[Funland] Em Havoc 28N với em Apache 64D?

BinhLe

Xe hơi
Biển số
OF-83439
Ngày cấp bằng
21/1/11
Số km
195
Động cơ
414,288 Mã lực
Khẩu 2A42 năng tổ bố, gấp hơn 2 lần khẩu m230 vì thế mà đạn của nó được trang bị cũng ít hơn so với Apache. trên wiki tiếng anh em thấy nó ghi là

Đối với KA/50/52 là 1x mobile semi-rigid 30 mmShipunov 2A42 cannon (460 rounds total, dual feeding AP or HE-Frag)
Phiên bản này có thể tháo lắp có lẽ đây là lý do mà nó ko gật gù được. Mang nhiều đạn hơn Mi-28 và có 2 đường nạp đạn xuyên giáp và đạn nổ


Đối với Mi-28 là 1× chin-mounted 30 mmShipunov 2A42 cannon with 250 rounds (±110° horizontal fire)
Phiên bản này chỉ có 250 viên nhưng nòng xoay ngang ±110°. Dù là xoay ngang được nhưng em thấy nó vẫn ngu ngu hơn kiểu gật gù. Vì khi bắn mục tiêu ở thấp hơn hoặc cao hơn đều phải điều khiển mũi trực thăng

Em dự là khẩu 2A42 vì nó tham vọng xuyên giáp và bắn xa nên buộc phải hi sinh tính năng gật gù.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,504 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Apache sẽ sánh đôi Đại bàng xám

11/10/2011 11:21:00 PM | Lượt xem: 401 PM


VietnamDefence - Trực thăng tiến công AH-64D Apache Block III sẽ bay cùng và điều khiển MQ-1 Gray Eagle trên chiến trường.


Trực thăng tiến công AH-64D Apache Block III được trang bị hệ thống không người lái truyền dữ liệu chiến thuật chung UTA (Unmanned Aerial Systems Tactical Common Data Link Assembly) liên kết với một máy bay không người lái (UAV).

Hệ thống này cho phép tổ lái trực thăng điều khiển bay và tải trọng hữu ích của UAV, điều lần đầu tiên làm được trong thực tế không quân. Như vậy, Mỹ đã đạt được tiến bộ lớn trong việc tổ chức phối hợp chiến đấu giữa các máy bay có người lái và không người lái.

Trong khi bay, trực thăng nhận thông tin từ UAV MQ-1 Gray Eagle (Đại bàng xám). “Đây là sự thay đổi thực sự “luật chơi” mà AH-64D Apache Block III mang tới chiến trường”, Giám đốc chương trình Apache Block III, trung tá Lục quân Mỹ Bailey nói. Theo ông này, sự phối hợp này nâng cao khả năng nắm bắt tình hình của các tổ lái Apache, các chỉ huy đơn vị lục quân và UAV khi tạo ra được trên chiến trường một hệ thống chiến đấu lấy mạng làm trung tâm thật sự.

Hệ thống liên lạc UTA là hệ thống truyền dữ liệu 2 chiều, băng thông lớn dành cho các tổ lái trực thăng, cho phép họ điều khiển đường bay của UAV. Hệ thống cho phép kiểm soát UAV ở độ cao lớn và tiếp nhận ở chế độ thời gian thực hình ảnh video độ nét cao trên các màn hình đa năng của trực thăng.

Trên trực thăng có lắp radar điều khiển hỏa lực và hệ thống UTA mới, cho phép sử dụng tên lửa Hellfire lắp đầu tự dẫn radar sóng milimet ở chế độ “bắn-quên”. Hệ thống mới dự kiến được trang bị cho các trực thăng sản xuất loạt vào năm 2012.


UTA do công ty Longbow, vốn là liên doanh của Lockheed Martin và Northrop Grumman, phát triển.

  • Nguồn: defense-update.com, MP 10.11.11.



 

yqc

Xe máy
Biển số
OF-109906
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
73
Động cơ
391,740 Mã lực
Việt Nam mà sắm được mấy chú này thì tốt không :D
 

sakuraluu

Xe buýt
Biển số
OF-16431
Ngày cấp bằng
18/5/08
Số km
643
Động cơ
516,402 Mã lực
Nơi ở
HN
Em thấy bên box quảng cáo về tăng thì nói là tăng có bắn tên lửa phòng không tầm xa qua nòng, làm thịt ráo mấy con trực thăng này, nhất là chui đất, phục kích. Đọc trên báo an ninh thấy quảng cáo em Apache này rầm trời, em này dường như không thể bắn hạ được, không một loại vũ khí gì chơi được em nó hay sao? mấy cái phòng không vác vai chịu hết à? em dự là cứ khóa ảnh vào là táng thôi chứ mấy cái tên lửa đời mới có tầm nhiệt mấy nữa đâu, mồi nhiệt k ăn thua gì mà.

Đọc đến cái đoạn mấy con Apache lùa cả đoàn tăng mấy chục chiếc em thấy buồn cười quá, tụi nó k bắn đạn khói, mồi nhiệt để nhử đấy mà khơi khơi cho nó bắn? chuyện kể chỉ là chuyện kể mà thôi.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Em thấy bên box quảng cáo về tăng thì nói là tăng có bắn tên lửa phòng không tầm xa qua nòng, làm thịt ráo mấy con trực thăng này, nhất là chui đất, phục kích. Đọc trên báo an ninh thấy quảng cáo em Apache này rầm trời, em này dường như không thể bắn hạ được, không một loại vũ khí gì chơi được em nó hay sao? mấy cái phòng không vác vai chịu hết à? em dự là cứ khóa ảnh vào là táng thôi chứ mấy cái tên lửa đời mới có tầm nhiệt mấy nữa đâu, mồi nhiệt k ăn thua gì mà.

Đọc đến cái đoạn mấy con Apache lùa cả đoàn tăng mấy chục chiếc em thấy buồn cười quá, tụi nó k bắn đạn khói, mồi nhiệt để nhử đấy mà khơi khơi cho nó bắn? chuyện kể chỉ là chuyện kể mà thôi.
Em ứ tin tăng làm gì được trực thăng vũ trang, chiến với nó phải mấy chú xe phòng không tự hành kiểu như pan sơ, tung gút ta ... thoai ..
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em ứ tin tăng làm gì được trực thăng vũ trang, chiến với nó phải mấy chú xe phòng không tự hành kiểu như pan sơ, tung gút ta ... thoai ..
Phải có tên lửa mới chơi được nó, mà phải chống được hệ thống chống tên lửa của nó -> Vác RPG7 chơi cho chắc ăn.
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
929
Động cơ
474,090 Mã lực
Đây, mời các lão đọc bày này ki muốn táng em "thổ dân" đã nhá:))
Arrowhead giúp Apache 'miễn nhiễm' với hỏa lực bộ binh



“Bay thấp và nhanh” có thế coi là câu thần chú của phi công trực thăng Mĩ thời kì hậu chiến tranh Việt Nam nhưng điều kiện chiến đấu mới đã vô hiệu phương châm này.


Bay "thấp và nhanh" đã không còn an toàn.​
Một thời gian dài, phi công trực thăng Mĩ khi huấn luyện đều được dạy bay “thấp và nhanh”, điều này dựa trên kinh nghiệm sử dụng trực thăng từ cuộc chiến Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam.

“Bay thấp và nhanh” có thế coi là câu thần chú của phi công trực thăng Mĩ thời kì hậu chiến tranh Việt Nam, trực thăng có thể tránh được các loại tên lửa điều khiển bởi radar lẫn pháo phòng không, hơn nữa khi máy bay gặp trục trặc hay bị trúng đạn, việc hạ cánh khẩn cấp cũng dễ dàng hơn.

Tuy vậy, trong tác chiến đô thị như ở Afghanistan và Iraq, bay thấp và nhanh tiềm ẩn rất nhiều rủi ro: Địa hình nhiều nhà cao tầng, các loại dây cáp chăng đủ loại, RPG, hỏa lực của vũ khí bộ binh các loại và thậm chí là tên lửa phòng không vác vai...

Trong cuộc chiến Iraq lần 2, tỉ lệ trực thăng bị hạ khi bay thấp rất cao, Mỹ đã mất 12 chiếc trực thăng trong 3 tháng đầu tiên, tất cả đều ở độ cao dưới 120m.

Bay ở độ cao cao hơn trở thành phương châm sinh tồn của phi công trực thăng, bay cao 150 tránh được các lọai dây cáp, trên 450m tránh được các loại RPG và bay cao 900m giúp an toàn trước các loại súng máy bộ binh.
Tác chiến đô thị cũng làm tăng nhu cầu trực thăng ban đêm, vì phe tấn công thường lợi dụng màn đêm để ẩn nấp, hơn nữa họ còn có thể dùng khói ngụy trang, cho nên người Mĩ hiểu rằng họ phải cải thiện khả năng quan sát ban đêm và nhìn qua được màn khói cho phi công của họ.

Lời giải Arrowhead
Để thích nghi với điều kiện tác chiến mới này, phi công trực thăng chiến đấu AH-64 Apache thế hệ mới sẽ được trang bị hệ thống quan sát kiểm soát bắn quang - điện tử Arrowhead. Hệ thống này giúp phi công dễ dàng sử dụng các loại tên lửa như Hellfire hay các loại vũ khí khác trong điều kiện và có thể miễn nhiễm với một số vũ khí mang vác ở một độ cao nhất định.

Hệ thống do Lockheed Martin phát triển này gồm 2 phần chính: Hệ thống nhắm bắn với các cảm biến ngày và đêm. Cảm biến ngày tích hợp máy đo xa laser, cảm biến TV.

Cảm biến đêm tích hợp cảm biến hồng ngoại (FLIR) có thể nhìn qua được lớp màn khói, cùng với thiết bị khóa đa mục tiêu. Phần trên là thiết bị nhìn đêm dành cho phi công với cảm biến hồng ngoại độ phân giải cao, giúp phi công quan sát tốt các vật thể nhỏ bé (như cây cối hay dây cáp) khi bay đêm ở cao độ thấp.

[SIZE=-0]Vị trí các cảm biến trong hệ thống Arrowhead[/SIZE]​
Theo đó, dữ liệu kĩ thuật số từ cảm biến FLIR được hiển thị trong buồng lái chiếc Apache và trên cả mũ bay của phi công, cung cấp các hình ảnh có rõ nét với độ phân giải cao. Arrowhead còn có một camera TV dạng ảnh phụ trợ cho phi công trong môi trường quan sát nhiệt và đô thị.

Phần mềm của hệ thống sẽ kết hợp những hình ảnh thu được từ camera TV và cảm biến nhiệt vào một màn hình đa hiển thị cho phi công và xạ thủ.

Một ưu điểm nữa ở Arrowhead là khả năng quan sát ở một cao độ an toàn, theo đó, phi công Apache sẽ được cung cấp một màn hình ảnh nhiệt theo dõi mục tiêu ở khoảng cách xa hơn 8.000m, với tầm quan sát này phi công có thể yên tâm quần thảo ở độ cao 800m mà vẫn yểm trợ hiệu quả cho bộ binh dưới mặt đất.

Ngoài ra, Arrowhead còn giúp phi công đối phó với tình trạng “mù tạm thời”, tức là chỉ trạng thái bụi cát dưới sức quạt của chong chóng trực thăng bay mù. Quân đội Mĩ đã mất 27 chiếc trực thăng vì bị tình huống này từ năm 2002, trong đó có vụ tai nạn của chiếc CH-47 Chinook chở lính đặc nhiệm năm 2009.

Arrowhead cho phép phi công Apache quan sát tốt trong tình trạng "mù tạm thời".
Hệ thống Arrowhead giúp cho phi công không phải bay thấp mà vẫn chiến đấu hiệu quả. Tuy vậy, cái giá phải đánh đổi cũng không hề nhỏ.

Một sĩ quan không quân cho biết, bay cao làm giảm khả năng cảm nhận phát hiện những mục tiêu lẩn khuất trong môi trường đô thị, và cho rằng nếu lạm dụng khả năng của hệ thống Arrowhead, phi công sẽ mất dần khả năng "săn tăng" trong những trận đánh qui mô lớn.

“Phi công lái trực thăng tấn công phải kết hợp các kĩ năng chống tăng cơ bản và khả năng sử dụng các loại công nghệ trong tác chiến bất đối xứng ở môi trường đô thị như Arrowhead. Nếu sự kết hợp này được hoàn thiện thì sức mạnh của trực thăng chiến đấu Mĩ sẽ trở nên cực kì đáng sợ”.
 

boemcun

Xe điện
Biển số
OF-17649
Ngày cấp bằng
20/6/08
Số km
2,122
Động cơ
525,743 Mã lực
lão Khoái có ảnh đẹp gớm nhể :D
 

anhkick

Xe hơi
Biển số
OF-2662
Ngày cấp bằng
6/12/06
Số km
136
Động cơ
563,722 Mã lực
tất cả ưu thế đến từ trên không của Mỹ đều đến từ khả năng định vị và phối hợp tác chiến điện tử siêu hạng của mình. Chứ solo chỉ có Rambo lái Cobra thôi ah =))
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,504 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
tất cả ưu thế đến từ trên không của Mỹ đều đến từ khả năng định vị và phối hợp tác chiến điện tử siêu hạng của mình. Chứ solo chỉ có Rambo lái Cobra thôi ah =))
Phải nói là tất cả lực lượng thủy, bộ, không quân Mỹ chứ.
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
929
Động cơ
474,090 Mã lực
Thêm cái "đồ chơi" nữa cho anh "thổ dân" đi săn "gấu"!

Phòng không Nga bó tay với tên lửa JAGM

Việc trang bị JAGM cho trực thăng AH-64 Apache sẽ làm thay đổi lớn cán cân sức mạnh trên chiến trường.
JAGM sẽ thay thế loại vũ khí chủ yếu của trực thăng và máy bay cường kích Mỹ là AGM-114 Hellfire và AGM-65 Maverick
Mục tiêu của chương trình JAGM (Joint Air-to-Ground Missile - tên lửa liên quân, không-đối-diện, có điều khiển) là chế tạo loại tên lửa có điều khiển kiểu module, có khả năng sát thương cao để trang bị cho máy bay, trực thăng và máy bay không người lái (UAV) của Lục quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ, thay thế các loại tên lửa không-đối-diện nổi tiếng BGM-71 TOW, AGM-114 Hellfire (Hellfire-2, Hellfire Longbow) và AGM-65 Maverick.

Tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu tĩnh và động ở cự ly khác nhau trong mọi thời tiết. Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ dự kiến mua hàng ngàn quả JAGM.


JAGM sẽ bảo đảm tiêu diệt chính xác mục tiêu mặt đất trong thời tiết phức tạp với tổn thất phụ tối thiểu. Bộ phận then chốt của tên lửa là đầu tự dẫn đa chế độ chính xác cao, kết hợp khả năng dẫn bằng hồng ngoại, radar và laser bán chủ động. Đầu tự dẫn đa chế độ chính xác cao này đang ở giai đoạn phát triển.

JAGM sẽ tương thích với các bệ phóng hiện có trên các máy bay.

Tham gia cuộc thầu phát triển JAGM có 2 đội thiết kế: một là của công-xooc-xi-om của các công ty Raytheon và Boeing và hai là của hãng Lockheed Martin. Tháng 9.2008, Lockheed Martin ký được hợp đồng 122 triệu USD, nhóm Raytheon/Boeing nhận được hợp đồng 125 triệu USD trong khuôn khổ chương trình JAGM.

Theo Armstrade, 25.8.2010, nhóm Raytheon/Boeing đã tiến hành thử nghiệm thành công tên lửa JAGM. Họ thông báo đã hoàn thành loạt đầu tiên 3 lần phóng thử nghiệm do Bộ Quốc phòng Mỹ tài trợ mẫu chế thử tên lửa liên quân hạng nhẹ mới JAGM tại trường thử White Sands, New Mexico.

Raytheon và Boeing đã lần đầu tiên công bố đoạn video quay cảnh bắn chiến đấu tên lửa tối tân JAGM. Trong khi thử nghiệm ngày 23.6.10, JAGM đã sử dụng hệ dẫn laser, tiêu diệt thành công một mục tiêu có kích thước 8х8 ft (2,5х2,5 m) ở cách bệ phóng 16 km. Vụ thử này là một trong những bước cuối cùng để nhận tên lửa này vào trang bị.



Trên cảnh quay thấy rõ tên lửa rời thanh dẫn hướng bệ phóng, lấy độ cao và bổ nhào tiêu diệt mục tiêu. Một trong những yêu cầu của vụ thử là thử đầu tự dẫn 3 chế độ về hiệu quả bắt mục tiêu ở tất cả các chế độ: hồng ngoại, laser và sóng milimet. Đầu tự dẫn 3 chế độ bảo đảm độ chính xác tiêu diệt mục tiêu cao và bảo vệ chống mọi loại nhiễu.

Theo hợp đồng 125 triệu USD ký với Lục quân Mỹ, nhóm Raytheon/Boeing trong 27 tháng phải thiết kế, chế tạo và tiến hành phóng thử 3 mẫu chế thử JAGM trang bị đầu tự dẫn kết hợp 3 chế độ. Raytheon nhà thầu chính của hợp đồng.

Khi phát triển đầu tìm mới, nhóm thiết kế sử dụng kết quả nghiên cứu mà Raytheon thu được khi chế tạo bom có điều khiển GBU-53/B (SDB-2).

Lần phóng được thực hiện đã hoàn tất giai đoạn đầu bắn thử nghiệm tên lửa. Hai lần phóng đầu tiên JAGM được thực hiện vào tháng 4.2010. Trong khi thử nghiệm, cả 3 hệ dẫn đã làm việc đồng thời và bảo đảm truyền số liệu viễn trắc cần thiết để tiếp tục hoàn thiện hệ thống vũ khí.

Đồng thời với nhóm Raytheon/Boeing, một nhóm công ty khác do Lockheed Martin đứng đầu cũng đang phát triển một thiết kế thay thế khác cho tên lửa JAGM. Bên đặt hàng dự định tiến hành các vụ thử nghiệm các mẫu chế thử vào mùa thu năm nay tại các trường thử Yuma và White Sands sử dụng một bệ mang mặt đất mô phỏng một trực thăng.

Theo Armstrade, 5.4.2010, Lockheed Martin đã thông báo hoàn thành tốt đẹp loạt thử nghiệm toàn diện đầu tìm đa chế độ cho tên lửa liên quân có điều khiển JAGM (Joint Air-to-Ground Missile) lớp không-đối-diện thế hệ mới. Đại diện của Lockheed Martin cho biết, các vụ thử đã cho thấy khả năng hoạt động đồng thời của tất cả các sensor.

Lockheed Martin đã chế tạo một số đầu tự dẫn 3 chế độ để thử nghiệm mặt đất, bay không tách khỏi máy bay mang và bay thử. Sắp tới, sẽ bắt đầu thử nghiệm không tách khỏi máy bay mang với mục đích khẳng định các tham số công tác của tên lửa trong khi bay. Các vụ thử nghiệm bổ sung trong điều kiện khí hậu nóng, rung và nhiễu điện từ cũng sẽ tiến hành trong năm nay.

Chương trình chế tạo JAGM là sự kế tiếp dự án của Lockheed Martin phát triển tên lửa liên quân không-đối-diện thế hệ mới JCM (Joint Common Missile) dùng để thay thế tên lửa chống tăng có điều khiển AIM-114 Hellfire và BGM-71 TOW. Tuy nhiên, tháng 6.2007, Bộ Quốc phòng Mỹ đã hủy hợp đồng phát triển JCM.

JAGM đe dọa phòng không lục quân

Với sự xuất hiện của JAGM trên chiến trường, sức mạnh hỏa lực và khả năng bảo vệ của trực thăng sẽ tăng mạnh, còn hiệu quả của phòng không lục quân hiện đại sẽ giảm đi.

Việc trang bị JAGM cho trực thăng AH-64 Apache sẽ làm thay đổi lớn cán cân sức mạnh trên chiến trường. Vấn đề là ở chỗ, các hệ thống phòng không lục quân hiện đại dùng để bảo vệ các đơn vị triển khai trên chiến trường có tầm bắn chỉ gần 10 km. Ví dụ, hệ thống tên lửa phòng không tối tân của Nga Tor-M2U (sẽ bắt đầu nhận vào trang bị vào năm 2011) có tầm bắn giả thiết giỏi lắm cũng chỉ gần tới 16 km.

AH-64 với JAGM có thể bắn phá khá an toàn các hệ thống tên lửa phòng không, hơn nữa lại còn lợi dụng các vị trí ẩn nấp và nếp gấp địa hình, nhờ nguyên lý bắn-quên (tức là nhô lên khỏi nơi ẩn nấp, phóng tên lửa và lại ẩn nấp).


Trong khuôn khổ dự án JAGM, Lục quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ nhận gần 35.000 tên lửa để thay thế AIM-114 Hellfire-2 và Hellfire Longbow trên các máy bay mang chủ yếu, trong đó có các trực thăng tiến công AH-64 Apache của Lục quân, UAV đa năng tầm xa Warrior, các trực thăng tiến công AH-1Z Super Cobra của Thủy quân lục chiến, các trực thăng đa nhiệm MH-60 Sea Hawk của Hải quân Mỹ. JAGM cũng sẽ thay thế tên lửa AGM-65 Maverick trên các máy bay tiêm kích F/A-18 A/E Hornet.

Dự định, tên lửa bắt đầu được thử nghiệm bay vào quý II năm 2010. Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ chọn một nhà thầu duy nhất của chương trình này vào quý IV. Dự kiến, JAGM sẽ được nhận vào trang bị vào năm 2016.
  • Nguồn: rnd.cnews, TW, 22.8.2010.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top