Đèo Mã Pí Lèng (còn có âm đọc là Mã Pì Lèng, Mã Pỉ Lèng, Mả Pì Lèng) thuộc tỉnh Hà Giang là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km vượt đỉnh Mã Pí Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 1.200m thuộc Cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Con đường dài khoảng 200 km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng.
Mã Pí Lèng được du khách gọi một cách không chính thống là một trong "tứ đại đỉnh đèo" tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin.
Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.Tuy nhiên, theo một số người Hmong bản địa thì tên đúng của đèo là Máo Pì Lèng, nghĩa là “sống mũi con mèo”.
Sông Nho Quế.Em thấy trong ảnh nó đẹp lắm,như này này.
Còn em đi vào mùa lũ nên thực tế là nó như này :
Xa xa có 2 đồng chí phượt chấp nhận gian nan vì nghệ thuật.Chỗ đấy mà có ái đẹp là em cũng "vì nghệ thuật đấy".
Sông Nho Quế là nhánh sông cấp 1 của sông Gâm, đổ vào sông Gâm tại Nà Mát, xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Sông Nho Quế bắt nguồn từ vùng núi cáo độ cao 1800m thuộc tỉnh Vân Nam _ Trung Quốc. Từ nguồn, sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi nhập với sông Gâm tai ngã ba Nà Mát. Tổng diện tích lưu vực sông Nho Quế là 6050 km2, trong đó phần nằm trong lãnh thổ Trung Quốc là 4040km2 - chiếm 66,8% tổng diện tích lưu vực; còn phần nằm trong lãnh thổ Việt Nam là 2010km2 - chiếm 34,2% tổng diện tích lưu vực.
Học tập các phượt tơ,em cũng mò xuống bờ sông rửa chân xem nó ra làm sao
.
Làm sao về được mùa đông,mùa thu cây cầu đã gẫy..
Rửa mặt,rửa chân ở dòng sông Nho Quế hùng vĩ em lại xuôi đường xuống Bảo Lâm qua Bắc Mê để về TP.Hà Giang.
Nhờ ơn CM,nhờ ơn Lảng,nhờ ơn Chính chủ đã giải phóng dân tộc,mang lại một cuộc sống tự do,ấm no cho người dân.Người dân Bảo Lâm - Cao Bằng cắm cờ kỷ niệm 68 năm CMT8 thành công và Quốc Khánh 2/9.
Nhờ Lảng và Chính chủ thì em ko thể nghèo được,em khỏa thân là để "bảo vệ môi trường" giống Showbiz thôi.
Đoạn đường còn lại phải nói là thiên nhiên hùng vĩ y như trong phim Tôn Ngộ Không.Nhưng vì đoạn đường còn dài phải về vội nên em ko dừng lại chụp choạch.
20-21h đêm bọn em 2 xe máy trên đèo ở Bắc Mê,phải nói là hơi ghê người ạ.Ngoài yếu tố an toàn ra còn những yếu tố như cướp giật,ma quỷ.Đang đi đường thì đằng gốc cây có ông Tộc đang buôn điện thoại.Nhìn ánh đèn điện thoại em tưởng ma.Hết cả hồn.22h về đến Hà Giang mới thở phào nhẹ nhõm.
Thấy có bánh cuốn nhân em cũng vào làm 1 suất xem ra làm thao.Em thề là ko nuốt nổi.Ko phải mắm chấm như ở HN mà là loại nước na ná nước dùng phở của mình ấy,kèm theo 2 miếng giò.
.Cách ăn này phổ biến ở Cao Bằng và Hà Giang.
Nếu ai đã từng ăn bánh cuốn HP quê em thì em khẳng định là sẽ ko chê vào đâu được.Bánh cuốn ở HP sử dụng nước mắm được ninh xương nên chất mắm có độ ngọt từ xương.Em đã từng ăn ở Hải Dương,Hà Nội nhưng ko ngon bằng Hải Phòng quê em.Nhân đây các cụ cho em hỏi bánh cuốn HP ngon hơn hay Thanh Hóa ngon hơn ạ,mấy bạn Thanh Hóa khen bánh cuốn quê bạn ấy ghê lắm.Kêu là nhất miền Bắc.Em chưa ăn nên chẳng dám to mồm.
Bánh cuốn quê em đây ạ.