Mi-24P ra đời là nhằm đáp ứng các đòi hỏi của chiến trường Afghanistan, nơi có các mục tiêu quá vững chắc để có thể tiêu diệt bằng súng 12.7mm nhưng lại quá phí nếu sử dụng rocket. Tầm bắn của súng 12.7mm trên các phiên bản Mi-24 trước đó cũng quá ngắn khiến máy bay phải áp sát quá gần mục tiếu nếu muốn tấn công nó bằng súng và vì thế máy bay sẽ nằm trong phạm vi đáp trả của các loại súng phòng không vốn có tầm và uy lực cao hơn hẳn như súng 14.5mm, 23mm của phiến quân.
Thêm một điều nữa là đạn 12.7mm sẽ chẳng thể làm gì được các loại xe bọc thép, xe tank, hay thậm chí xe bọc thép phòng không của Nato như Gepard và Roland vốn là các mục tiêu chính của Mi-24 tại châu Âu nếu như chiến tranh nổ ra. Trong các trường hợp nêu trên, việc trang bị một khẩu súng 30mm cho Mi-24 sẽ giải quyết được mọi vấn đề.
Ban đầu các kỹ sư của Mil định gắn khẩu 30mm này trên tháp xoay dưới mũi nhưng việc không có sẵn một khẩu súng 30mm nào tại thời điểm đó phù hợp với kiểu gắn này cũng như độ giật của nó quá lớn khiến ý tưởng này mau chóng bị loại bỏ. Sau cùng thì họ quyết định gắn nó cố định ở mạn phải máy bay.
Loại súng được sử dụng là khẩu Gsh-30K được phát triển dựa trên khẩu Gsh-30-2 gắn trên máy bay Su-25 với nòng súng được kéo dài từ 1.5 m lên thành 2.4m để tăng tầm bắn và uy lực bắn. Tốc độ bắn tối đa của nó cũng được điều chỉnh giảm xuống còn 2,600 viên/phút với khả năng bắn 400 viên liên tục. Nó dùng loại đạn 30mm x 165mm với 2 loại đầu đạn cho các mục đích khác nhau, đầu đạn xuyên thép dùng cho mục đích chống tank và xe bọc thép và đạn đạn nổ mảnh dùng cho mục đích sát thương, tiêu diệt trực thăng và các mục tiêu khác của đối phương.
Cho đến tận ngày nay, khẩu Gsh-30K vẫn là súng uy lực nhất đã và đang được trang bị cho các loại trực thăng chiến đấu trên khắp thế giới cho cả mục đích tấn công mặt đất và không chiến với các trực thăng đối phương. Khẩu 30mm 2A42 trên Ka-52 và Mi-28 tuy có nòng dài tương đương và dùng chung loại đạn với Gsh-30K nhưng tốc độ bắn tối đa thấp hơn rất nhiều, chỉ 800 viên/phút với khả năng bắn liên tục 200 viên. Khẩu GIAT-30 trên trực thăng Eurocopter của Châu Âu hay khẩu M230 30mm trên trực thăng Apache của Mỹ thì lại càng kém xa Gsh-30K về tất cả mọi phương diện từ tầm bắn, tốc độ bắn cho tới uy lực của đầu đạn. Nếu xét về uy lực thì có lẽ là chỉ có khẩu GAU-8A 30mm 7 nòng gắn trên máy bay A-10 của Mỹ là có thể so sánh với nó.
- Đạn 30mm x 165mm của Nga có đầu đạn nặng 0.39kg
- Đạn 30mm x 173mm của Mỹ sử dụng đầu đạn nặng 0.36kg
- Đạn 30mm x 155mm của châu Âu đầu đạn chỉ nặng 0.275kg.
Thậm chí nếu xét về loạt bắn ngắn dưới 1 giây, Gsh-30K thậm chí còn uy lực hơn cả khẩu GAU-8A 30mm bởi Gsh-30K sử dụng khí thuốc để nạp đạn nên nó đạt vận tốc bắn tối đa 2,600 viên / phút ngay khi bắn. Trong khi đó, dù có tốc độ bắn tối đa là 3,900 viên / phút nhưng khẩu GAU-8A lại dùng động cơ điện quay ngoài nên phải mất khoảng 1 giây thì nó mới đạt vận tốc bắn tối đa như thiết kế.
Vì thế trong 1 giây đầu tiên, số lượng cũng như là tổng khối lượng đạn mà khẩu GAU-8A bắn được không bằng con số 43 viên - 16.77 kg như của Gsh-30K. Nếu so loạt bắn 1/2 giây thì sự chênh lệch càng lớn hơn nhiều. Nên lưu ý là theo thống kê thì các loạt bắn 1/2 giây và 1 giây được sử dụng nhiều nhất.
Việc gắn súng cố định tại mạn phải của máy bay không phải là một giải pháp hoàn hảo hoàn toàn. Nó tuy giúp súng bắn được chính xác hơn nhưng lại kém linh hoạt hơn kiểu gắn súng trên tháp xoay. Chính vì thế mà Mi-24P được sản xuất cùng chứ không phải là thay thế Mi-24V. Trong một trung đoàn trực thăng Mi-24V và Mi-24P được sử dụng song song và khi chiến đấu, Mi-24P sẽ tập trung tiêu diệt các mục tiêu "khó chơi" như xe bọc thép bằng súng 30mm còn Mi-24V sẽ đảm nhiệm các mục tiêu có lớp bảo vệ kém hơn bằng súng 12.7mm.
còn tiếp