Bẩm CCCM hôm nai em cùng với bác Thiu công tử đã đi mua vài thứ đồ để chuẩn bị cho chuyến đi tháng 5 sắp tới. Em sắm 1 đôi giày có lông bên trong để đi tuyết. Đôi giày này quan trọng lắm CCCM ợ. Nó phải đạt được mấy tiêu chí: Nhẹ, mềm mại, có lông bên trong để giữ ấm và để giảm thiểu các chấn thương cho chân. Đặc biệt nó phải không thấm nước. Đôi giày này đạt được gần hết toàn bộ các tiêu chí trên. Chỉ có điều nó có vẻ sẽ bị ngấm nước. Thế nên em Mị sẽ mua chai xịt chống nước xịt vào nó khi nào cần đi.
Để đi rừng và tồn tại trong rừng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt là một thử thách không mấy dễ chịu. Đã vậy mình đâu có được đi đàng hoàng đâu nên mọi thứ phải chuẩn bị từng li từng tí. Nào bông băng thuốc đỏ, nào thuốc nọ thuốc kia. Ở trong rừng đừng mơ có nước nóng tắm rửa. Nếu rừng có tuyết thì còn sướng chứ không có tuyết thì khổ lắm vì không đun tuyết lấy nước uống được. Phải uống nước từ các khe rạch hoặc từ các vũng tuyết tan, rất dễ trúng độc do lá cây rừng rụng xuống. Rồi đi rừng bên này không phải như rừng VN, cứ nhặt củi đốt đống lửa to rồi nhảy múa hát ca xung quanh mà được. Chỉ cần khói bốc lên là trực thăng tới liền, xích mấy tên phá hoại vào sở cẩm và cho vào tò ngay. Anh em Mị phải đốt lửa vào ban đêm, lấy than củi vùi vào tuyết cho nó tắt rồi hôm sau cho vào túi nilong, cho vào ba lô gùi đi để lúc nào mệt hạ trại thì đốt lên sưởi. Thường chiều tối mệt rồi sẽ hạ trại và lúc đó thì đốt than củi tránh khói, đợi trời tối mới đốt củi rồi lại lấy than củi cho hôm sau. Sáng dậy đào lộn đất lên, xoá hết dấu vết đốt lửa rồi mới đi.
Về ngủ thì anh em Mị đã đặt thuê các "nghệ nhân" Việt Nam may cái lều bằng cái tăng dù. Nó phải mỏng và nhẹ. Đi rừng phải tính toán từng gram một CCCM ợ. Người gủi đồ ăn thuốc men, người gùi đồ sinh tồn. người gùi quần áo. Vì tăng mỏng và nhẹ nên dễ bị sương ngấm qua và nhỏ giọt trong lều, nên lại phải có một cái tấm nilong trùm qua toàn bộ cái tăng đó để giữ nhiệt bên trong lều. Nếu không vào ban đêm nhiệt độ có thể xuống âm độ trong rừng. Anh em Mị sau khi làm ấm đất bằng cách đốt đống lửa thì đến đêm lúc nào cần ngủ sẽ dọn đống củi sang một bên, trải lá cây đã chặt sẵn từ chiều lên và trải ni lông lên...ngất. Mà cũng phải phân công nhau canh chừng và tiếp lửa. Lúc ngủ dao quắm lúc nào cũng để trên đầu. Nghe thấy tiếng gầm gừ là chồm dậy ngay. Nói vậy thôi chứ thú dữ chúng rất sợ lửa. Chỉ cần có đống lửa là ban đêm được bảo toàn tính mạng 100%.
Đi rừng để không lạc thì anh em Mị mua thiết bị định vị vệ tinh. Ở VN nghe cái thiết bị này có vẻ lạ lẫm nhưng ở bển, các nhà phượt thủ ai cũng thủ 1 cái đề phòng bị lạc trong rừng.
Ngại nhất là đi vệ sinh ban đêm. Trời ơi lồm cồm bò dậy rổi bước ra khỏi cái chỗ ấm cúng, rét run lên. Đi nhẹ không sao chứ đi quận công thì đào cái hố rồi ngồi xuống xong rồi lấp đất lại. Ôi chán đời. Lúc ấy lại thèm chăn ấm đệm êm và cái toilét sạch sẽ nhà mình.
Không biết là anh em Mj còn đi được bao nhiêu lần như thế này trong đời nữa.
Để đi rừng và tồn tại trong rừng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt là một thử thách không mấy dễ chịu. Đã vậy mình đâu có được đi đàng hoàng đâu nên mọi thứ phải chuẩn bị từng li từng tí. Nào bông băng thuốc đỏ, nào thuốc nọ thuốc kia. Ở trong rừng đừng mơ có nước nóng tắm rửa. Nếu rừng có tuyết thì còn sướng chứ không có tuyết thì khổ lắm vì không đun tuyết lấy nước uống được. Phải uống nước từ các khe rạch hoặc từ các vũng tuyết tan, rất dễ trúng độc do lá cây rừng rụng xuống. Rồi đi rừng bên này không phải như rừng VN, cứ nhặt củi đốt đống lửa to rồi nhảy múa hát ca xung quanh mà được. Chỉ cần khói bốc lên là trực thăng tới liền, xích mấy tên phá hoại vào sở cẩm và cho vào tò ngay. Anh em Mị phải đốt lửa vào ban đêm, lấy than củi vùi vào tuyết cho nó tắt rồi hôm sau cho vào túi nilong, cho vào ba lô gùi đi để lúc nào mệt hạ trại thì đốt lên sưởi. Thường chiều tối mệt rồi sẽ hạ trại và lúc đó thì đốt than củi tránh khói, đợi trời tối mới đốt củi rồi lại lấy than củi cho hôm sau. Sáng dậy đào lộn đất lên, xoá hết dấu vết đốt lửa rồi mới đi.
Về ngủ thì anh em Mị đã đặt thuê các "nghệ nhân" Việt Nam may cái lều bằng cái tăng dù. Nó phải mỏng và nhẹ. Đi rừng phải tính toán từng gram một CCCM ợ. Người gủi đồ ăn thuốc men, người gùi đồ sinh tồn. người gùi quần áo. Vì tăng mỏng và nhẹ nên dễ bị sương ngấm qua và nhỏ giọt trong lều, nên lại phải có một cái tấm nilong trùm qua toàn bộ cái tăng đó để giữ nhiệt bên trong lều. Nếu không vào ban đêm nhiệt độ có thể xuống âm độ trong rừng. Anh em Mị sau khi làm ấm đất bằng cách đốt đống lửa thì đến đêm lúc nào cần ngủ sẽ dọn đống củi sang một bên, trải lá cây đã chặt sẵn từ chiều lên và trải ni lông lên...ngất. Mà cũng phải phân công nhau canh chừng và tiếp lửa. Lúc ngủ dao quắm lúc nào cũng để trên đầu. Nghe thấy tiếng gầm gừ là chồm dậy ngay. Nói vậy thôi chứ thú dữ chúng rất sợ lửa. Chỉ cần có đống lửa là ban đêm được bảo toàn tính mạng 100%.
Đi rừng để không lạc thì anh em Mị mua thiết bị định vị vệ tinh. Ở VN nghe cái thiết bị này có vẻ lạ lẫm nhưng ở bển, các nhà phượt thủ ai cũng thủ 1 cái đề phòng bị lạc trong rừng.
Ngại nhất là đi vệ sinh ban đêm. Trời ơi lồm cồm bò dậy rổi bước ra khỏi cái chỗ ấm cúng, rét run lên. Đi nhẹ không sao chứ đi quận công thì đào cái hố rồi ngồi xuống xong rồi lấp đất lại. Ôi chán đời. Lúc ấy lại thèm chăn ấm đệm êm và cái toilét sạch sẽ nhà mình.
Không biết là anh em Mj còn đi được bao nhiêu lần như thế này trong đời nữa.