Nghề nghiệp/công việc phù hợp nhất với con gái cụ, có lẽ là nghề:
https://vnexpress.net/thay-giao-giang-mon-giai-phau-bang-phan-mau-4261268.html
https://tuoitre.vn/giang-vien-gay-sot-voi-nhung-ban-ve-giai-phau-sieu-chi-tiet-20210820143252982.htm
Nói rộng ra, con cụ nên làm nghề giáo liên quan đến việc vẽ, trong đó cao sang nhất là nghề vẽ mà "nội dung" là y học (cái logic thâm sâu bên trong cái hình ảnh) & "hình thức" là vẽ.
Thấp dần đều phía sau sẽ là các nghề có "nội dung" là logic của các ngành: kiến trúc xây dựng/nội thất/thời trang/thiết kế marketing sản phẩm dịch vụ/đồ họa máy tính hiển thị/game/vẽ minh họa sách báo, phân cảnh phim/kỹ xảo điện ảnh 3D/làm phim hoạt hình/dạy trẻ con cấp 1 2 3...
Tại sao lại có cái thứ tự ấy, vì theo hiểu biết nông cạn của tôi là càng về sau thì công việc càng "bình dân", độ cạnh tranh nhiều, thu nhập không cao.
Tôi hiểu: cụ tự hào con mình có ngoại hình + ngoại ngữ, chăm chỉ ngoan nghe lời đến thời điểm này, ngoài học chính khóa thì vẽ khá, hoàn cảnh gia đình có chút điều kiện kinh tế => cụ vận công lực hết sức để lắp phương trình nhỏ của tương lai con cụ vào phương trình lớn tương lai xã hội; mong "hàng hóa" của mình không bị bán hớ, bán được vào chỗ đắt khách nhất, không muốn chỉ vì thiếu thông tin mà định hướng sai cuộc đời.
Tuy nhiên theo tôi, cụ nhầm ở một số chỗ:
1: Cụ nghĩ rằng con cụ "giỏi lắng nghe": đây là sai lầm căn bản. Đời tôi chưa thấy ai theo thời gian thêm tuổi, càng già càng giỏi, càng có chỗ đứng mà lại thích lắng nghe cả, chỉ có càng ngày càng nói nói nói thích nói nhiều thích truyền đạt... Những người chịu "nhẫn" để làm lãnh đạo, "có chí làm quan" đều là do họ có khó khăn trong quá khứ mà tâm lý học thế giới đã khái quát rồi, hoặc cơ bản là lứa trẻ mới ra trường, nghèo, cắn răng nghe sếp. Cái "lắng nghe" của con cụ là cháu nó ngoan, nó chăm chỉ học hành và mải vẽ, nên dù có internet nhưng cháu chưa tiếp cận các luồng thông tin chưa nói là xấu hại gì mà nguyên cái chuyện chọn ngành chọn nghề này, tôi chắc chắn nếu cháu tự tìm hiểu thì sẽ day dứt, đau đáu, phân vân... lắm. Nhất là nếu cháu nó đọc được, xem được vô số bài tâm sự, bài viết, clip youtube... của người trong nghề trải lòng (ví dụ như nghề thiết kế đồ họa), chắc cháu sẽ cực sốc.
=> vì con cụ ngoan, chăm, thông minh nên tôi mới đề xuất cái khó nhất nhưng cũng vinh quang nhất, đó là học thi Y (đa khoa) (chứ hoàn toàn không phải vì cháu "lắng nghe" như cụ nói). Hiện nay vào Y đa khoa không hề khó như trước, không nhất thiết phải khối B mà nhiều khối khác cũng thi được, và không nhất thiết phải đấu nhau vào Y Hà Nội, theo tôi học Y dân lập cũng ok.
Quan trọng là con cụ có nhiều ưu điểm, vào môi trường y dân lập có khi lại đứng top, dễ được nhận lại làm giảng viên. Còn lao vào tranh đấu ở Y hà nội thì vừa cực khổ (học y toàn học thuộc, không sáng tạo), mà cháu đã lớp 11 sao học lại được bọn trâu bò cày cả nước muốn vào Y. Các ngành khác của Y như răng hàm mặt gì đó thì hơi bó buộc vì cái chứng chỉ Y đa khoa mai kia làm được vô khối lĩnh vực trong Y, thậm chí làm bác sĩ tâm lý cũng phải từ Y đa khoa ra chứ bọn cử nhân tâm lý, tiến sĩ tâm lý cũng không đọ được với bác sĩ tâm lý đâu.
Dù tôi hiểu việc học y rất vất vả, rồi sau học ĐH còn phải đi các bệnh viện làm như trâu bò để thu thập kinh nghiệm. Nhưng vì gia đình cụ có kinh tế, cháu nó lại chăm, ngoan, nên tôi nghĩ cháu có thể vượt qua được hết các cái khó đó, để rồi quay về trường ĐH xin làm giảng viên (sau khi đã có kinh nghiệm thực tiễn) là khả thi. Cháu có ngoại hình, có trí tuệ + quan hệ của gia đình làm bệ đỡ, phù hợp với mô típ giảng viên hot mà hiện nay các trường ĐH đều lăng xê để hút sinh viên.
(phụ nữ mà học Y thì dễ bị hút vào mấy ngành hot của Y, kiếm tiền nhiềukiểu như học về da liễu, phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng tôi nghĩ kệ cứ để đứa nào cần tiền thì chúng nó ganh đua mảng đó, con cụ đi mảng khác)
Trường hợp xấu là không làm giảng viên được, thì rõ ràng tấm bằng của con cụ là có "rào cản gia nhập ngành" cao nhất, lợi thế nhất (vì cần người vừa giỏi vừa chăm vừa nhiều tiền mới có bằng Y), xin đâu chẳng được chỗ này chỗ kia trong cái môi trường HN y tế tư nhân dần nở rộ vì hạn chế của cơ chế y tế công (như bọn T-â-m An-h quảng cáo suốt ngày tivi); hơn rất nhiều các bằng kinh tế tài chính marketing nhan nhản, thậm chí du học sinh VN học trường top thế giới quay về cũng nhan nhản. Cái gì mà càng ít cạnh tranh, khổ trước sướng sau, thì tương lai con cụ mới nhàn. Cụ thì chắc là biết nhưng con gái cụ chắc chưa thể hiểu được cảnh làm nghề thiết kế đồ họa bị đào thải, làm tư vấn tâm lý mà chẳng có đất dụng võ, đến tuổi đó nhìn lại cái tấm bằng ĐH của mình mới thấy rẻ rúng, và ước ao đứa khác có tấm bằng hoành tráng, mang lại địa vị cao hơn.
Phương án dự phòng 1: nếu con cụ không chịu học Y, thì combo phù hợp nhất là học cả marketing và thiết kế đồ họa tại RMIT. Như ở trên tôi đã nói, cái "hình ảnh" bên ngoài cần có cái logic "nội dung" bên trong, thì nếu con cụ không theo được các ngành kỹ thuật (Y chính là 1 dạng nghề kỹ thuật cực phức tạp) thì tối thiểu nên học cái logic của bọn tư bản thương mại được thể hiện trong ngành marketing để không bị non nớt. Tôi rất sợ mấy cô cậu học các nghề mỹ thuật vẽ rồi thiết kế nói chung khi họ còn trẻ vì họ toàn nói chuyện đâu đâu, trong khi xã hội này luật pháp và kinh tế kinh doanh mới là cột trụ tương tác con người.
Phương án dự phòng 2: nếu con cụ từ bỏ được sở thích vẽ, mà tính nói chiu nhịn được (đường dài mới biết), thì cho cháu học luật quốc tế hoặc ngoại giao gì đó, tính nó cẩn thận thì nó cũng sẽ cẩn thận trong chuyện chữ nghĩa, lời nói. Làm môi trường luật quốc tế không cần to mồm kiểu luật trong nước, chỉ cần chăm chỉ chịu áp lực, viết tiếng anh giỏi là được. Nhưng tôi đã từng thấy người theo ngành luât này rất thành công rồi họ cũng bỏ ra ngoài theo con đường khác, con cụ giới trẻ có thể ko hợp môi trường lao động gò bó như điên của luật, dù rất êm ấm sung sướng nhiều tiền.
2: Cụ nói con cụ nổi trội là vẽ, tôi không dám đoán mò vì biết đâu con cụ đã nổi danh trong và ngoài nước, có giải thưởng nào đó. Nhưng tôi đoán phần nhiều là chưa, chẳng qua cụ thương yêu con, gia đình lại có kinh tế cho cháu học từ sớm, cháu nó chăm ngoan làm bài vẽ đầy đủ, nên cụ thấy cháu nổi trội hơn các bạn bè (có thể gia đình bọn bạn chúng nó không giàu nên không cho con học vẽ sớm, hoặc bọn đó giàu nhưng không chăm ngoan nên vẽ ít do đó vẽ xấu). Nhưng tôi xin can ngăn cụ ngay. Tôi vì có biết chút về thiết kế đồ họa, nên tôi rất hiểu chuyện rằng không cần có năng khiếu gì hết, chỉ cần chăm chỉ cần cù và chút sáng dạ là có thể có công việc ổn định ngon lành rồi, nhưng để thăng tiến, tức là để có thu nhập tốt hơn và khẳng định mình hơn, thì mấy cái nghề liên quan đến nghệ thuật lại rất cần năng khiếu, hoặc không thì phải chăm chỉ cần cù chịu khó đấu tranh cực kỳ độc hại về cảm xúc. Để tồn tại ở khối công ty tư nhân, cty có vốn đầu tư nước ngoài mà làm lãnh đạo liên quan đến art, là cực ít chỗ. Doanh nghiệp nào cũng có phòng mkt cả, nhưng cái gì hơi ạt ạt (art) là họ sẽ dùng agency, mà cụ có biết là bao năm nay ở HN số agency quanh đi quẩn lại vô cùng ít không. Ở SG thì đương nhiên nhiều hơn 1 tý, nhưng cụ thử tưởng tượng độ canh tranh khốc liệt trong đó sẽ ntn.
Nếu thật sự gia đình cụ muốn cháu sống trọn đam mê, thì cần phải cho cháu đi học ở nước ngoài về nghệ thuật. À đây còn 1 ý về việc tại sao trường Mỹ thuật công nghiệp tuy có vẻ già nua cũ kỹ nhưng có chỗ nó lại hơn Rmit (ko chắc vì Rmit dạy đồ họa là tây dạy), và chắc chắn là hơn đứt mấy cái lò đào tạo nhanh về thiết kế đồ họa. Đó là chính cái khó cái khổ cũ của MTCN đã nhồi vào đầu bọn trẻ những kiến thức cơ bản về bố cục, về màu sắc (mà ở trên tôi có nói là logic đằng sau cái hình ảnh bên ngoài). Mà đào tạo tốt hơn MTCN HN thì chỉ có ở trong miền Nam hoặc tốt nhất là ra nước ngoài. Nhưng rõ ràng cụ cũng lo về tiền học, và cũng chưa chắc con gái cụ đã thật sự giỏi để đấu với bọn thế giới (sang tây học mỹ thuật ko hề đơn giản, mà chi phí đồ vẽ cực đắt).
(đây là chưa nói mặt tối xã hội mà cụ cũng rất rõ, cứ cái gì dính đến nghệ thuật là thanh niên ở đó đều nát, giới trẻ Âu Mỹ đã nát và VN cũng nát dần đều. Trừ phi con gái cụ dốt tất cả các môn chỉ giỏi mỗi vẽ thì đành chịu học MTCN, còn ko ai muốn cho con cái vào đấy học rồi ngửi khói thuốc lá các thứ tệ hơn nữa...)
Hay tôi có thể tóm tắt là ván cược của cụ: đầu tư 10 15 tỷ cho con đi học nước ngoài về vẽ trong 7 đến 10 năm đầu mông lung, chịu bao vất vả ở đó, về Vn cạnh tranh khốc liệt với đám con nhà nòi hoặc elite thực sự, chưa chắc đã thành công mà nhất là hoàn toàn không chắc sẽ vững vàng về hậu vận; còn đầu tư học Y chỉ 3 đến 5 tỷ cũng trong 7 đến 10 năm, nhưng càng về già càng danh giá, nhàn, oai, ít áp lực hơn tư nhân đấu đá.
3. Cái sai nhất của cụ là tự dưng lại nói về ngành tâm lý học. Trời ơi làm gì có gì liên hệ giữa thiết kế đồ họa/vẽ và tâm lý học. Có lẽ cụ quá bận nên chưa đọc các sách tâm lý học kinh điển, nó là một ngành khoa học vừa lý luận vừa khô khan vừa đi vào những góc khuất tối của tâm lý con người, nhưng cái quan trọng nhất là cái ngành này không làm ra sản phẩm cụ thể, sống nhờ vào phông bạt lùa gà và chuyên gia tâm lý thực ra ko chữa được bệnh tâm lý đâu. Nếu có giúp được ai đó đõ tâm lý thì khách hàng đó cũng không giàu không trả được phí cao. Về mặt nghiên cứu, có thể có chút liên quan khi nghiên cứu về các trải nghiệm thị giác và tâm lý con người, nhưng đó là các chủ đề ở nơi tháp ngà, viện nghiên cứu. Còn thực tiễn thì nghề vẽ hiện nay theo tôi liên quan nhất là đến các kỹ năng dùng cái máy vi tính, sau đó là bọn marketing, và tối thượng là khả năng lăng xê bản thân (nghề nào cũng vậy, giáo viên biết lăng xê thì dạy lò thu nhập gấp trăm giáo viên thường, ai biết đánh bóng thì đều hưởng lợi, nhưng cái giá phải trả cũng rất lớn, như showbiz vậy).
Nghề tâm lý, vì nghề này mới nên nghe ảo ảo, chứ tôi cũng đã tìm clip sinh viên Anh Mỹ nói về việc học nghề Tâm lý ở chính các nước đã phát triển, cũng rất là chua, nói chung nếu theo được nghiên cứu thì lại học học nữa học mãi, còn ra trường là trái ngành hết.
=> Túm lại: như link bài báo ở đầu, tôi tin rằng con gái cụ nếu làm được giảng viên như vậy, thì vừa được xả stress bằng cách lên lớp vừa vẽ vừa gõ đầu bọn sinh viên, được kết hợp niềm vui vẽ với công việc mà ai đi làm chẳng ở thế trên đe dưới búa. Thiên hạ nói các ngành có liên quan chặt với máy vi tính như IT, đồ họa... càng về sau càng cực nhọc, lớp già càng bị lớp trẻ thách thức vì rào cản gia nhập ngành thấp quá, tài liệu free trên mạng nhiều quá, sự liên thông tri thức giữa các nước quá lớn, làm khổ nhân viên rất nhiều; ngược lại với 1 số nghề kỹ thuật lại sống khá an nhàn vì kỹ năng nghề của họ giữ kín, chỉ càng già càng biết, không bô bô trên internet. Chỉ có chui vào các chỗ nào có "độc quyền" tương đối như vậy, như nhà nước, hoặc các chỗ đại học có rào cản là bằng cấp các thứ, thì cuộc sống mới dễ thở hơn. Tôi đoán rằng con gái cụ cho đến cùng cũng là người hiền lành, rất khó để ra tư nhân đấu đá với con cái gia đình họ xuất phát điểm thấp hơn, kinh tế ít hơn nên họ rất khốc liệt. Nên tận dụng các ưu thế gia đình, tiền của gia đình, để trang bị các lớp giáp cứng, và chui vào các tổ chức có tính lớp lang, tính địa phương, rồi xây dựng thương hiệu bản thân và thế là yên bình tận hưởng cuộc sống.