8h tối,em có mặt ở bến xe Mỹ Đình,đi xe giường nằm của nhà Hải Vân,xe 4 giường 1 hàng thế này nằm chật trội và ko thoải mái bằng xe 3 giường 1 hàng.
Xa xa có tí mùi ái,em làm phát,tuy nhiên hơi mờ
Thôi đến giờ ngủ rồi,sáng mai mở mắt tỉnh dậy là thành phố Hà Giang.
5h sáng em đã có mặt ở Hà Giang và nhận chiến mã.Chiếc xe này em thuê với giá 200k/ngày ạ.
Đi ra Km0 chụp ảnh cho bằng anh bằng em thì em gặp quả dư lày.Các em nó bu kín lấy cái cột mốc đường.
Chỉ với 1 cái cột mà các em nó uốn éo đủ kiểu,đủ các tư thế từ chổng mông,ưỡn ngực đến phồng má trợn mắt....mất 15p mới thỏa mãn.Ko hiểu với cái cột khác thì 15p có đủ cho các em thỏa mãn ko
Sau khi xếp hàng chờ các em nó cuối cùng cũng đến lượt em chụp
Em quên ko chụp lại cái hàng phở em ăn sáng ở gần chỗ này.Ăn cũng ổn mỗi tội 40k/bát.Đắt hơn cả Hà Lội
.
Cơm no bò cưỡi,cưỡi chiến mã Cổng Trời Quảng Bạ thẳng tiến.
Trên đường đi gặp cảnh này đẹp quá,em dừng xe lại bắn 1 tí
Vậy là công nghệ thông tin đã về với bản làng,đi tắm nhưng các cháu ko quên mang theo bàn phím để lướt OF và FB
Ngôi nhà nhỏ bên đường
Cảnh trên đường đi
Sau một hồi phi xe,cuối cùng em đã đến được điểm thăm quan đầu tiên : Cổng trời Quảng Bạ
Cổng trời Quản Bạ - cao 1500m so với mặt biển, đâylà cửa ngõ đầu tiên lên cao nguyên Đồng Văn. Năm 1939, người ta dựng một cánh cửa khổng lỗ bằng gỗ nghiến dày 150cm ở ngay Cổng trời. Một thời, sau cánh cửa gỗ này là một "thế giới" khác - còn gọi là "Vùng tự trị của người Mèo", gồm các huyện Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn và Yên Minh.
Qua vùng này là bước vào địa bàn của Vua Mèo một thời oanh liệt.Lát em sẽ đưa các cụ vào đại bản doanh nhà vua Mèo.
Đến đây em thấy chị em,anh em hùng hục phi lên trên đỉnh để xem cổng trời bằng gỗ lim
.Lên đấy gặp 1 cái cột của bên khí tượng thủy văn và 1 con lừa to vật.Chẳng biết có vui vẻ gì ko mà khi xuống em toàn nghe thấy : Đạm Cà Mau , chẳng có cái éo gì cả".Có mấy xe Prado,Q5 ko biết có phải của OF nhà mình ko.Em tỉnh táo ko trèo lên
.
Đi tiếp đến địa điểm dừng chân,vào làm chai nước lấy sức leo lên chụp ảnh núi đôi nào.
Núi đôi cô tiên
Sự tích núi đôi cô tiênChuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa, ở vùng đất này có một chàng trai người Mông đẹp trai có tài thổi đàn môi. Tiếng đàn môi của chàng réo rắt như tiếng suối, ríu rít lảnh lót như tiếng chim rừng, lúc lại sâu lắng, trầm bổng, da diết như tiếng gió giữa đêm khuya cứ bay xa, bay xa mãi. Có một nàng tiên trên thượng giới tên là Hoa Đào xinh đẹp tuyệt trần, da trắng như tuyết, đôi môi như nụ đào xuân chúm chím, hai má ửng hồng như trái đào chín. Một hôm nọ nghe được tiếng đàn môi của chàng đã theo gió trốn xuống trần gian tìm người thổi đàn môi mà phải lòng chàng và đã trốn ở lại vùng đất này. Họ nên vợ nên chồng và sinh được một bé trai vô cùng xinh xắn.
Lúc này Ngọc Hoàng đã phát hiện ra chuyện nàng bỏ trốn xuống trần gian lấy người phàm trần đã vô cùng giận dữ sai người đi bắt nàng về. Nàng khóc lóc van xin cho nàng được ở lại nuôi con nhưng không ai mủi lòng. Thương chồng một mình nuôi con vất vả, thương con thơ thiếu bầu sữa mẹ, nàng đã bỏ lại đôi nhũ của mình dưới hạ giới cho con bú. Đôi nhũ cứ căng tròn nuôi con nàng ngày càng khôn lớn, sau này đã biến thành hai quả núi dáng hình như bầu vú mẹ, tròn trịa, đều đặn đến lạ thường mà ngày nay vẫn gọi là Núi Đôi hay núi Cô Tiên ở Tam Sơn, Quản Bạ.Tương truyền nhờ dòng sữa của nàng mà vùng đất này có khí hậu vô cùng mát mẻ, các loại hoa trái như Đào, Mận, Lê, Hồng thơm ngon kỳ lạ, rau trái thì luôn xanh tươi, lúa ngô luôn tươi tốt trở thành vùng đất trù phú. Con gái ở đây xinh đẹp có tiếng, hai má lúc nào cùng ửng hồng, mịn màng như trái đào tiên. Và nước mắt của nàng đã biến thành dòng sông Miện xanh ngắt, mơ màng, khảm trôi trên biển đá tai mèo phún sắc, ôm lấy cả rẻo đất phía sau cổng trời huyền thoại.
Em rình mãi mà chẳng ngắm được tí ái nào ở đây cả.