[CCCĐ] Em đi Phủ Đầu Rồng !

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Một số hiện vật là quà lưu niệm của Phủ Đầu Rồng ngày xưa :

















































































Nhân ngày nông dân VN, bà con ở Vũng Tầu tặng anh Thiệu cái này đây :




















 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Cuối hành lang bên trái có một khoảng không đặt hòn non bộ và một số phòng nhỏ # :


































































 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Hôm qua đi lễ xa, xem tiếp ở Dragon mother ý ;)
Có ảnh 1 em đi Camaro hay phết
ok (b)

Vậy còn miếng nào phòng thân thì cụ giở ra nhé em chờ :D

Lúc này mèo chưa dậy hổ trò chèo cây được :D

Nhìn dáng to khỏe mà chụp tay chân cứ run run như bị pắc ki sơn ý nhỉ ;)

Bệnh từ lâu rồi, đang cố gặt lúa hôm nào đi QC nhờ mấy em này chữa dứt bệnh đây :D



 

My Mò

Xe điện
Biển số
OF-2054
Ngày cấp bằng
19/10/06
Số km
2,567
Động cơ
589,211 Mã lực
Nơi ở
Trển
Đợt cuối tháng 5 vừa rồi em vào SG có vào phủ đầu rồng, xuống tầng hầm nóng gần chết. Em đi 1 mình tự do nên cũng được đi thang máy. Sao cụ không chụp cái bãi trực thăng ở tầng 2 phía sau? Em cứ đứng ngắm cái trực thăng đấy mãi
 
Chỉnh sửa cuối:

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,434
Động cơ
619,705 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.TiengAnh.biz
Ngày xưa Cao Kỳ đậu máy bay trực thăng trên phủ Đầu rồng trêu tức Thiệu mãi !
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
cụ chủ lấy đâu ra cái tên Phủ đầu Rồng đấy ạ?


Theo lời thuật lại của Huỳnh Bá Thành (Ba Trung) trong cuốn sách "Vụ án Hồ Con Rùa" (NXB Tuổi Trẻ 1982) thì có các giai thoại truyền miệng kể là vào năm 1967, khi tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã mời một thầy phong thủy người Hoa nổi tiếng đến coi thế đất tại dinh Độc Lập. Người thầy phong thủy này khen vị trí của dinh là vị trí của long mạch, trấn yểm vị trí của đầu rồng]. Con rồng này đầu tại dinh Độc Lập và đuôi nằm tại vị trí Công trường Chiến sĩ, tuy phát hưng vượng, nhưng do đuôi rồng hay vùng vẫy nên sự nghiệp không bền. Vì vậy cần phải cúng yểm bùa bằng cách đúc một con rùa lớn để trấn đuôi rồng không vùng vẫy nữa thì mới giữ được ngôi vị tổng thống lâu dài. Theo một số người thì kiến trúc tháp cao giống như hình một thanh gươm (hoặc cây đinh/kim), đóng xuống hồ nước(khuôn viên hồ nước có hình bát quái, bên giữa có hình âm dương)để giữ chặt đuôi rồng. Một số người khác thì lại cho rằng kiến trúc tháp lại giống hình đuôi rồng vươn cao, nhưng có con rùa đè chặt ở phần đầu ngọn. Số khác thì lại cho là nhìn từ trên cao xuống thì toàn thể kiến trúc trông giống như một con rùa.​




 

35N1169

Xe điện
Biển số
OF-95719
Ngày cấp bằng
18/5/11
Số km
2,610
Động cơ
-317,049 Mã lực
Theo lời thuật lại của Huỳnh Bá Thành (Ba Trung) trong cuốn sách "Vụ án Hồ Con Rùa" (NXB Tuổi Trẻ 1982) thì có các giai thoại truyền miệng kể là vào năm 1967, khi tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã mời một thầy phong thủy người Hoa nổi tiếng đến coi thế đất tại dinh Độc Lập. Người thầy phong thủy này khen vị trí của dinh là vị trí của long mạch, trấn yểm vị trí của đầu rồng]. Con rồng này đầu tại dinh Độc Lập và đuôi nằm tại vị trí Công trường Chiến sĩ, tuy phát hưng vượng, nhưng do đuôi rồng hay vùng vẫy nên sự nghiệp không bền. Vì vậy cần phải cúng yểm bùa bằng cách đúc một con rùa lớn để trấn đuôi rồng không vùng vẫy nữa thì mới giữ được ngôi vị tổng thống lâu dài. Theo một số người thì kiến trúc tháp cao giống như hình một thanh gươm (hoặc cây đinh/kim), đóng xuống hồ nước(khuôn viên hồ nước có hình bát quái, bên giữa có hình âm dương)để giữ chặt đuôi rồng. Một số người khác thì lại cho rằng kiến trúc tháp lại giống hình đuôi rồng vươn cao, nhưng có con rùa đè chặt ở phần đầu ngọn. Số khác thì lại cho là nhìn từ trên cao xuống thì toàn thể kiến trúc trông giống như một con rùa.







Chỗ này thấy bảo nhiều lần mấy ông ở bển về, muốn phá con Rùa để cho Rồng nó quẫy, mà chưa lần nào làm được :P
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Chỗ này thấy bảo nhiều lần mấy ông ở bển về, muốn phá con Rùa để cho Rồng nó quẫy, mà chưa lần nào làm được :P

giờ anh Thiệu và anh Diệm đang cưỡi rùa quẫy ở hồ nào cụ nhể :D



Công trường chiến sĩ :

hình SG thời Pháp thuộc: tượng đài Chiến sĩ trận vong, kỷ niệm binh sĩ Pháp tử trận trong Đệ nhất Thế chiến, tại vị trí vòng xoay Hồ con rùa ngày nay :












Hồ Con Rùa không phải là hồ tự nhiên, và giờ cũng không thấy con rùa nào. Hãy tìm hiểu lịch sử hình thành, gắn liền với sự thịnh suy của các "triều đại" cũ đất Sài thành.
Trước 1836: là cổng thành

Trước năm 1790, vị trí này là cổng thành Bát Quái (tiền thân của thành Gia Định) do Gia Long xây dựng. Sau năm 1833, Lê Văn Khôi, con nuôi Lê Văn Duyệt chiếm thành, chống lại triều đình. Đến năm 1836, quân triều đình lấy lại thành và phá bỏ để xây thành mới là Gia Định. Lúc này, cổng thành Bát Quái cũ trở thành nằm bên ngoài thành, trên đường xuống bến sông.

Thời Pháp: là tháp nước











Người Pháp chiếm được thành Gia Định, san phẳng vào năm 1859 và tiến hành quy hoạch lại Thành phố. Vị trí Hồ Con Rùa hiện nay nằm ngay cuối con đường dẫn ra bến sông được đánh số 16. Trên con đường này, dinh Thống đốc đầu tiên được xây dựng. Năm1865, Thống đốc Nam Kỳ đặt tên con đường số 16 là đường Catinat. Một tháp nước cũng được xây dựng ở vị trí Hồ Con Rùa để cung cấp nước cho dân cư.

Đến năm 1921 thì tháp nước bị phá bỏ do không đủ sức đáp ứng nhu cầu phát triển.

Sau 1921: là giao lộ

1921, con đường Catinat được mở rộng nối dài đến đường Mayer (đường Võ Thị Sáu). Từ đó vị trí này trở thành giao lộ như ngày nay, với tên gọi là Công trường Maréchal Joffre. Cắt giao lộ là đường Testard (Võ Văn Tần bây giờ) và đường Larclauze (Trần Cao Vân).

Tại vị trí này, người Pháp đã cho xây dựng một tượng đài ba binh sĩ Pháp, người dân ở đây thường gọi là Công trường ba hình. Đến năm 1956 thì bị người Việt phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ trong quần thể tượng đài và được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ.



Hồ Con Rùa từ trên cao (ảnh Google map)

Tổng thống Thiệu: xây Hồ Con Rùa để "ghìm" đuôi Rồng

Sự kiện xây Hồ con Rùa lại gắn liền với một công trình quan trọng khác của chế độ Việt Nam Cộng hòa: Dinh Độc Lập.

Ngô Đình Diệm đang xây Dinh Độc Lập thì bị ám sát năm 1963. Theo thuật phong thủy, vị trí xây dựng của Dinh Độc Lập nằm trên đầu của Long mạch, nên nơi đây còn có tên gọi khác là Phủ Đầu Rồng. Vị trí đuôi rồng thì nằm ở khu vực Hồ Con Rùa.

Rút kinh nghiệm từ kết quả thảm khốc của Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu đã cho mời thầy phong thủy về nghiên cứu kỹ lại Long mạch. Long mạch này có thế của một con rồng đang nằm ngủ. Đuôi rồng nằm cách đó gần 1km, rơi vào vị trí Công trường Chiến Sĩ. Mỗi khi rồng thức dậy, sẽ quẫy đuôi, và những gì xây dựng trên Long mạch này sẽ sụp đổ.

Vì lý do đó, Nguyễn Văn Thiệu đã cho xây dựng Hồ Con Rùa ở vị trí đuôi rồng với hy vọng con rùa nặng nề là một trong tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) có khả năng trấn giữ đuôi rồng, không cho rồng vùng vẫy khi thức dậy!

Kiến trúc hồ con Rùa có 5 cột trụ tụ lại thành hình cái tháp, khu trung tâm là một con rùa bằng kim loại, trên lưng có đội 1 bia đá. Hình dáng tháp cao này giống như hình một thanh gươm (hoặc cây đinh), đóng xuống hồ nước để giữ chặt đuôi rồng.

Dù "trấn yểm" kỹ càng như vậy, nhưng năm 1975, Việt Nam Cộng hòa vẫn sụp đổ. Năm 1978, một nhóm người đã đặt bom phá hủy con rùa với ý đồ phá hoại Long mạch. Họ bị bắt giữ, nhưng con rùa kim loại cũng đã bị phá hủy.

Vụ án này đã được dựng thành phim "Vụ án Hồ con rùa" do nhà báo công an Huỳnh Bá Thành chấp bút, NSND Trần Phương đạo diễn.



Hình tháp như một cái ghim "đóng' vào đuôi con Rồng

Tuy nhiên, dù mất con rùa, thì "Hồ con Rùa" vẫn còn đó, nằm giữa trung tâm Sài Gòn hoa lệ như một chứng nhân của lịch sử.


http://www.otofun.net/threads/239582-sai-gon/page2
 

thanhngoclam

Xe hơi
Biển số
OF-53844
Ngày cấp bằng
29/12/09
Số km
141
Động cơ
452,500 Mã lực
Em mời bác 1ly.~o)
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
4 vùng chiến thuật :












































































 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né





Rời tầng 2 đoàn chúng em lên tầng thượng :







quang cảnh từ tầng thượng bao quát :
























 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Phòng số 7:













phòng số 8:




















 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Tranh sơn dầu :công chúa Ngọc Hân, treo ngoài hành lang :





























 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Phòng xi nê của anh Thiệu một thời :






















Phòng máy chiếu đây :



















 
Chỉnh sửa cuối:

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né



Đàn piano và bàn bi a được đặt cuối dẫy hành lang của tầng 3 để các anh ý giải trí :


































 
Chỉnh sửa cuối:

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Bước chân ra ngoài sân thượng một khoảng trời bao la rộng lớn


























em UH - 1 của anh Thiệu dùng đi kinh lý xa xa




















lại gần :
















































Sau khi ném bom Dinh Độc Lập, phi công Nguyễn Thành Trung đã lái máy bay F5E hạ cánh an toàn xuống sân bay Phước Long









Cách đây đúng 30 năm, vào lúc 8h30 ngày 8/4/1975, trung úy Nguyễn Thành Trung đã dùng máy bay phản lực F5E ném bom Dinh Độc Lập, đánh đòn cảnh cáo chính quyền Sài Gòn. 3 tuần sau đó, các cánh quân giải phóng với sức mạnh vũ bão, cùng với sự nổi dậy của đồng bào, đã tiến vào giải phóng Sài Gòn. 30 năm qua, đã có nhiều bài viết, một số phim nói về Nguyễn Thành Trung, nhưng ở con người giản dị ấy, mỗi lần gặp tôi lại khám phá thêm những điều thú vị.
Vào những ngày này, anh Trung khá bận rộn. Ngoài công việc của người quản lý, anh vẫn đi bay như một phi công luôn đam mê bầu trời. Và còn bao cuộc hẹn với cánh báo chí nữa, cả trong và ngoài nước. Trong bộn bề ấy, anh Trung nhận lời tiếp tôi tại nhà riêng, căn nhà nhỏ mà tôi đã từng có dịp tới.
Cùng tiếp tôi còn có người anh cả của anh Trung, ông Đinh Khắc Cần, người đã tập kết ra Bắc rồi trở về Sài Gòn hoạt động cách mạng từ rất sớm, đầu năm 1965. Ông bị địch bắt và giam tại Côn Đảo. Sau Hiệp định Paris, ông được trao trả, rồi về công tác tại TP.HCM. "Tổ chức đã đặt tên Nguyễn Thành Trung là để che mắt địch chứ tên thật của cậu ấy là Đinh Khắc Chung", ông nói.
"Tổ chức đã làm tất cả để đưa tôi vào lực lượng không quân của quân đội ngụy với chỉ thị là làm sao phải trở thành phi công giỏi và chờ đến một ngày nào đó...", anh Trung kể. Anh Trung được đi học lái máy bay phản lực ở Mỹ từ 1969 - 1972. Anh đã qua các căn cứ Mỹ ở các bang Texas, Lousiana và Mississipi, khi về nước, anh đóng ở căn cứ không quân Biên Hòa. Suốt thời gian đó anh vẫn giữ liên lạc đều đặn với tổ chức.
Kế hoạch cho một phi vụ ném bom được anh bí mật chuẩn bị. Mọi việc từ xác định mục tiêu đến hạ cánh gấp, giả định đường băng ngắn, anh đều làm tốt. Có lần anh bị khiển trách vì làm hỏng máy bay do hạ cánh gấp. Một câu hỏi đặt ra cả với tổ chức và bản thân Nguyễn Thành Trung: nếu có thời cơ, ném bom rồi thì hạ cánh ở đâu? Hệ thống sân bay ở miền Nam thì Trung thuộc như lòng bàn tay, nhưng những sân bay trong tầm bay thì địch vẫn còn kiểm soát. Cấp trên gợi ý, có thể phải nhảy dù ở một nơi nào đó trong rừng cao su thuộc vùng giải phóng tỉnh Lộc Ninh.
Đầu tháng 2/1975, ta giải phóng tỉnh Phước Long, anh Trung liền đề nghị cấp trên gấp rút sửa sân bay dã chiến Phước Long, mặc dù đường băng ngắn không đủ cho máy bay F5E hạ cánh. Sau chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, tình hình chiến sự diễn biến có lợi cho ta, thời cơ mới đang đến. Nguyễn Thành Trung đã báo cáo với cấp trên và đề nghị sẵn sàng đón anh trong khoảng từ 1-10/4.
Với anh, làm thế nào để bay một mình đi ném bom, luôn là một câu hỏi lớn. "Hôm ấy, ngày 8/4, chúng tôi có một phi vụ đi ném bom ở Phan Rang. Tôi suy nghĩ rất nhiều. Đây là một cơ hội tốt cho tôi, nhưng làm được cực kỳ khó khăn vì khi đã bay thì mình không thể tách phi đội ra trên không trung. Mình càng không thể lấy máy bay trong căn cứ, khởi động rồi lăn ra đường băng cất cánh", anh Trung chậm rãi kể.
Nhưng cái gì đến phải đến. Qua kinh nghiệm luyện tập và nắm vững quy luật, anh đi đến quyết định táo bạo: phải đánh lạc hướng, phải làm cho phi đội trưởng và đài kiểm soát không lưu nhầm lẫn trong việc chỉ huy bay. Theo quy định, khi chuẩn bị cất cánh cũng như trên không trung, phi đội không trao đổi với nhau qua máy vô tuyến điện, chỉ được ra hiệu bằng tay quy ước điều muốn nói. Chỉ có người chỉ huy được quyền trao đổi với đài chỉ huy mặt đất, những người khác trong phi đội tuyệt đối không được phép. Và Nguyễn Thành Trung đã khai thác lỗ hổng này để tạo sự hiểu lầm.
"Trong phi đội 3 chiếc, tôi ở vị trí số 2. Khi cả 3 máy bay đã sẵn sàng cất cánh, người chỉ huy nhìn về phía tôi, tôi nhìn về phía số 3. Nếu số 2, 3 đều giơ ngón cái chỉ lên, sau 5 giây, máy bay chỉ huy số 1 cất cánh, tiếp theo thứ tự sau 5 giây. Với đài chỉ huy, nếu một máy bay nào đó bị trễ, họ cho thêm 5 giây, tổng cộng 10 giây. Nếu quá 10 giây, sang giây thứ 11 mà anh không thể cất cánh, anh sẽ không được bay nữa. Họ buộc anh ở lại không được phép cất cánh, trở vào nơi đỗ an toàn", anh Trung giải thích.
"Tôi chỉ có 10 giây để làm điều này, làm cho họ hiểu lầm lẫn nhau. Khi viên chỉ huy quay lại nhìn, tôi giơ 2 ngón út và áp út thay vì giơ ngón cái chỉ lên. Đó là một trong bốn ký hiệu được quy ước và ông ấy hiểu ngay là tôi bị trục trặc về điện. Nếu ông báo cho đài chỉ huy thì tôi sẽ không được cất cánh. Nhưng ông ấy ra hiệu cho tôi, số 2 ở lại không đi, số 1 và 3 cất cánh bình thường. Tôi gật đầu ra hiệu là tôi đã hiểu và ở lại. Cảm giác hồi hộp và mừng rỡ ập đến pha trộn trong tôi. Thời cơ đến rồi, tôi thầm nhủ".
Sau khi 2 máy bay cất cánh, Trung đếm 5 giây, cộng thêm 5 giây nữa và cũng cất cánh. "Phi đội nghĩ là tôi ở lại. Còn đài chỉ huy nghĩ tôi chỉ bị trễ một chút thôi và bây giờ tiếp tục cất cánh thực hiện nhiệm vụ chứ không có trục trặc gì. Và trong khoảnh khắc ngắn ngủi 5 giây cuối đó, tôi đã cất cánh bay thẳng về hướng Sài Gòn. Chỉ sau 5 phút, tôi đã đến mục tiêu và ném bom xuống Dinh Độc Lập".
Máy bay của anh Trung mang 4 trái bom 500 cân Anh. Có 3 mục tiêu được xác định là Dinh Độc Lập, Sứ quán Mỹ và kho xăng Nhà Bè. Vòng thứ nhất anh thả 2 trái xuống dinh nhưng trượt mục tiêu. Anh quyết định quay lại và lần này thì ném trúng vào phía sau dinh.
Hoàn thành nhiệm vụ, anh hạ thấp độ cao, tăng tốc, bay rất thấp, sát mái nhà để tránh rada. Anh đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Phước Long trong sự vui mừng khôn xiết của cán bộ Miền và chiến sĩ giải phóng. Hai tuần sau, vào ngày 21/4, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức và chạy ra nước ngoài.
Nhưng Nguyễn Thành Trung không dừng ở đó. Anh được tổ chức đưa ra sân bay Đà Nẵng và huấn luyện các phi công thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam, lập một phi đội máy bay A37 ta mới chiếm được, chuẩn bị cho một nhiệm vụ mới.
Và ngày 28/4, Phi đội "Quyết thắng" đã lập công xuất sắc. 5 chiếc A37 cất cánh từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) đi ném bom sân bay Tân Sơn Nhất. Đó là một cú sốc đối với Đại sứ Mỹ Martin: không còn nơi nào an toàn nữa, chậm sẽ bị kẹt lại ở đây.
Từ chiều tối hôm đó, hơn 3.000 người Mỹ còn lại ở Sài Gòn đã vội vã di tản bằng trực thăng ra các tàu hải quân đợi ở ngoài khơi. Vào lúc rạng đông, khi chiếc máy bay trực thăng cuối cùng rời nóc Sứ quán Mỹ bay ra biển, cũng là lúc 5 cánh quân giải phóng cùng với xe tăng thẳng tiến về Sài Gòn.












Người "sĩ quan ngụy" lái máy bay ném bom Dinh Độc Lập năm xưa nay đã trở thành Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, cơ trưởng lái máy bay hành khách hiện đại. Anh là phi công Việt Nam đầu tiên lái máy bay Boeing 767. Những năm gần đây anh qua lại Mỹ thường xuyên, khi thì tham dự khóa huấn luyện ngắn hạn lái máy bay Boeing 777-200, khi thì sang nhận máy bay Boeing do hãng mua về.

















 
Chỉnh sửa cuối:

My Mò

Xe điện
Biển số
OF-2054
Ngày cấp bằng
19/10/06
Số km
2,567
Động cơ
589,211 Mã lực
Nơi ở
Trển
Cụ chụp mấy cắi bản đồ chiến thuật rồi mà cụ không chụp nốt mấy cái phòng tác chiến dưới tầng hầm? Em khoái nhất đứng từ trên tầng thượng nhìn thẳng ra cổng. Nhìn đẹp thật. (b)
 
Chỉnh sửa cuối:

35N1169

Xe điện
Biển số
OF-95719
Ngày cấp bằng
18/5/11
Số km
2,610
Động cơ
-317,049 Mã lực


Lên nóc ngắm đường Lê Duẩn đẹp nhỉ? Em chưa bao giờ được lên đây. Giá mà ngày xưa anh Thiệu mời lên đây thưởng trà thì thích lắm.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top