Em được sinh ra, lớn lên ở VN thì làm sao có thể phát âm như người bản xứ được cụ . Thế hệ F1 của nhà em, không cần gì nhiều, vẫn phát âm chuẫn tiếng anh, vì TA là tiếng mẹ đẻ của chúng rồiNhưng cũng chỉ dừng ở giao tiếp. Cụ học và nói đến khi bọn bản địa ko phân biệt được và còn nhầm cụ sinh ra và lớn lên chung vách với bọn nó thì mới gọi là giỏi. Và để đạt được như thế rất hiếm và cần năng khiếu. E học ở nước ngoài đây và e là thằng nói thẳng ra chẳng có năng khiếu. Chém gió uh? E chém ầm ầm nhưng bảo giỏi thì ko. Cũng giống như cụ gặp bọn Tây nói tiếng Việt đó, cụ nghe sẽ ra bọn nó là người nước ngoài, hiếm thằng nào nói như người Việt hoàn toàn.
ah mà cụ họp hành … vẫn chỉ là 1 mặt của giao tiếp. Và đa phần họ nói để người khác dễ nghe. Cụ ra nước ngoài, tiếp xúc nhiều, cụ sẽ gặp đủ loại người, đủ cách nói chuyện và giọng nói. Nó ko còn phong cách kiểu văn phòng thì nhiều khi khóc thét. E nhớ mãi ngày trước có 1 ông thầy dạy e, cũng thành phần nghiện rượu nặng, giọng thì khàn khàn, lè nhè. Đến bọn bản địa học cùng e còn căng cả tai lên nghe, e thì giơ cờ hàng luôn. Toàn phải mượn vở về chép.
Nói ko phải e điêu, hồi e học, dễ nghe nhất lại ko phải giáo viên bản xứ mà là mấy ông thầy người nước ngoài.
Cụ cho rằng trình độ của em, chỉ ở mức giao tiếp thì có nghĩa là, em còn phải học dài dài. Mà việc học thì vô tận. Nên em vẫn còn đang học đấy, nhất là những chữ chuyên môn, trong ngành em làm việc .Nếu không học hỏi liên tục, có lẻ , em đã bị sa thải mấy chục năm , về trước rồi cụ ạ. Hơn nữa, trong cuộc họp, chẳng phải xử dụng ngôn ngữ cho dễ hiểu, như lời cụ nói . Mà là những từ ngữ chuyên môn. Ai không có trình độ, thì chẳng hiểu và theo kịp.
Khỏi cần phải ra nước ngoài làm gì, vì ngày nào mà em chẳng phải nói TA. Bước chân ra đường là toàn thấy tiếng Anh , vây chung quanh mình đó cụ.
Chỉnh sửa cuối: