- Biển số
- OF-179171
- Ngày cấp bằng
- 29/1/13
- Số km
- 53
- Động cơ
- 338,830 Mã lực
Cụ Hai Vu bị cả đốt sống cổ + lưng ạ???
Cảm ơn vụ, để em thử tập xem sao.Em cũng bị giống mợ cả hơn chuc năm nay, nhưng từ năm ngoái em đỡ nhiều (hơn 80%) vì nhờ Gấu "kéo cổ". Em nằm ngửa, Gấu ngồi trên đầu, hai chân đạp vào 2 vai em, 2 tay kéo, vuốt mạnh từ dưới vai lên đầu, + 1 tay túm cằm, 1 tay túm sau gáy kéo dãn cổ ra (giống như nhổ đầu con châu chấu ấy ạ...) nhiều hôm nghe sống cổ dãn ra kêu khục khục giống mình kéo khớp ngón tay...đã đời lắm mợ ạ. Nếu mợ nhờ Sói kéo thì nhẹ tay thôi kẻo phải đi gắn lại thì khổ....
Nghe cụ dùng từ "nhạy cảm", vậy chắc cụ rành vụ này lắm, gắng sắp xếp time giúp đỡ bọn em sớm đi cụ, cả thuốc đông y nữa đó ạCụ nào chưa hiểu kỹ thì ko nên tập nhé. Tập và vận động cho Bn TVDD là 1 nghệ thuật đấy. Phải hết sức cụ thể và hợp lý, chi tiết
Cũng ko cố đc nữa. E sẽ cố sắp xếp time để đưa dần thông tin về vận động cho mọi người.
Cũng nên dùng thêm thuốc đông y để giảm mức độ nhạy cảm khi thay đổi thời tiết của cột sống nữa
Mai sẽ post hầu các cụ công thức của Bài thuốc ấy. Và những thông tin cần thiết luôn. Bây giờ em đang đi công tác mà cái này phải chính xác mà ( thuốc men không nên dựa vào trí nhớ) Hjcụ mau mau post bài thuốc hạn chế sự nhảy cảm đi ạ
Bác ơi cho em hỏi vậy đang đau có tập treo xà đơn được không? tại lúc trước em có thử treo như vậy rồi. được hơn 10ngày thì cảm giác đau tăng hơn.nên em dừng không dám tập nữaThực hiện lời hứa với cả nhà nay em cung cấp thông tin LUYỆN TẬP DÀNH CHO BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM (đã được kiểm định và theo quan điểm của GS. Trần Ngọc Ân- chuyên gia hàng đầu về Cơ xương khớp tại VN )- là sự cân bằng giữa bất động - vận động cho Bệnh nhân TVĐĐ
1. Đối tượng cần luyện tập: Thoát vị đĩa đệm, Lồi đĩa đệm, Thoái hóa đĩa đệm, Thoái hóa cột sống
2. Cơ sở của phương pháp:
- Theo nghiên cứu: Đĩa đệm luôn phải chịu áp lực khác nhau tùy từng tư thế
+ 25 kg trong tư thế nằm ngửa
+ 100 kg trong tư thế đứng thẳng
+ 140 kg trong tư thế ngồi
và tới 275 kg trong tư thế ngồi nhấc vật nặng
--> Trong thoát vị đĩa đệm thì đĩa đệm khó có cơ hội phục hồi
3. Tên phương pháp: TREO NGƯỜI ĐƠN GIẢN
phương pháp này làm trọng lương rơi theo trục dọc của cột sống làm thay đổi áp lực của vùng đĩa đệm tạo được 4 hiệu ứng:
- Kéo nhầy trở về trung tâm làm giảm áp lực ép rễ thần kinh
- Tạo điều kiện để cơ thể sửa chữa vùng tổn thương trong đĩa đệm ( vòng xơ bị rách )
- Tăng cường thẩm thấu nuôi dưỡng đĩa đệm
- Tăng cường đào thải những chất chuyển hóa gây thoái hóa
4. Dụng cụ tập:Giống xà đơn thông thường ( Tự tạo bằng cách: dùng ống thép đường kính 2,5 cm)- gợi ý: làm tại ô cửa ra vào 1 phòng, gọi thợ đến khoan chắc là OK.
- Vị trí đặt: Thoáng mát vào mùa hè. Ấm tránh gió lùa vào mùa đông. Thuận tiện tập được trong mọi thời tiết.
Chiều cao xà phụ thuộc vào chiều cao của người tập
- Cách thiết kế: Người tập đứng thẳng, giơ thẳng 2 tay lên đầu, Đầu ngón tay giữa chạm xà --> TẦM ĐÚNG CỦA XÀ.
Dưới chân xà lấy chính tâm đo ngang sang 2 bên 1 khoảng 60 cm thì đặt 2 bục gỗ nhỏ hoặc 2 viên gạch vừa chân với chiều cao 5-7 cm
5. Phương pháp tập:
- Làm 1 vài động tác hít thở nhằm dãn cơ
- Bước 2 chân lên bục. 2 tay mở rộng bằng vai nắm lấy xà, tư thế thoải mái, buông lỏng toàn thân, 2 chân thả vào khoảng không --> Cột sống được kéo dãn và điều chỉnh hoàn toàn sinh lý bằng trọng lượng cơ thể người tập
- Lên, xuống, nghỉ phải tuân thủ dặt 2 chân trở lại bục rồi mới buông tay xuống
- Mỗi ngày tập 2 lần: sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ
Mỗi lần treo 5 lượt, mỗi lượt treo 15 giây " 15 GIÂY VỚI 1 LƯỢT TREO LÀ ĐỦ"
- Tập kiên trì: trong và sau dùng thuốc điều trị
LƯU Ý: Khi lên xuống xà không được nhảy, không đánh lắc co kéo người[/COLOR]
6. BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CẦN NHỚ:
- Không xoay, vặn, cúi, gập,mang vác, với , kéo, xách nặng
- Không chơi thể thao trong và sau thời gian điều trị 3 -6 tháng
- Không ngồi lâu dưới đất, không ngồi xổm, không ngồi vắt chân chữ ngũ. Không nằm ngủ dưới nền nhà vì khi dậy độ vươn cột sống quá dài.
- Ngủ trên giường có độ cao vừa phải với tầm của cẳng chân.
Khi dậy phải tuân thủ tư thế nằm nghiêng người, thả 2 chân xuống đất rồi dậy. ( Không dậy theo tư thế bật người)
- không ngồi và nửa nằm nửa ngồi theo tư thế vặn cột sống
- không nhấc, dựng chân chống giữa xe máy.
- Phụ nữ không đi dép- giày cao gót
- Ho, hắt hơi trong tư thế ngồi
- Gộ đầu trong tư thế nằm
- Bơi: nên bơi theo tư thế bơi ếch ( cường độ vừa phải). Bơi sải không có lợi cho TVĐĐ
Đi bộ: có lợi nhưng phải đi thong thả với cự ly 1,5 - 2 km/ ngày
- Hạn chế uống bia rượu: Vì làm tăng khả năng bị loét đường tiêu hóa khi bạn đang sử dụng thuốc tây. Quan trọng là làm trương nở đĩa đệm và nếu nhậu xong, phóng xe máy trên đường sóc thì bạn sẽ nhanh chóng gặp 1 cơn đau cấp--> bệnh trầm trọng hơn
Bên cạnh việc dùng thuốc tây y thì nên dùng thêm thuốc đông y ( chỉ cần đơn giản theo bài cổ phương) để hạn chế sự "nhạy đau" của cột sống với sự thay đổi thời tiết bất ngờ ( lại tránh được tác dụng phụ là gây loét đường tiêu hóa, phù do tích nước, xốp xương... của các thuốc giảm đau chống viêm Tân dược)
Phù, em ăn cơm cái đã
Bài này dùng cho Bệnh nhân đang bị TVĐĐ và tất nhiên đang đau tập được.Bác ơi cho em hỏi vậy đang đau có tập treo xà đơn được không? tại lúc trước em có thử treo như vậy rồi. được hơn 10ngày thì cảm giác đau tăng hơn.nên em dừng không dám tập nữa
Phương pháp treo này có áp dụng cho bênh nhân TVDD đốt sống cổ không bác?Thực hiện lời hứa với cả nhà nay em cung cấp thông tin LUYỆN TẬP DÀNH CHO BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM (đã được kiểm định và theo quan điểm của GS. Trần Ngọc Ân- chuyên gia hàng đầu về Cơ xương khớp tại VN )- là sự cân bằng giữa bất động - vận động cho Bệnh nhân TVĐĐ
1. Đối tượng cần luyện tập: Thoát vị đĩa đệm, Lồi đĩa đệm, Thoái hóa đĩa đệm, Thoái hóa cột sống
2. Cơ sở của phương pháp:
- Theo nghiên cứu: Đĩa đệm luôn phải chịu áp lực khác nhau tùy từng tư thế
+ 25 kg trong tư thế nằm ngửa
+ 100 kg trong tư thế đứng thẳng
+ 140 kg trong tư thế ngồi
và tới 275 kg trong tư thế ngồi nhấc vật nặng
--> Trong thoát vị đĩa đệm thì đĩa đệm khó có cơ hội phục hồi
3. Tên phương pháp: TREO NGƯỜI ĐƠN GIẢN
phương pháp này làm trọng lương rơi theo trục dọc của cột sống làm thay đổi áp lực của vùng đĩa đệm tạo được 4 hiệu ứng:
- Kéo nhầy trở về trung tâm làm giảm áp lực ép rễ thần kinh
- Tạo điều kiện để cơ thể sửa chữa vùng tổn thương trong đĩa đệm ( vòng xơ bị rách )
- Tăng cường thẩm thấu nuôi dưỡng đĩa đệm
- Tăng cường đào thải những chất chuyển hóa gây thoái hóa
4. Dụng cụ tập:Giống xà đơn thông thường ( Tự tạo bằng cách: dùng ống thép đường kính 2,5 cm)- gợi ý: làm tại ô cửa ra vào 1 phòng, gọi thợ đến khoan chắc là OK.
- Vị trí đặt: Thoáng mát vào mùa hè. Ấm tránh gió lùa vào mùa đông. Thuận tiện tập được trong mọi thời tiết.
Chiều cao xà phụ thuộc vào chiều cao của người tập
- Cách thiết kế: Người tập đứng thẳng, giơ thẳng 2 tay lên đầu, Đầu ngón tay giữa chạm xà --> TẦM ĐÚNG CỦA XÀ.
Dưới chân xà lấy chính tâm đo ngang sang 2 bên 1 khoảng 60 cm thì đặt 2 bục gỗ nhỏ hoặc 2 viên gạch vừa chân với chiều cao 5-7 cm
5. Phương pháp tập:
- Làm 1 vài động tác hít thở nhằm dãn cơ
- Bước 2 chân lên bục. 2 tay mở rộng bằng vai nắm lấy xà, tư thế thoải mái, buông lỏng toàn thân, 2 chân thả vào khoảng không --> Cột sống được kéo dãn và điều chỉnh hoàn toàn sinh lý bằng trọng lượng cơ thể người tập
- Lên, xuống, nghỉ phải tuân thủ dặt 2 chân trở lại bục rồi mới buông tay xuống
- Mỗi ngày tập 2 lần: sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ
Mỗi lần treo 5 lượt, mỗi lượt treo 15 giây " 15 GIÂY VỚI 1 LƯỢT TREO LÀ ĐỦ"
- Tập kiên trì: trong và sau dùng thuốc điều trị
LƯU Ý: Khi lên xuống xà không được nhảy, không đánh lắc co kéo người[/COLOR]
6. BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CẦN NHỚ:
- Không xoay, vặn, cúi, gập,mang vác, với , kéo, xách nặng
- Không chơi thể thao trong và sau thời gian điều trị 3 -6 tháng
- Không ngồi lâu dưới đất, không ngồi xổm, không ngồi vắt chân chữ ngũ. Không nằm ngủ dưới nền nhà vì khi dậy độ vươn cột sống quá dài.
- Ngủ trên giường có độ cao vừa phải với tầm của cẳng chân.
Khi dậy phải tuân thủ tư thế nằm nghiêng người, thả 2 chân xuống đất rồi dậy. ( Không dậy theo tư thế bật người)
- không ngồi và nửa nằm nửa ngồi theo tư thế vặn cột sống
- không nhấc, dựng chân chống giữa xe máy.
- Phụ nữ không đi dép- giày cao gót
- Ho, hắt hơi trong tư thế ngồi
- Gộ đầu trong tư thế nằm
- Bơi: nên bơi theo tư thế bơi ếch ( cường độ vừa phải). Bơi sải không có lợi cho TVĐĐ
Đi bộ: có lợi nhưng phải đi thong thả với cự ly 1,5 - 2 km/ ngày
- Hạn chế uống bia rượu: Vì làm tăng khả năng bị loét đường tiêu hóa khi bạn đang sử dụng thuốc tây. Quan trọng là làm trương nở đĩa đệm và nếu nhậu xong, phóng xe máy trên đường sóc thì bạn sẽ nhanh chóng gặp 1 cơn đau cấp--> bệnh trầm trọng hơn
Bên cạnh việc dùng thuốc tây y thì nên dùng thêm thuốc đông y ( chỉ cần đơn giản theo bài cổ phương) để hạn chế sự "nhạy đau" của cột sống với sự thay đổi thời tiết bất ngờ ( lại tránh được tác dụng phụ là gây loét đường tiêu hóa, phù do tích nước, xốp xương... của các thuốc giảm đau chống viêm Tân dược)
Phù, em ăn cơm cái đã
Không dùng cho Bệnh nhân thoát vị Đốt sống cổ nhé. Mình sẽ cố tìm thông tin để hỗ trợ cho nhóm này sauPhương pháp treo này có áp dụng cho bênh nhân TVDD đốt sống cổ không bác?
Không áp dụng cho Thoát vị Đốt sống cổ Bác nhé.Phương pháp treo này có áp dụng cho bênh nhân TVDD đốt sống cổ không bác?
Vâng, bác cố găng tìm giúp em với nhé.Không áp dụng cho Thoát vị Đốt sống cổ Bác nhé.
em sẽ tìm để hỗ trợ bài tập cho nhóm này sau
Trong diễn đàn em thấy nhiều người chữa bằng cách hít xà đơn. vậy theo bác hít xà có tốt hơn treo xà không?Bài này dùng cho Bệnh nhân đang bị TVĐĐ và tất nhiên đang đau tập được.
Lưu ý đọc thật kỹ cách làm em đã hướng dãn cụ thể nhé
Lúc trước bạn bị đau tăng có thể do tập chưa đúng cách