Thưa các cụ mợ, Em tranh thủ thời gian biên tiếp câu chuyện chữa bệnh cho chị xã nhà cụ Mắt Toét. Đúng ra em phải cảm ơn anh chị mới đúng vì đã hoàn toàn tin tưởng và giao phó sức khoẻ của chị cho em - một người mà anh chị hoàn toàn không quen biết, chưa nghe nói đến bao giờ. Trong khi anh. chị đã đi không biết bao nhiêu rừng sâu đèo thẳm, các lang y nổi tiếng để chữa trị và đều vô vọng thì cái đứa vô danh tiểu tốt như em "làm gì có tuổi". Thực sự ở cái thời đại tiên tiến và khoa học phát triển thế này mà được một người bệnh tin tưởng không phải điều dễ dàng. Thực sự Mị rất sợ khi bị căn vặn: thuốc đấy trồng có phun kích phọt không? Trồng có tưới phun trừ sâu, phân hoá học không? Rồi vác gu gồ ra tra. Rồi vặn vẹo bác sĩ bảo thế này, giáo sư bảo thế kia. Rồi mới uống 1-2 ngày thuốc đã bảo chả khỏi. Ôi Mị sợ lắm. Mị không giải thích được đâu. Mị chỉ học theo chính xác những gì ông bà truyền dạy. Mà ông bà Mị khi bước vào dạy các cháu đều cực kỳ chuyên nghiệp và cẩn trọng. Một trong những nguyên tắc bất di bất dịch của ông bà đó là chỉ dạy chính xác tất cả những gì đã được học và đúc rút rồi truyền dạy các cháu học chính xác từng lời, từng chữ, từng huyệt đạo, đường kinh. Dạy các cháu như khắc trong đầu, không được phép Tam sao thất bản. Ngày hôm nay chưa thuộc đường kinh nào, ngày mai học tiếp. Mai chưa thuộc thì học tiếp sang ngày kia. Khi nào bấm ngón tay lên huyệt chính xác một phát ăn ngay. Vén lớp áo lên, nhìn bằng mắt thường rồi mổ 1 cái chính xác luôn mới được học huyệt tiếp theo. Vì cụ Tổ chữa cho Vua, mạng sống của Vua còn hơn mạng mình. Một cái huyệt làm sai sẽ trả giá bằng tru di cửu tộc nên tuyệt đối thà không làm được còn hơn là làm. Cứ vậy qua bao đời vua, bao phen vật đổi sao dời, cụ Tổ Thái y dù trải qua nhiều biến cố vẫn giữ được mạng sống của mình và gia đình. Đời này sang đời khác, vua này qua vua khác, vì được đánh giá đúng tài năng và đức độ nên dòng tộc không bị giết cùng vua, mà được giữ lại để tiếp tục nghiên cứu và phục vụ triều đại mới. Và triều đại nào thì cũng được mai danh ẩn tích để không bị cống hầu. Bà Mị vẫn kể các vị vua từ triều này sang triều khác đều rất " tỉnh đòn", quyết giữ vị Thái y và hậu duệ của cụ ở lại nước Nam để giang san con dân sau này có được một nền Nam y học xuất chúng có một không hai trên thế giới. Tiếc rằng hồi ấy đốt hết sách vở đỉ rồi các cụ mợ ạ. Riêng cụ Thống và cụ Bàn Tính ( tạm gọi là cụ Tính) thì số phận long đong không kém. Cụ Thống cũng có "vợ". Vợ cụ đẹp lắm em thấy bà bảo vậy. Mỗi lần cần chưng thuốc thì xếp thuốc vào trong lòng cụ thống rồi cho đổ nước vào "vợ" cụ rồi chưng trên lửa. Hồi cải cách, anh gì ấy làm cũng toa toa anh ấy cùng đội đến lục soát rồi đem hai vợ chồng " cụ" về nhà nấu cám lợn. Thực ra chỉ "vợ" cụ nấu được thôi nên anh vứt cụ chỏng chơ ngoài vườn. Thế rồi có lần anh ốm, anh đến nhờ chữa bệnh. Ông bà em thẽ thọt xin lại hai vợ chồng cụ Thống. Anh hứa sẽ gỉả lại nhưng rồi anh chỉ xách cụ Thống bị vứt ngoài vườn về giả thôi. Còn "vợ" cụ thì anh cứ lờ tịt đi chả giả. Lâu rồi chả biết anh đã gả bán "vợ" cụ cho chị đồng nát nào hay làm gì chả biết nữa. Em Mị vẫn ngày đêm cày các trang đồ cổ để cố gằng xem cụ Thống có anh em sinh đôi, bà con họ hàng nào không hay có tìm được "vợ" cụ không mà bấy lâu nay bóng chim tăm cá. Nghĩ thương cụ một đời lận đận long đong. À lại còn đận đóng góp đồng nhôm sắt thép gì ấy cho hợp tác xã, anh gì ấy lại nhớ đến cụ Thống, anh đến vận động ông bà em đóng góp cụ cho đất nước. Ông bà em phải quẳng cụ xuống ao bao năm sau mới dám vớt cụ lên rồi lại đào hầm chôn cụ. Mãi sau này chả ai nhớ đến cụ nữa thì ông bà Mị lại đem cụ về để trên mái nhà. Nhà ông bà Mị cấp 4 kiểu nhà ở vùng đó ai cũng có cái gác xép để giữ của nả hihi. Toàn gạo thóc ngôi khoai và muốn lên phải bắc thang. Cụ Thống nằm đó trong quên lãng cho đến khi ông ngoại Mị mất thì trong một lần trèo lên cái ổ ấy, Mị nhìn thấy cụ và nhớ ra cả tuổi thơ mình ngủ cạnh cụ. Thế là Mị xin bà. Bà bảo con phải giữ không được bán. Rồi bà chép miệng thương "vợ" cụ đang lưu lạc phương nào hay đã bị nấu chảy mất rồi.
Còn cụ Tính ngày xưa cũng thuộc hàng đẹp zai hào hoa phong nhã. Trong cuộc cải tiến ruộng điền, cụ được trưng dụng cho anh chủ nhiệm để tính tiền đổi công, cân lợn, thóc lúa hầm bà lằng. Anh mang về nhà hí hoáy tập tính toán, tính mãi chả ra anh lại gọi ông ngoại Mị đến tính hộ. Xong rồi anh lại quẳng đó ra đồng chỉ đạo bà con hợp tác xã hăng say sản xuất. đám con anh 6-7 đứa ở nhà băm rau nấu cám chán thì lôi cụ Tính ra chơi. Chúng ngồi lên cụ, xoay xoay cái mông trên cụ cho mấy cái hạt nó mát xa cái bìu để nó buồn buồn rồi cười nắc nẻ. Chúng dẫm chân lên cụ, miết miết phẩy phẩy để cái hạt nó quay nó kêu xè...xè...xè cho vui tai. Vui quá rồi phởn chí lên chúng phẩy liên hồi kỳ trận làm cụ xè xè xè xè như súng liên thanh bắn tầu bay Mỹ.
Sau một lần vào một cơn phởn chí, chúng làm cụ què, cụ gẫy mất cái que. Hạt văng tứ tung, bọn trẻ sợ xanh mắt cáo vứt đó giả vờ không biết vi sao mà tự nhiên cụ Tính què mặc dù được anh chủ nhiệm tra khảo từng đứa. Rồi anh gọi ông ngoại Mị sang nhờ lắp lại chân cho cụ. Thiếu cụ là không tính được công, được thóc, được khoai, được sắn, được lợn thì bỏ bu. Thế là ông ngoại mừng như bắt được vàng, ông ôm cụ về dấu đi. Lâu lâu anh chủ nhiệm sốt ruột hỏi cụ Tính đâu? Ông bảo nhà cháu gởi lên tỉnh nhờ chữa hộ rồi. Gửi mãi mà họ chả sửa được. Mà anh chủ nhiệm nhiều việc quá đến nỗi về nhà là hai xoa một đập lên giường kéo gỗ nên anh chán chả buồn hỏi nữa. Vì thế ông ngoại Mị được trưng dụng ra làm kế toán hợp tác xã. Tự nhiên nhờ cụ Tính què mà đời ông một bước lên hương. Đang kéo cày thay trâu thì được lên Kế toán trưởng bao người nể trọng.
Đúng là thớt này phải dớp cụ Hấp Nặng hay sao í. Thôi em Mị không miên man nhiểu tập nữa nhé hihi. Khi xưa, y học chưa phát triển. Từ nhà bà em ra trạm xá xa lắm mà ra đấy cũng chả làm được gì nên người ta hoàn toàn trao gửi sức khoẻ, thân thể cho người lang y. Họ chả mảy may nghi ngờ gì cả. Tâm thế hoàn toàn thoải mái, tin tưởng. Ngày ấy cũng chả có nội soi, công thức máu, nước tiểu, chả cắt lớp quái gì cả. Gẫy chân gấy tay, sơ gan cổ chướng, rắn cắn, ung thư, quyên sinh lá ngón, thậm chí thượng mã phong cũng quấn chiếu khênh đến nhà bà. Ba anh em Mị xúm vào học: Huyệt này chỗ này nhé, huyệt kia chỗ kia nhé. Bà túm cái bìu lồm xồm lông lá vén lên, chỉ cho các cháu xem huyệt rồi châm 1 nhát, thế là bên trên rùng mình cụ cựa. Bà bảo "nằm yên để nó tự rút ra". Xong rồi lúc sau cho tí thuốc vào mồm bảo rít đi. Thế là lúc sau rái tai hồng dần, chân tay ấm lại, cái "nó" rơi ra nát như quả cà rái dê hầm nhừ. Bà bảo bên dưới: " Lần sau lúc " ấy" thì chỉ được ôm lưng chứ không được vuốt dọc sống lưng chồng, nhất là lúc "xuất". Vuốt thế là nó "xuất' mãi không dừng là bị thế này, có ngày mất mạng đấy". Chị vợ bẽn lẽn mặt mũi đỏ nhừ cúi gằm mặt lí nhí chào bà rồi hôm sau hai vợ chồng dắt nhau về với liều thuốc kinh lạc đựng trong ống vầu. Đem về uống để trấn kinh lạc để nó không bị đột quị trong lúc "ấy".