- Biển số
- OF-547318
- Ngày cấp bằng
- 25/12/17
- Số km
- 11,074
- Động cơ
- 316,158 Mã lực
Cám ơn bác juve99 !
Em biết nhiều bác thắc mắc và tò mò cũng như nóng mặt về những gì em viết ở "còm"#249, và em cũng không có ý trêu ghẹo mọi người, hay đung đưa "làm màu" mà chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm nên xin giải thích, cắt nghĩa cho những gì em nêu ra qua trình bày như sau:
Khi nói về giầy dép, cho dù là rẻ tiền hay "hàng hiệu", đều có hai thành tố tham gia chính: Đôi giày và Người mang nó (giầy)!
Đa phần các bác không xác định được đặc điểm hay tính chất của từng thành tố nên mới xảy ra chuyện "giày hiệu đi đau chân như thường, và oder về k đi dc là rất nhiều" !
Bây giờ em xin nói (bàn) thánh tố thứ hai: Người mang nó (giầy)
Hẳn là ai cũng hiểu, bất kỳ ai muốn mang (xử dụng) giầy, thì phải có cái tối thiểu là hai bàn chân! Cho dù là chân giả!
Mà hai bàn chân người ta thì đâu phải ai cũng giống ai! Đâu phải ai cũng gót ngọc chân son? thậm chí không ít người "sở hữu" bàn "chân voi", bàn bần cố của lũ "cổ cày vai bừa" hay bàn chân thô, to bè của đám con nhà hạ tiện!
Mời các bác coi vài kiểu bàn chân rồi ta nhẩn nha nói tiếp, bàn thêm ở "còm" sau.
Hình 2:
Hình 3:
Hình 4:
Hình 5:
Hình 6:
Hình 7:
Ta lại bàn tiếp về chuyện "giầy ủng"!
Ngay nay nhất là ở các thành phố lớn (Hànoi, Sàigon, ) Đôi giầy cái dép nó đã bước vào cuộc sống đời thường như "cân đường hộp sữa" và đang dần tiến tới mức ăn ngon mặc đẹp cho "bằng anh bằng chị". Cái ngon dẹp đây không dừng lại ở mức nhà hàng, quán chợ mà tiến tới tầm quốc tế, đẳng cấp xa hoa và cực kỳ xa xỉ (Haute Couture).
Nhớ lại những năm trước 1975, ở miền Bắc, cơm (gạo) còn không có mà ăn, thì bàn chi tới giầy với chả ủng!
Nên những cái mà chúng ta có hiện nay (cuộc sống) là cả một quá trình phát triển và dày công xây dựng của cà một tập thể và bao nhiêu con người, Em không có ý đồ thuyết giáo chính trị khi bàn về "hàng hiệu", nhất là em cũng không phải là "người nhà nước", mà chỉ xin qua đây, lưu ý các bác "ôn cố tri tân", hãy trân trọng những gì mình có và bảo vệ nó để có thể hưởng thụ lâu dài và bền vững.
Với những bác U60 hay U50 và một số ít U40 (nếu có đầu óc nhìn nhận) ở các tỉnh lẻ phía Bắc, hẳn chẳng thể nào quên những tháng năm chân đất áo rách. Giầy là một khái niệm xa xỉ, không phải ai cũng có thể, và có điều kiện, đi giầy!
Những năm trước 1975 và ngay cả những thập niên gần kề (80 và đầu 90) đa phần người tỉnh lẻ ở miền Bắc chỉ đi dép lê, guốc mộc (đấy là chưa nói ở làng quê héo lánh là đi chân trần!), một số ít cán bộ thì đi Xăng-đan (Fisherman shoes) cao hơn là giầy. Giầy thì ngoài một số cán bộ hay chiến sĩ "tiêu binh" còn thì hầu như không xuất hiện trong văn hoá đời thường!
Nghĩa là không có văn hoá đi giầy đại trà trong nhân dân!
Cái "văn hoá đi giầy" mới chỉ "đại trà" trong những thập niên gần đây do xã hội phát triển giao lưu văn hoá nở rộ. Hay thì cũng lắm mà dở thì cũng nhiều!
Chính vì "không có văn hoá đi giầy đại trà trong nhân dân" cùng như do đi chân trần, hay dép lê mà bàn chân của đa phần người "trong cuộc" mới to bè ra nhất là những ngón chân (ngón út và ngón cái) nhìn nhưng bàn chân tho kệch này, thương thì cũng phải nên làm (do cuộc sống khốn khó, do hoàn cảnh xã hội, .... tạo thành) ===> dẫu có xấu có thô, thì cũng nên "thương mà không dè bỉu".
Đó là một góc (khía cạnh) nhìn vấn đề!
Nhưng đôi giầy cái dép làm sẵn (trừ giầy đặt dép thửa ra) nó không có con tim, mà ngoài kiểu dáng, mẫu mã, thương hiệu chúng chỉ có size đóng sẵn !
Thế nên mới có cái cảnh éo le cho những ai mù kiến thức về giầy dép: "giày hiệu đi đau chân như thường, và oder về k đi dc là rất nhiều"!
Thực tế, nếu biết (có) về kiến thức về giầy dép nhất là giầy dép hàng hiệu thì chuyện "giày hiệu đi không đau chân, và oder đúng size về là đi thoải mái"!
Các bác để ý, các cháu nhỏ ngày nay (nhất là nhưng cháu học trường quốc tế và bán trú hay những cháu học trường Việt cao cấp) được (phải) đi giầy nguyên ngày, bàn chân rất thon gọn, những ngón chân (ngón út và ngón cái) không bè ra mà ôm sát lại!
Ở những gia đình "quý tộc" hay có sự quan tâm tới con cái nhất là con gái, họ luôn mua và bắt con mình mang những đôi không chỉ giầy mà dép, nhất là dép phần đầu có hình thon tím lại kiểu giầy ballet - VERA Style (vì tỷ lệ thời gian mang dép thường nhiều hơn mang giầy). Điều này hình thành bàn chân thon gọn cho các cháu gái và chắc chắn sẽ không có cái chuyện "giày hiệu đi đau chân như thường, và oder về k đi dc là rất nhiều"!
Còn thế nào là không mù "kiến thức về giầy dép" cũng như làm sao để "giày hiệu đi không đau chân, và oder đúng size về là đi thoải mái"! ta sẽ bàn ở "còm" sau.
Trước mắt các bác nhìn như bàn chân em up ở "còm"#315 kèm theo cắt nghĩa:
Bàn chân "trời sinh ra đã nhỏ gọn" rất dễ khi mua giầy:
Bàn chân "trời sinh không nhỏ gọn" nhưng do mang giầy dép loại ôm chân từ nhỏ nên được "cải tạo" thuận lợi khi mua giầy (đáng nói nhất là bàn chân anh chàng da đen!):
Chỉnh sửa cuối: