Cụ Thống Ông đặt chìm hẳn trong lòng Cụ Thống Bà chứ không phải Cụ Bà đội Cụ Ông đâu ạ. Như vậy thì thuốc mới chìm hẳn trong nước để sắc. Khi sắc xong thì nhấc Cụ Ông lên và nhấc bã ra luôn. Cái hay nhất là sẽ kiểm tra được bã thuốc để xem nồi thuốc sắc như thế nào vì bã thuốc không bị xáo trộn. Lúc sắc mà cần xếp thêm thuốc gì vào lúc nào cũng rất tiện.
Như các cụ thưởng trà thì cũng có loại ấm có giỏ sứ đựng trà, rồi thả cái giỏ vào trong ấm, để lọc bã trà. Em đã được thấy một cái chén uống trà tương tự như vậy - chén chứ không phải ấm. Mà chén nên trà là trà hoa, không phải trà lá cần nước sôi già. Mà chén nên không lo vòi dài vòi rụt
Em đồ là Cụ Thống Bà sẽ có 3 hay 4 con đội ở dưới đáy để khi đặt Cụ Ông vào không bị chạm đáy, tránh cháy bã thuốc. Thống bằng đồng nên dẫn nhiệt tốt, thuốc tiếp xúc trực tiếp với đáy sẽ chịu nhiệt cao hơn nên dễ bị quá nhiệt.
Lúc đầu em nghĩ là các con đội sẽ là hình cóc hoặc hình rùa, nhưng như thế thì quá phức tạp và không phù hợp. Lý do là vì hoa văn bên ngoài của Cụ Ông dù tinh xảo và sắc nét nhưng các đường trang trí ở một số chỗ bị méo hoặc xô đi. Nếu đã tinh xảo đến mức làm được con đội bên trong lòng Cụ Bà theo hình thú thì bên ngoài Cụ Ông cũng sẽ không bị méo hay xô như vậy. Cũng bởi vậy mà em đoán là thời gian đúc thống sẽ sâu hơn là thế kỷ 19, giai đoạn tổ tiên mợ Mỵ mới hoặc đã theo vua lên phía Bắc một thời gian. Do điều kiện không như ở đồng bằng, thợ làm phôi dựng phôi thống đẹp, nhưng thợ làm khuôn hoặc đất làm khuôn không chuẩn (em nghiêng về phía tay nghề thợ, mà như vậy phù hợp hơn với giai đoạn ở miền núi phía Bắc) nên khuôn bị xô. Nếu còn ở đồng bằng thì thống như này sẽ không được được tuyển. Còn nếu là giai đoạn TK 19 rồi thì việc mua thống từ đồng bằng chuyển lên là dễ dàng, và chất đồng cũng sẽ khác, sáng hơn, như các xanh đồng khạp đồng sau này, và chất lượng đúc cũng tốt hơn.