng trực tiếp sẽ gặp phải các khó khăn như chỉ có thể dùng được vào ban ngày và cần phải tuân theo các tiêu chuẩn về thiết kế và xây dựng. Bình luận: không phù hợp thực tiễn, không ai điên mà áp dụng cả
Thứ n: Mục tiêu tiếp theo của nhóm nghiên cứu là hoàn thiện, chuyển giao và phát triển quy mô sản xuất để thương mại hóa sản phẩm. Bình luận: wait and see???
Kết luận chung: viển vông, xa rời thực tiễn, vô bổ.
Nhóm thầy trò dành 5 năm sáng chế thiết bị chiếu sáng không cần điệnNhóm thầy trò dành 5 năm sáng chế thiết bị chiếu sáng không cần điện
Một nhóm các nhà khoa học tại ĐH Quốc gia Hà Nội đã sử dụng năng lượng mặt trời để thắp sáng các bóng đèn mà không cần sử dụng đến điện, thân thiện với môi trường.vietnamnet.vn
14/09/2020 05:30 GMT+7
Một nhóm các nhà khoa học tại ĐH Quốc gia Hà Nội đã sử dụng năng lượng mặt trời để thắp sáng các bóng đèn mà không cần sử dụng đến điện, thân thiện với môi trường.
Thiết bị chiếu sáng không cần điện là thành quả sau 5 năm tìm tòi và phát triển của nhóm nghiên cứu do TS Nguyễn Trần Thuật và các sinh viên (Trung tâm Nano và Năng lượng Trung tâm Nano và Năng lượng, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) thực hiện.
Đây là sản phẩm đèn sử dụng trực tiếp nhờ cơ chế hội tụ ánh sáng mặt trời. Loại đèn này gồm 2 bộ phận là phần thu năng lượng mặt trời được lắp đặt bên trên mái nhà và phần tán xạ năng lượng xuống bên dưới bằng việc truyền dẫn qua các ống dẫn sáng.
Hệ thống này có thể kết hợp với hệ thống chiếu sáng dùng điện tại các nơi sử dụng, nhờ đó không cần thêm diện tích trần cho 2 hệ chiếu sáng riêng lẻ.
“Mặc dù trên thế giới đã có sản phẩm đèn không cần sử dụng điện, nhưng giá thành khi về Việt Nam tương đối cao. Do đó, nhóm đã tìm ra những giải pháp tối ưu hơn với giá thành rẻ hơn”, TS Thuật nói.
Nhiều thấu kính hình lục giác và ngũ giác xếp chặt theo quy luật và tạo thành một khối cố định.
Cụ thể, để tạo ra sản phẩm chiếu sáng hiện tại, nhóm đã phải thử qua nhiều phiên bản khác nhau.
Ở phiên bản đầu tiên vào năm 2015, nhóm đã sử dụng một chiếc gương parabol to để hấp thụ ánh sáng mặt trời vào chiếc gương parabol nhỏ hơn. Chiếc gương nhỏ này tiếp tục chiếu xuống ống dẫn để có thể chiếu tới vùng tán xạ làm sáng đèn.
Tuy nhiên, nhóm nhận thấy, nếu sử dụng gương để hội tụ ánh sáng sẽ chỉ nhận được nguồn sáng từ một hướng. Trong khi đó, ánh sáng mặt trời thay đổi hướng liên tục.
Đây cũng là một nhược điểm buộc nhóm phải dùng mô tơ gắn vào hai trục để gương có thể quay được. Khi dùng mô-tơ trong quá trình sử dụng đòi hỏi phải bảo trì liên tục. Ngoài ra, do cần khoảng diện tích mở để ánh sáng chiếu vào, vô tình làm môi trường ẩm bên ngoài lọt vào gây hư hỏng cho thiết bị bên dưới.
Với những hạn chế đó, nhóm quyết định tạo ra phiên bản thứ hai, trong đó thay thế gương parabol quay theo trục bằng nhiều thấu kính hình lục giác và ngũ giác xếp chặt theo quy luật và tạo thành một khối cố định.
Mỗi thấu kính sẽ hội tụ ánh sáng vào trong sợi quang, sau đó các sợi quang được tạo thành một bó truyền dẫn và chiếu ánh sáng tự nhiên. Hệ thống này gần như cải thiện được tất cả các hạn chế mà phiên bản 1 còn gặp phải như thấu kính cố định, không cần trục quay nhưng vẫn nhận được ánh sáng từ các phía; nếu đặt trên mái nhà vẫn là một thiết bị kín, không bị môi trường ẩm bên ngoài lọt vào.
Với những kết quả này, thiết bị chiếu sáng không cần điện do nhóm nghiên cứu của TS Thuật phát triển đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp bằng độc quyền sáng chế.
Tiết kiệm chi phí bằng việc sử dụng chất lỏng
Tuy nhiên, ở phiên bản hiện tại, chất liệu của thấu kính mà nhóm nghiên cứu đang sử dụng là nhựa hữu cơ PMMA. Theo TS Thuật, về lâu dài, nếu trong môi trường quá nóng, chất liệu này sẽ bị lão hóa và ngả màu. Chi phí thay thế hoặc tái chế khá tốn kém.
Bên cạnh đó, các thấu kính có sẵn vẫn chưa đạt hiệu quả như nhóm kỳ vọng do đây là các thấu kính dùng trong đèn LED, có thể mua được rất dễ dàng với giá rẻ trên thị trường. Các thấu kính này mới chỉ tối ưu cho việc phát sáng chứ không tối ưu cho nhận sáng, do đó việc tận dụng là chưa khả thi. Còn việc chế tạo thấu kính theo đúng thiết kế của nhóm thì cũng gặp phải thách thức lớn, vì muốn giảm giá thành thì phải chế tạo hàng loạt. Bài toán khi đó sẽ là đòi hỏi đầu tư tiếp tục để ra tới thị trường, và nguồn đầu tư này không hề nhỏ.
Song song với việc gọi thêm đầu tư sản xuất phiên bản thứ 2 nói trên, nhóm cũng đang trong quá trình nghiên cứu, tiếp tục phát triển thêm một phiên bản thứ 3. Ở phiên bản này, nhóm sẽ dùng chất lỏng để thay thế các vật liệu rắn trong suốt dùng trong các thấu kính và sợi quang.
“Khi sử dụng các vật liệu lỏng sẽ thu được hiệu ứng phản xạ toàn phần trên bề mặt siêu kị nước để truyền dẫn ánh sáng. Việc sử dụng chất lỏng nằm trong vỏ chứa trong suốt thay vì dùng nhựa đặc sẽ tiết kiệm chi phí, tiện hơn, dễ thay thế và bảo trì”, TS Thuật nói.
TS. Nguyễn Trần Thuật (áo cam) chụp ảnh cùng sinh viên
Tuy nhiên, anh cũng cho rằng, đối với các sản phẩm đèn sử dụng trực tiếp sẽ gặp phải các khó khăn như chỉ có thể dùng được vào ban ngày và cần phải tuân theo các tiêu chuẩn về thiết kế và xây dựng.
Song với tính ứng dụng cao, sản phẩm này có thể sử dụng hiệu quả trong các hội trường, siêu thị lớn nhằm giảm tỉ lệ sử dụng điện cho chiếu sáng ban ngày.
“Hiện tại các dạng nhà ống tại Việt Nam thu được ánh sáng tự nhiên rất kém, do đó đây là một giải pháp giúp tiết kiệm trong việc chiếu sáng”, TS Thuật cho biết.
Mục tiêu tiếp theo của nhóm nghiên cứu là hoàn thiện, chuyển giao và phát triển quy mô sản xuất để thương mại hóa sản phẩm.
Thúy Nga
Cụ thử tưởng tượng theo cách này xem sao nhé. Hiện nay có rất nhiều nhà, toà nhà có những phòng không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nên thiếu sáng. Nếu nghiên cứu này thành công và được áp dụng trong thực tế thì chỉ cần một ống dẫn sáng đặt dọc trục toà nhà thì các căn phòng đó sẽ không thiếu sáng.Cái này hồi em còn đi xe đạp tán gái thì nhật nó đã làm rồi một cái ống bên trong dán vật liệu phản xạ ánh sáng
Không hiểu thầy trò ông kia loay hoay cái món này làm gì
Lại thích cà khịa òi! Em cứ nói gần thôi! Lịch sử phát triển khoa học là cả quá trình,thế nên nói ngắn,nhanh cho ....đỡ phải tìm sách...hi...hi...Cái này từ thời các Pha ra ông Ai cập xây kim tự tháp họ đã dùng các tấm gương (bằng đồng nhé), để hắt ánh sáng mặt trời từ ngoài vào các đường hầm trong kim tự tháp, phục vụ cho việc điêu khắc trên những khối đá. . Gương do các nô lệ cầm, động cơ cơm khá hiệu quả!
Nếu nghiên cứu thành công??? Lúc đấy cái ống kia đường kính bao nhiêu?, không thiếu sáng nghĩa là nó sáng lờ mờ hay sáng rực ánh nắng?Cụ thử tưởng tượng theo cách này xem sao nhé. Hiện nay có rất nhiều nhà, toà nhà có những phòng không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nên thiếu sáng. Nếu nghiên cứu này thành công và được áp dụng trong thực tế thì chỉ cần một ống dẫn sáng đặt dọc trục toà nhà thì các căn phòng đó sẽ không thiếu sáng.
Dược là 1 Lĩnh vực hoàn toàn khác rồi bác. Vẫn khá mò mẫm.
Viagra là 1 ví dụ điển hình của việc "thất bại" trong điều trị tim mạch.
Em nhớ đã đọc đâu đó thì thuốc nổ cũng được phát mình khi thất bại ở phương pháp luyện đan ,Ví dụ điển hình về giá trị của "những thất bại".
Cái quan trọng nhất nữa là những kinh nghiệm thất bại sẽ giúp những nghiên cứu đi sau tránh lặp lại thất bại cũ.Em nhớ đã đọc đâu đó thì thuốc nổ cũng được phát mình khi thất bại ở phương pháp luyện đan ,
Miếng giấy Note ghi chú được phát minh từ thất bại của 1 nghiên cứu chất siêu dính khác
Nhiều phát minh lại được phát hiện khi chính chủ nhân đang trên đường đến 1 đích khác ,
Em thấy cái này rất đáng biểu dương đấy ạ, Ứng dụng thực tế sẽ hay chứ, sử dụng năng lượng sạch, chống biến đổi khí hậu ....ánh sáng tự nhiên, ......