________________________
Tình hình thuê nhà của nhà cụ, tìm chỗ học cho các bé ở Mel đến đâu rồi?
Nay rỗi, ngồi ghi lại cho cụ mấy tips, có thể hỗ trợ thêm cho nhà cụ, nhưng xin lưu ý zúp là không nhất thiết đúng với tất cả các trường hợp.
1. Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ
Cái này thân chủ (vợ cụ) cần chủ động, có vướng mắc gi, hoặc vấn đề gì cần giải đáp nên nhanh chóng, chủ động liên hệ với trường (bộ phận International Student Services) để được hỗ trợ tối đa - họ rất nice
.
Mấy lưu ý:
(1). Các bạn em giai đoạn 2006-2013, nhờ sự mách nước của người đi trước, nên ngoài visa cho các con sang cùng (học phổ thông ở bên đó) đã chủ động làm visa phụ thuộc cho vợ/chồng, (thông thường là) bà nội/ngoại cùng visa của thân chủ, lý do là đi cùng thân chủ (còn đi hay không, tính sau) -> visa phụ thuộc này (thông thường) được cấp cùng thời gian (cả khóa học) với visa của thân chủ -> những người được cấp visa phụ thuộc chủ động thời điểm sang Úc (chơi ngắn hạn, ở cùng dài hạn), ra-vào Úc nhiều lần mà không phải làm lại visa (tiết kiệm được thủ tục, thời gian, tiền bạc khám SK, lệ phí visa...).
Lưu ý nên làm mới PP cho tất cả moi người (khai bừa mất PP cũ, nay làm mới để đi học dài hạn), tránh gia hạn, làm lại PP bên Mel (ĐSQ ở Can, LSQ ở Syd, ở Mel không/chưa có cơ quan đại diện ngoại giao) vì... bách nhục và LỤC TỐN.
(2). Nếu vợ bác là ĐV, nên làm trước thủ tục chuyển SHĐ, ghi sẵn nơi nhận là Chi bộ LHS tại ĐH Melbourne.
(3). Các giấy tờ, hồ sơ cá nhân của vợ, con bác cần scan màu, gửi lên Google drive hoặc lưu PC (bằng tốt nghiệp ĐH, ThS, giấy khai sinh, COE, Quyết định cử đi học...). Nhớ là cố gắng dịch sang tiếng Anh (lưu ý có thứ cần công chứng).
(4). Check điều kiện để tiêm đủ vac-xin covid => Chứng nhận tiêm mang theo.
2. Mang gì sang Úc
(1). Giấy tờ cá nhân (như trên), tất nhiên có PP và visa, BHYT (quan trọng sau visa).
(2). Tài liệu, sách vở liên quan PhD - scan thành PDF là gọn, nhẹ nhất. Nhưng lưu ý: in ấn ở trường hoặc OfficeWork (kiểu quán photocopy bên mình) đắt phết, và chú ý dính bản quyền.
Mang đi ít bút đánh dấu màu xanh/đỏ/tím/vàng => cái này đọc nhiều sách, take notes cần nhiều, mà mua lại đắt.
(3). Bằng lái xe VN (có tiếng Anh) như hiện nay.
(4). Nên tính chuyện mang ngay, hoặc gửi sau tối thiểu 02 cuốn sách Toán, Tiếng Việt theo từng lớp phổ thông (2, 3, 4, 5) của chương trình giáo dục ở VN để tranh thủ cho 2 bạn trẻ học thêm, tránh bỡ ngỡ khi quay về VN (lúc đầu khéo quên tiếng Việt, lên lớp nói toàn tiếng Anh).
(5). Quần áo, trang phục cá nhân:
- Nguyên tắc chung: đừng tham mang nhiều, nặng, lại ít cơ hội sử dụng. Vì: bên đó quần áo rẻ, sale theo mùa.
Riêng bàn chải đánh răng nên mang lấy chục cái dùng dần vì ở mình rẻ, ở bển đắt.
- Thời điểm sang Úc tháng 2/2023 là cuối mùa hè, sắp sang thu, trời bắt đầu lạnh, tối lạnh lắm => mang áo len ngắn tay, áo len dài tay có cổ, khăn len, mũ len, găng tay, áo khoác liền mũ, khẩu trang. Áo khoác liền mũ có thể sang bên Mel rồi mua, vừa đẹp, thời trang, lại... rẻ.
Không cần thiết mang những áo khoác loại đại cán, to và dày (ví dụ áo phao ở VN), vì dù nhiệt độ lạnh nhưng không buốt như ở VN, lại có sưởi ở trên tram, train, shopping center, các phòng học ở trường... Có thể mang cái áo dạ loại ngắn, nhẹ - cơ mà cũng không cần thiết.
- Mel mưa nhiều => mang ô che loại gấp gọn, to, nhẹ, tốt - cái này mua bên Mel lại đắt tiền, chứ không như quần áo, giày dép.
- Nữ thì có thể mang lấy 1 bộ áo dài, để seo-phì mỗi khi đổi mùa - mỗi chuyển mùa là 1 mùa hoa, đẹp và thơm. Đặc biệt Mel có Rose Garden ở khu Werribi, nở rộ vào tháng 10 - mùa thi, cực đẹp luôn.
- Cơ bản quần jean, giày thể thao hoặc giày bệt vì đi bộ nhiều. Giày cao gót của chị em thì sang đấy rồi quen nhau, rồi cho nhau thoải mái, vì có dùng đâu. Dép, guốc để lại VN để tặng các em SV trọ gần nhà, làm cơ sở cho bố cháu ở nhà làm cách mạng trong lúc mẹ cháu đi học xa
.
- Thuốc tây theo bệnh lý (nếu có) + thuốc cảm cúm thông thường + chai dầu gió. NHỚ: nhập cảnh phải tick đầy đủ trên phiếu, và show cho security ở sân bay, nói: For my private.
(6). Tiền
- Vợ bạn không thuộc AusAid (nay là Aus4Skill), nếu HB của Tây thì cơ bản ngon, mỗi 2 tuần được đổ 1 lần vào TK.
Bonus về bank account:
+ Mở ngay tại bank sau khi sang Úc (nhớ không kỹ thì phải có Student card, cái này trường cấp sau khi enrollment) -> khuyến khích Commonwealth bank, hoặc ANZ bank) => không cần thiết phải mang tiền tươi sang nhiều, chắc 3k AUD -> mở TK xong nộp ngay vào TK, cũng được mấy chục AUD/tháng tiền lãi. Deposit tại quầy giao dịch (đưa tiền nhân viên nhập TK) hoặc tại ATM (nhớ đọc kỹ hướng dẫn khi sử dụng).
TIPS: bất cứ khoản giao dịch nào lỗi (chuyển nhầm TK...) cần báo bank ngay -> pending ngay lập tức -> return money soon, tra soát sau.
- Vợ bạn HB của VN -> trả 6 tháng lần => lúc đi cần mang nhiều chút, chắc tầm 10k -> deposit sớm cho an toàn. Vì quy trình cấp HB từ VN hơi bị... lâu.
Bonus về tiêu tiền thời gian đầu ở Úc: (1) Hạn chế quẹt thẻ quốc tế của VN Bank, vì phí ngất ngây; (2) Chắc 2 tháng đầu đừng quy đổi từ AUD về VND mỗi khi mua bất cứ thứ gì vì... xót của lắm.
(7). Thiếu gì cứ hỏi, hoặc nhớ thêm gì sẽ bổ sung.
3. Cuộc sống ở Úc
(1). Mẹ đi học + takecare 2 bạn 7 tuổi sẽ rất vất vả. TRƯỜNG HỢP NÀY CÓ LẼ (VÔ CÙNG) HIẾM GẶP ĐỐI VỚI PhD STUDENT VIÊT NAM LÀ NỮ.
=>Cơ bản không có time đi làm thêm. Như thế hơi phí, vì thu nhập từ làm thêm trong 3,5 năm hấp dẫn phết, vì lương khá (thậm chí cao nếu có việc tốt), học PhD về cơ bản có time đi lam.
TIPS; nên có phương án chồng sang, hoặc bà ngoại sang để chia sẻ vất vả cho vợ + vợ đi làm thêm có tiền (thích lắm luôn).
(2). Nên mua gạo ở chợ Châu Á vì cơ bản nhập Thái, hợp khẩu vị VN. Gạo siêu thị có gạo Châu Á, nhưng đắt hơn, còn gạo Úc thì rắn, khô, khó ăn lắm.
(3). Thực phẩm mới sang thì mua ở siêu thị, dần dần tìm mua chợ châu Á: bắp bò, gà già (loại gà đẻ trứng bị thay lứa), cá hồi... đều rẻ, ngon.
Hạn chế mua thịt lợn ở siêu thị vì đây là thịt nuội theo quy trình công nghiệp nên lợn đực không bị thiến/hoạn -> thịt cực kỳ hôi. Nên mua ở chợ Châu Á.
Mỳ tôm, bột canh Hải Châu, nướcc mắm Cát Hải, hành tỏi khô, mộc nhĩ, nấm hương, hạt tiêu xay... mua ở mấy hàng tạp hóa nơi cổng chợ Châu Á, chủ hàng thường người Tàu nói tiếng Việt lơ lớ
.
(4). Thứ 4 là ngày trả lương ở Úc (trả theo tuần) nên thứ 5 là ngày sale-off ở siêu thị, cực rẻ và ngon. Thứ 7, Cn thường hết hàng sớm, đi siêu thị muộn có khả năng... về tay không.
(5). Những vật dụng như nồi cơm điện, bát đũa, chăn, nệm... có thể xin của lứa trước hoặc mua lại giá rẻ.
(6). Có thể tìm mua cái xe đạp cũ, xe đi chợ (có bánh kéo) của lứa trước - loanh quanh 50-100AUD.
(7). Mua thẻ Myki (My key viết, đọc trại) để nạp tiền đi bus, train, tram (03 loại dùng chung thẻ). Nhớ touch-on mỗi lần lần xe (bắt buộc vì nếu quên mà bị thanh tra check thì chắc chắn phạt 250AUD - vé 1 lần cỡ 2AUD, không gì xin được, touch-off mỗi lần xuống (có thể không cần vì tự độngnn off).
(8). Tìm địa chỉ, tìm timetable/các đường line của bus, train, tram trên web gì quên rồi (mới 10 năm không tra).
(9). Tìm việc, mua bán trên gumtree.com.au.
(10). Thiếu gì cứ hỏi, hoặc nhớ thêm gì sẽ bổ sung.
4. Tạm thế đã nhé. Chúc may mắn.
LỜI KHUYÊN CHÂN THÀNH: Để vợ và 2 bé bên đấy là một thử thách không hề nhỏ, tình huống xấu có thể có hệ lụy. Nên có phương án chồng hoặc bà ngoại sang hỗ trợ, chia sẻ.