- Biển số
- OF-111539
- Ngày cấp bằng
- 5/9/11
- Số km
- 3,480
- Động cơ
- 246,176 Mã lực
Đây là thớt bàn về hàng hiệu. Vậy mà có cái hàng bãi rác nhẩy vào thì quả là mang tiếng những người dùng đồ hiệu, ăn gạch đương nhiên. Lại vẫn gân cổ dạy đời thì .....
Cụ QUANG1970 nên xem lại cách nói chuyện hợm hĩnh của mình. Cụ nói giời nói biển nghe kinh lắm, chả coi ai ra gì nhưng cái đôi Chanel của cụ xin lỗi em nói thật xấu vãi lái ra. Trước đấy cụ còn nói giày Chanel chất lắm mà. Em nghi ngờ kiến thức của cụ.
Mình thấy cụ ấy nói năng bình thường mà nhỉ, chia sẻ về đồ hiệu nghe đúng giọng đã trải qua. Hàng hiệu xấu hay đẹp là do cụ, ko vì thế mà tấn công người yêu thích, hâm mộ hoặc đeo nó. Có gì hiểu biết hơn thì cụ chia sẻ - đeo đồ hiệu thì mình chưa có, nhưng dùng một số đồ order thì đúng là đáng tiền.Cụ QUANG1970 nên xem lại cách nói chuyện hợm hĩnh của mình. Cụ nói giời nói biển nghe kinh lắm, chả coi ai ra gì nhưng cái đôi Chanel của cụ xin lỗi em nói thật xấu vãi lái ra. Trước đấy cụ còn nói giày Chanel chất lắm mà. Em nghi ngờ kiến thức của cụ.
Em nghĩ là mình nên tôn trọng sở thích của người khác, kể cả họ nói với giọng tự hào (nhìn tiêu cực là hợm hĩnh), như anh chàng thanh niên trong câu chuyện của cụ, nếu em là người đó, em sẽ rất quan tâm hỏi han trải nghiệm những chiếc đồng hồ tiền triệu của người khách kia.Thì thế
Em kể bác nghe chuyện thật luôn tận mắt nhìn, nghe và có mặt. Có cái anh kia cũng nhiều tiền và ưa dùng đồ hiệu một hôm gặp một người khách lạ đến chơi cửa hàng. Sẵn chuyện về đồng hồ (cái này thì gần như đàn ông đều thích đồng hồ) và anh kia say sưa kể về những chiếc đồng hồ trị giá vài chục ngàn đến cả trăm ngàn trong bộ sưu tầm của mình. Ông khách kia thủng thẳng bảo mấy cái đồng hồ rẻ tiền đấy mình không để ý lắm. Vì của ông ý toàn tiền triệu và qua đấu giá chính hãng anh kia mồm há hốc và mắt cứ như rơi thằng cụ xuống đất. Từ lúc đấy nói chuyện giọng bé hẳn!
Chuyện khác, một anh nọ chạy LX570 trên người full đồ hàng hiệu đến một quán cà phê vỉa hè phố cổ để gặp một ông cụ tuổi đã nghỉ hưu ăn mặc thì tuền toàng sơ mi Việt Tiến, giày Bata, thắt lưng Đồng Xuân bán kg và đồng hồ thì Seiko Kinetic rẻ tiền. Thế mà anh đồ hiệu kia cứ dạ thưa, dạ bẩm, đội ơn bác, v...v...
Mà nói đâu xa ông Bill Gates với cái ông Warren hay Murdoch có dùng đồ hiệu quái đâu! Thằng Mark Facebook hay anh Steve Apple cũng vậy!
Đây cụ chả nói là Chanel "chất" còn gì, bao gồm cả giầy. Em vốn không định bắt bẻ câu chữ nhưng cụ lại nói em "ngậm....." nên em phải nêu dẫn chứng. Cụ mới là người sân si đấy. Thôi cụ nhé, cụ đừng trả lời em nữa nhé.chừng nấy khi
Chanel không có nhiều sãn phẩm cho nam!
Sản phẩm Chanel phổ biến nhất là nước hoa, một ít bóp ví (wallet) và giầy nhưng cực "chất"!
Là nam thì lại càng phải sành về Chanel để khi mua một món đồ Chanel tặng cho nữ thì "mua món nào tặng, đáng tiẽn món đó chứ"!
Hay bác chỉ mua hàng hiệu cho bản thân mà không mua cho bà xã hay người yêu, bạn gái? Hoặc "bà xã" hay "người yêu" bác xedapdiencaocap.com là ......
Đây, cụ nói em "ngậm..." đây. Không lại bảo điêu.1/ Chanel "chất" là theo quan điểm người tiêu dùng và đẹp hay xấu cũng vậy! Em viết khá nhiều bài về "hàng
hiệu" (không dưới 100 "còm") và chưa có một chữ nào em khen Chanel đẹp! Em chỉ nói Hermes, Chanel và LV là ba thương hiệu duy nhất không bao giờ giảm giá (Discount hay Sale) mà chỉ có tăng giá theo từng năm.
Lại càng không có chuỵện "nói giày Chanel chất lắm mà" bác đừng "nhét chữ vào mồm người khác" như vậy, hay "ngậm máu phun người" nhé!
2/ Bản thân em, ngoài nuớc hoa Chanel em không mua dùng cá nhân một sản phẩm nào của Chanel (mua để biếu thì có) và nhận của người khác tặng thì cũng có.
3/ Bác có quyền nghi ngờ ai cấm bác!
Và bác và những bác khác cũng có quyền ignore nick em ( QUANG1970 ) để khỏi phải rác mắt, em đã có cảnh báo ngay từ đầu khi tham gia phần nói về "giầy dép" rồi mà! Bác macan silverwing không có đọc "còm"#249 này hay không có ........ nhỉ?
Rõ là đã ... lại thích sân si!
Đây cụ chả nói là Chanel "chất" còn gì, bao gồm cả giầy. Em vốn không định bắt bẻ câu chữ nhưng cụ lại nói em "ngậm....." nên em phải nêu dẫn chứng. Cụ mới là người sân si đấy. Thôi cụ nhé, cụ đừng trả lời em nữa nhé.
Đây, cụ nói em "ngậm..." đây. Không lại bảo điêu.
Thôi, em sợ cụ rồi. Dừng ở đây nhé.Hinh như bác macan silverwing không biết (hiểu) tiếng Việt?
Bác không thấy từ chất em dùng cho Chanel ("một ít bóp ví (wallet) và giầy nhưng cực "chất"") để trong dấu ngoặc kép chứ không phải viết bình thường mang tính khẳng định ???
giọng của cụ có vẻ hơi khó nghe nhưng e thích cách nói chuyện trao đổi rất logic và rõ ràng. Diễn đàn cũng là nơi có nhiều phong cách và giọng văn chứ ko nên bầy đàn theo 1 kiểu. Các cụ kia toàn lái sang chủ đề khác do ko đọc kĩ các còm, cũng có tí muốn khoe khoang nhưng lại muốn giữ vẻ đạo mạo, nội dung ko có gì đặc sắc.Ta lại bàn tiếp về chuyện "giầy ủng"!
Ngay nay nhất là ở các thành phố lớn (Hànoi, Sàigon, ) Đôi giầy cái dép nó đã bước vào cuộc sống đời thường như "cân đường hộp sữa" và đang dần tiến tới mức ăn ngon mặc đẹp cho "bằng anh bằng chị". Cái ngon dẹp đây không dừng lại ở mức nhà hàng, quán chợ mà tiến tới tầm quốc tế, đẳng cấp xa hoa và cực kỳ xa xỉ (Haute Couture).
Nhớ lại những năm trước 1975, ở miền Bắc, cơm (gạo) còn không có mà ăn, thì bàn chi tới giầy với chả ủng!
Nên những cái mà chúng ta có hiện nay (cuộc sống) là cả một quá trình phát triển và dày công xây dựng của cà một tập thể và bao nhiêu con người, Em không có ý đồ thuyết giáo chính trị khi bàn về "hàng hiệu", nhất là em cũng không phải là "người nhà nước", mà chỉ xin qua đây, lưu ý các bác "ôn cố tri tân", hãy trân trọng những gì mình có và bảo vệ nó để có thể hưởng thụ lâu dài và bền vững.
Với những bác U60 hay U50 và một số ít U40 (nếu có đầu óc nhìn nhận) ở các tỉnh lẻ phía Bắc, hẳn chẳng thể nào quên những tháng năm chân đất áo rách. Giầy là một khái niệm xa xỉ, không phải ai cũng có thể, và có điều kiện, đi giầy!
Những năm trước 1975 và ngay cả những thập niên gần kề (80 và đầu 90) đa phần người tỉnh lẻ ở miền Bắc chỉ đi dép lê, guốc mộc (đấy là chưa nói ở làng quê héo lánh là đi chân trần!), một số ít cán bộ thì đi Xăng-đan (Fisherman shoes) cao hơn là giầy. Giầy thì ngoài một số cán bộ hay chiến sĩ "tiêu binh" còn thì hầu như không xuất hiện trong văn hoá đời thường!
Nghĩa là không có văn hoá đi giầy đại trà trong nhân dân!
Cái "văn hoá đi giầy" mới chỉ "đại trà" trong những thập niên gần đây do xã hội phát triển giao lưu văn hoá nở rộ. Hay thì cũng lắm mà dở thì cũng nhiều!
Chính vì "không có văn hoá đi giầy đại trà trong nhân dân" cùng như do đi chân trần, hay dép lê mà bàn chân của đa phần người "trong cuộc" mới to bè ra nhất là những ngón chân (ngón út và ngón cái) nhìn nhưng bàn chân tho kệch này, thương thì cũng phải nên làm (do cuộc sống khốn khó, do hoàn cảnh xã hội, .... tạo thành) ===> dẫu có xấu có thô, thì cũng nên "thương mà không dè bỉu".
Đó là một góc (khía cạnh) nhìn vấn đề!
Nhưng đôi giầy cái dép làm sẵn (trừ giầy đặt dép thửa ra) nó không có con tim, mà ngoài kiểu dáng, mẫu mã, thương hiệu chúng chỉ có size đóng sẵn !
Thế nên mới có cái cảnh éo le cho những ai mù kiến thức về giầy dép: "giày hiệu đi đau chân như thường, và oder về k đi dc là rất nhiều"!
Thực tế, nếu biết (có) về kiến thức về giầy dép nhất là giầy dép hàng hiệu thì chuyện "giày hiệu đi không đau chân, và oder đúng size về là đi thoải mái"!
Các bác để ý, các cháu nhỏ ngày nay (nhất là nhưng cháu học trường quốc tế và bán trú hay những cháu học trường Việt cao cấp) được (phải) đi giầy nguyên ngày, bàn chân rất thon gọn, những ngón chân (ngón út và ngón cái) không bè ra mà ôm sát lại!
Ở những gia đình "quý tộc" hay có sự quan tâm tới con cái nhất là con gái, họ luôn mua và bắt con mình mang những đôi không chỉ giầy mà dép, nhất là dép phần đầu có hình thon tím lại kiểu giầy ballet - VERA Style (vì tỷ lệ thời gian mang dép thường nhiều hơn mang giầy). Điều này hình thành bàn chân thon gọn cho các cháu gái và chắc chắn sẽ không có cái chuyện "giày hiệu đi đau chân như thường, và oder về k đi dc là rất nhiều"!
Còn thế nào là không mù "kiến thức về giầy dép" cũng như làm sao để "giày hiệu đi không đau chân, và oder đúng size về là đi thoải mái"! ta sẽ bàn ở "còm" sau.
Trước mắt các bác nhìn như bàn chân em up ở "còm"#315 kèm theo cắt nghĩa:
Bàn chân "trời sinh ra đã nhỏ gọn" rất dễ khi mua giầy:
Bàn chân "trời sinh không nhỏ gọn" nhưng do mang giầy dép loại ôm chân từ nhỏ nên được "cải tạo" thuận lợi khi mua giầy (đáng nói nhất là bàn chân anh chàng da đen!):
Bàn chân "trời sinh không nhỏ gọn" lại mang giầy dép một cách thoải mái, không "ôm, bó" chân từ nhỏ, nên ít thuận lợi khi mua giầy:
Cụ mới dừng ở mức có giầy có áo để mặc cho ấm nên đừng vào đây còm làm cái gì cảEm toàn dùng sơ mi Việt Tiến với May 10, người VN nên ủng hộ hàng VN
Thôi, em sợ cụ rồi. Dừng ở đây nhé.
Trong mấy thú đốt tiền xem ra có mấy cụ chơi đồng hồ luôn là Lịch nhất, loa đài đỡ hơn tí chứ quần quần áo áo xem ra bon chen gớm.
Gớm nhất thỉnh thoảng gặp đại gia online với mớ kiến thức google uyên thâm,thêm lối hành văn đức cao trọng vọng, đích thực là loser là đây chứ đâu.
Bạn sống bằng những thứ ảo vậy à? Để mình hỏi anh em GT để đĩa bay của bạn ở đâu thì trả lại cho bạn chứ không thì ngại quá!
em nghĩ là 2 cụ nên dừng lại, mỗi người một quan điêmr ,thế mới có đa đảng.Thì bác cũng đang cố "đâm xầm ngã ngửa" vào cái mà bác gọi là ảo đấy! Ai đọc và tỉnh táo là thấy mà!
Mời bác cứ làm cái mình thích và muốn!
Về giày dép em kết luận là giày hiệu đi đau chân như thường, và oder về k đi dc là rất nhiều nhất là những đôi *** nhọn, da cứng nhưng loubie, miu miu, D&G, chính vì thế đội nhập về sẵn bán giá cắt cổ vẫn đầy ng mua.
E đi đôi loafer Dolce loại da cháy bị toét gót chân thành sẹo đây . Mặc sơ mi nam của bọn này thì nghiện luôn, các chi tiết nhỏ và phom dáng áo của Italy nói chung họ làm đẹp thật
Ta lại bàn tiếp về chuyện "giầy ủng"!
Ngay nay nhất là ở các thành phố lớn (Hànoi, Sàigon, ) Đôi giầy cái dép nó đã bước vào cuộc sống đời thường như "cân đường hộp sữa" và đang dần tiến tới mức ăn ngon mặc đẹp cho "bằng anh bằng chị". Cái ngon dẹp đây không dừng lại ở mức nhà hàng, quán chợ mà tiến tới tầm quốc tế, đẳng cấp xa hoa và cực kỳ xa xỉ (Haute Couture).
Nhớ lại những năm trước 1975, ở miền Bắc, cơm (gạo) còn không có mà ăn, thì bàn chi tới giầy với chả ủng!
Nên những cái mà chúng ta có hiện nay (cuộc sống) là cả một quá trình phát triển và dày công xây dựng của cà một tập thể và bao nhiêu con người, Em không có ý đồ thuyết giáo chính trị khi bàn về "hàng hiệu", nhất là em cũng không phải là "người nhà nước", mà chỉ xin qua đây, lưu ý các bác "ôn cố tri tân", hãy trân trọng những gì mình có và bảo vệ nó để có thể hưởng thụ lâu dài và bền vững.
Với những bác U60 hay U50 và một số ít U40 (nếu có đầu óc nhìn nhận) ở các tỉnh lẻ phía Bắc, hẳn chẳng thể nào quên những tháng năm chân đất áo rách. Giầy là một khái niệm xa xỉ, không phải ai cũng có thể, và có điều kiện, đi giầy!
Những năm trước 1975 và ngay cả những thập niên gần kề (80 và đầu 90) đa phần người tỉnh lẻ ở miền Bắc chỉ đi dép lê, guốc mộc (đấy là chưa nói ở làng quê héo lánh là đi chân trần!), một số ít cán bộ thì đi Xăng-đan (Fisherman shoes) cao hơn là giầy. Giầy thì ngoài một số cán bộ hay chiến sĩ "tiêu binh" còn thì hầu như không xuất hiện trong văn hoá đời thường!
Nghĩa là không có văn hoá đi giầy đại trà trong nhân dân!
Cái "văn hoá đi giầy" mới chỉ "đại trà" trong những thập niên gần đây do xã hội phát triển giao lưu văn hoá nở rộ. Hay thì cũng lắm mà dở thì cũng nhiều!
Chính vì "không có văn hoá đi giầy đại trà trong nhân dân" cùng như do đi chân trần, hay dép lê mà bàn chân của đa phần người "trong cuộc" mới to bè ra nhất là những ngón chân (ngón út và ngón cái) nhìn nhưng bàn chân tho kệch này, thương thì cũng phải nên làm (do cuộc sống khốn khó, do hoàn cảnh xã hội, .... tạo thành) ===> dẫu có xấu có thô, thì cũng nên "thương mà không dè bỉu".
Đó là một góc (khía cạnh) nhìn vấn đề!
Nhưng đôi giầy cái dép làm sẵn (trừ giầy đặt dép thửa ra) nó không có con tim, mà ngoài kiểu dáng, mẫu mã, thương hiệu chúng chỉ có size đóng sẵn !
Thế nên mới có cái cảnh éo le cho những ai mù kiến thức về giầy dép: "giày hiệu đi đau chân như thường, và oder về k đi dc là rất nhiều"!
Thực tế, nếu biết (có) về kiến thức về giầy dép nhất là giầy dép hàng hiệu thì chuyện "giày hiệu đi không đau chân, và order đúng size về là đi thoải mái"!
Các bác để ý, các cháu nhỏ ngày nay (nhất là nhưng cháu học trường quốc tế và bán trú hay những cháu học trường Việt cao cấp) được (phải) đi giầy nguyên ngày, bàn chân rất thon gọn, những ngón chân (ngón út và ngón cái) không bè ra mà ôm sát lại!
Ở những gia đình "quý tộc" hay có sự quan tâm tới con cái nhất là con gái, họ luôn mua và bắt con mình mang những đôi không chỉ giầy mà dép, nhất là dép phần đầu có hình thon tím lại kiểu giầy ballet - VERA Style (vì tỷ lệ thời gian mang dép thường nhiều hơn mang giầy). Điều này hình thành bàn chân thon gọn cho các cháu gái và chắc chắn sẽ không có cái chuyện "giày hiệu đi đau chân như thường, và oder về k đi dc là rất nhiều"!
Còn thế nào là không mù "kiến thức về giầy dép" cũng như làm sao để "giày hiệu đi không đau chân, và order đúng size về là đi thoải mái"! ta sẽ bàn ở "còm" sau.
Trước mắt các bác nhìn như bàn chân em up ở "còm"#315 kèm theo cắt nghĩa:
Bàn chân "trời sinh ra đã nhỏ gọn" rất dễ khi mua giầy:
Bàn chân "trời sinh không nhỏ gọn" nhưng do mang giầy dép loại ôm chân từ nhỏ nên được "cải tạo" thuận lợi khi mua giầy (đáng nói nhất là bàn chân anh chàng da đen!):
Bàn chân "trời sinh không nhỏ gọn" lại mang giầy dép một cách thoải mái, không "ôm, bó" chân từ nhỏ, nên ít thuận lợi khi mua giầy:
Em vào đúng một trang cũng thấy sợ như cụ. Thôi còm cái rồi em cũng té.Thôi, em sợ cụ rồi. Dừng ở đây nhé.
Cám ơn Cụ về bài viết này, kiến thức của Cụ về đồ hiệu thật rộng lớn... giá mà các bài khác cũng bớt nặng nề chút thì đỡ cãi nhauChúng ta nói nốt về chuyện mua giầy, chọn dép cho xong!
Trong "còm" này em xin nói về cái mà bao bác đọc hết hai còm" em viết về giầy ủng mà vẫn chưa mường tưởng ra, hay nói nôm na là biết làm thế nào để mua, hay lựa được một đôi giầy ngoại nói chung, hàng hiệu nói riêng sao cho "đẹp mắt vừa chân"?!
Cũng như tránh khỏi cái cảnh: "giày hiệu đi đau chân như thường, và oder về k đi dc là rất nhiều" như bác @ đã nói?
VÀ, như thế nào là cái gọi là "kiến thức về giầy dép nhất là giầy dép hàng hiệu", cái mà bao bác đang "nóng mặt, xôi máu"?
Tất cả đều chỉ để cho tới cái mục đích sau cùng là: "giày hiệu đi không đau chân, và oder đúng size về là đi thoải mái"!
Như đã nói ở "còm"#362,
"Những năm trước 1975 và ngay cả những thập niên gần kề (80 và đầu 90) đa phần người tỉnh lẻ ở miền Bắc chỉ đi dép lê, guốc mộc (đấy là chưa nói ở làng quê héo lánh là đi chân trần!), một số ít cán bộ thì đi Xăng-đan (Fisherman shoes) cao hơn là giầy. Giầy thì ngoài một số cán bộ hay chiến sĩ "tiêu binh" còn thì hầu như không xuất hiện trong văn hoá đời thường!
Nghĩa là không có văn hoá đi giầy đại trà trong nhân dân!
Cái "văn hoá đi giầy" mới chỉ "đại trà" trong những thập niên gần đây do xã hội phát triển giao lưu văn hoá nở rộ. Hay thì cũng lắm mà dở thì cũng nhiều! "
Chính vì không có "văn hoá đi giầy" nên việc tiếp cận nó ("Chọn giầy, mua giầy, đi giầy") khó mà tránh khỏi sai sót cùng như ngờ nghệch ngớ ngẩn!
I/ Chủ động mua và "phận đẹp duyên may":
Các bác trong thớt này nói riêng (trên 90%) và người VN nói chung (trên 99%) em đồ rằng khi mua một đôi giầy chỉ nhìn mẫu mã vừa mắt, đúng goût, thương hiệu phù hợp với túi tiền hay nhu cầu "khẳng định bản thân" hoặc "niềm đam mê" là hỏi (đòi, yêu cầu) size giầy đúng (chính xác) với size mình thường đi là mua và xuống tiền nếu mua Online!
Khi hỏi (đòi, yêu cầu) size giầy đúng (chính xác) với size minh thường đi" là hỏi size theo chiều dài ví dụ 7, 7.5 hay 8 hoặc 8.5 gì đó mà chớ hề ai hỏi hay đòi cái đôi giầy có "mẫu mã vừa mắt, đúng Gout, thương hiệu phù hợp với túi tiền hay nhu cầu "khẳng định bản thân" hay "niềm đam mê" là hỏi (đòi, yêu cầu) size giầy đúng (chính xác)" với size mình thường đi cả Size dọc lẫn Size ngang!
Mua giày, nói size mình muốn, ví dụ như đã nói (7, 7.5 hay 8 hoặc 8.5 ) mà thử hỏi có ai biết và hiểu bàn chân mình ntn để đòi cửa hàng cho coi (thử) một đôi "đẹp mắt vừa chân"?!
Trong thực tế, giày hàng hiệu cao cấp luôn làm (sản xuất) phù hợp theo bàn chân người xử dụng cả bề dọc lẫn bề ngang!
Về Size dọc, chắc các bác đã nắm nằm lòng size của chân mình, nhưng về size ngang em xin cung cấp để các bác tự kiểm tra minh định.
Size ngang cuả giầy Nam có khoảng từ 8 (thương hiệu thường) đến 12 cỡ (thương hiệu cao cấp, có quy mô lớn Ví dụ Salvatore Ferragamo (SF) )
+ 8 cỡ (size): A, B, C, D, M, E, W, EE
+ 10 cỡ (size): AA, A, B, C, D, M, E, EE, EEE
AA, A: Bề ngang bàn chân rất nhỏ
B, C: Bề ngang bàn chân nhỏ
D, M: Bề ngang bàn chân trung bình theo chuẩn NN
E,W: Bề ngang bàn chân to (rộng) chuẩn NN
EE, EEE: Bề ngang bàn chân rất to (rộng) chuẩn NN
Nghĩa là với một đôi Gucci theo mẫu (design) X và chỉ một Size 7.5 sẽ có khoảng 8 đôi Gucci theo mẫu (design) X từ A đến EE
Nghĩa là với một đôi SF theo mẫu (design) Y và chỉ một Size 7.5 sẽ có khoảng 10 đôi SF theo mẫu (design) X từ AA đến EEE.
Ở VN những size AA, B, C hầu như không có chân ai vừa và các size phù hợp sẽ là D, M, E, EE, EEE. Nhưng ở Miền bắc sẽ "rơi" vào nhóm E, EE, EEE nhiều hơn. Còn ở Miền Nam sẽ "rơi" vào nhóm M, E, EE, nhiều hơn!
Căn nguyên thì như đã nói ở "còm"#362 và có lẽ không nhắc lại phải không nào?
Nếu các bác biết và hiểu điều trên thì chuyện "giày hiệu đi đau chân như thường, và oder về k đi dc là rất nhiều" sẽ không còn nữa!
Đấy là giầy ở NN, cũng như giày hàng hiệu nói chung, còn riêng Hermes, Chanel, LV thì lại có một tẹo lấn cấn!
Ai cũng biết Hermes, Chanel, LV là những thương hiệu, ngay từ lúc hình thành đã dành cho phân khúc khách hàng cao cấp nói nôm na là sang chảnh. Mà nhóm khách hàng này là dân giàu có thậm chí có người sướng từ trong trứng cả mấy đời! Thì với nhóm sang chảnh này, những khách hàng sở hữu cái bàn chân voi, chân bần cố, hẳn là ít có!
Điều đó kéo theo là về giầy, khi thiết kế, hầu phù hợp với nhóm khác hàng này, cũng như tiết kiệm nguyên liệu và phí nhân công (rất mắc!), size ngang giầy của các thương hiệu Hermes, Chanel, LV thưởng "nghèo nàn" chỉ khoảng 5 size: AA, A, B, C, D. ( E: có nhưng hiếm).
Đó là lý do nhiều bác, lắm mợ VN phải chịu cảnh "giày hiệu đi đau chân như thường, và oder về k đi dc là rất nhiều" là vậy!
Riêng LV vào những năm đầu 2010, đã mạnh dạn đầu tư vào thị trường Trung quốc, một thì trường với nhiều tiềm năng (nhu cầu xa xỉ của tham quan, biếu xén,.....) và "một tẹo lấn cấn" này đã được xử lý: Size ngang của giầy LV đã nới rộng thêm ra hầu đáp ứng cho nhu cầu của đám bần cố nông nay nhờ dịp "chó nhảy bàn độc" làm lãnh đạo này!
II/ Chủ động nhưng không mua được đúng Size Ngang như ý, hay bị "Cưỡng hôn" hoặc chợ chiều phải đôi đũa lệch":
Khi mua giầy, nếu biết và mua đúng size cà ngang lẫn dọc thì cứ gọi là "trăm năm hạnh phúc" bên cái mà minh đã chọn (dầu là mua Online hay mua trực tiếp "tiền trao cháo múc") và lúc đó mới hiểu và cảm câu em nói: "giày hiệu đi không đau chân, và oder đúng size về là đi thoải mái" nhưng trong thực tế nhất là ở VN việc mua giầy đúng size cà ngang lẫn dọc đôi khi không phải đơn giản:
+ Cửa hàng (website online) không có size ngang như mình cần mà mình phải mua ngay.
+ Cửa hàng (website) trong đợt sale khủng (50% thậm chí 70%) giá một đôi S. Feragamo, Bally, đang 10tr xuống còn 3 -5 tr! nhưng không có size ngang như mình cần mà nhỏ hơn 1 hay 2 size!
+ Mình được tặng một đôi LV hay SF nhưng nhỏ hơn size mình cần (đi) 1 hay 2 size!
Nghĩa là các bác rơi vào hoàn cảnh chẳng "chợ chiều phải đôi đũa lệch" thì cũng là "Cưỡng hôn"!
Trong tình huống này, nếu thực sự thích và cần cùng như chẳng thể "hoãn cái sự sung sướng" của mua nó thì các bác cứ mua và sẽ có các giải pháp xử lý ntn:
1/ Các bác mua và đem cho thợ làm giầy chuyên nghiệp "nong" rộng bằng dụng cụ chuyên dùng, giá (phí) không quá 100K. Ở Hànoi ntn em không rõ, nhưng ở Sàigon em biết ít nhất có 2 người thợ tin cậy để làm chuyện "banh ra" cho "ông sướng bà vui" khi đang bị cái đôi giầy bóp chặt phần dưới, từ 1 đến 2 size ngang, thậm chí 3 Size ngang nếu là giây tốt!
2/ Các bác mua loại hoá chất sau : SHOE STRETCHER về xịt vào đôi giầy mình có theo hướng dẫn thì cũng có thể "nong" rộng chiều ngang ra được từ 1 đến 2 size ngang (Tuỳ "tay nghề và kinh nghiệm" người "banh").
https://savvyaboutshoes.com/best-shoe-stretcher-spray/
Đến đây em xin kết thúc các bài viết về giầy ủng, và xin gửi chào các bác, vì đây là còm cuối cùng em viết trong thớt này!
Chia sẻ kiến thức cho các bác có nhu cầu, với em như thế là đã là quá đủ. Bác nào có thắc mắc cần giải thích xin mời Inbox.
Em cất công chia sẻ kinh nghiệm, dùng nhiều "thủ pháp" viết, hầu hướng tới cái sau cùng là giúp các bác thực lòng ,muốn tìm hiểu về giầy hàng hiệu có thể tìm mua và chọn cho mình những đôi giầy chiếc dép "đep mắt vừa chân".
Dĩ nhiên trong quá trình chia sẻ những va chạm là khó tránh khỏi vì ngay từ đầu em đã cảnh báo.
Với những bác thương quý mà đã rót cho em nhưng ly rượu, em xin trân trọng cám ơn và mong có cơ hội báo đáp.
Với những bác sân si, thích tranh cãi bất chấp lời cảnh báo của em, thì ngoài việc tự mình làm trò cười cho thiên hạ, thì đây cùng là một bài học, mà người ta thường gọi nôm na là "chơi chó, chó liếm mặt. Choc chó, chó đớp ... "
Nhân dịp Lễ Giáng Sinh 2019 sắp đến, em xin bonus cho các bác một clip quay cảnh chính tay Manager của một cửa hàng LV, đích thân làm hot stamp cho em, theo số ký tự (chữ) em yêu cầu thay vì chỉ có 3 ký tự, để hiểu là em không nổ xạo.
Vì lý do riêng, clip này chỉ Public trong vòng 12 giờ kể từ 1:15 a.m. ngày 23/12 và sau đó là chuyển sang chế độ Private .
FYI, tiếng đàn chèn trong clip là tiếng của những cây piano vứt đi (Clip I đàn UCRAINA - Liên xô, Clip II đàn PETROF - Tiệp Khắc), sắp quăng sọt rác của một tu viện và nhà thờ, được chỉnh sửa thiện nguyện và hoàn toàn miễn phí trong ơn Chúa.
Chúc các bác hưởng một mùa Giáng Sinh an lành trong ơn Chúa và Mẹ Maria!