- Biển số
- OF-505460
- Ngày cấp bằng
- 18/4/17
- Số km
- 18
- Động cơ
- 184,500 Mã lực
- Tuổi
- 32
cảm giác phiêu chứ cụ
Đẹp quáTặng các cụ bức ảnh trước và sau khi xây dựng khu Mansudae, cái này e lấy ở
http://www.skyscrapercity.com/showthread.php?t=793890&page=21
Before (2011)
After (2012):
Quân đội Bắc Triều Tiên xây trong vòng chưa tới 100 ngày.
Future plan:
Em này người Nam chắc chắnEm gái này là người miền Nam hay miền Bắc TT hả Cụ?
Cụ chủ đẹp trai, em thông ngôn cũng rất xinh ạVề hạ tầng đô thị, kinh tế:
Em tóm lược tý về chiến tranh Triều tiên để các cụ nắm sơ sơ: 1895 Nhật đánh bại nhà Thanh ở TQ, chiếm đóng Triều Tiên; 1945 quân đội Liên Xô phối hợp quân CM Triều tiên đánh đuổi Nhật khỏi TT dừng lại ở vĩ tuyến 38 theo thỏa thuận với Hoa Kỳ (Hoa kỳ giữ hòa bình dưới cờ Liên hợp Quốc phía Nam triều tiên). Theo kế hoạch thì dưới sự giám sát của LX và Mỹ, sau 4 năm sẽ thống nhất 2 miền. Tuy nhiên, Hai miền TT đều thành lập chính phủ (phía Nam do Mỹ bảo trợ). CP phía Nam hàn do Lý Thừa Vãn (Học tãi Mỹ, chống Cộng, không biết tiếng Korea); phía Bắc do Kim Nhật Thành lãnh đạo. Trong thời gian đến đầu 1950, chiến sự xảy ra dọc biên giới. 6/1950 Kim Nhật Thành với sự hậu thuẫn của LX đã quyết định tấn công thống nhất đất nước. Tóm lại cuộc chiến này rất tàn khốc, quân đội bắc TT gần như giải phóng được đất nước vài lần nhưng với sự nhảy vào của Hoa kỳ thì cục diện thay đổi, đẩy ngược quân bắc Triều về đến tận biên giới Trung Quốc. Quân bắc hàn phải chạy sang TQ. Hoa Kỳ tiếp tục truy đuổi mặc những cảnh bảo của phía TQ. Cuối năm 1950, Chủ tịch Mao quyết định điều lực lượng Chí nguyện quân với khoảng gần 300.000 lĩnh để bảo vệ lãnh thổ với sự hỗ trợ dè dặt từ Liên xô. Lực lượng liên quân Trung - Triều đẩy lui quân nam hàn và Hoa Kỳ, tái chiếm Seoul. Quân đội Hoa kỳ thua liểng xiểng. Hoa Kỳ huy động tổng lực lực lượng tại Đài Loan và Nhật Bản, phản công đẩy lùi liên quân quân. Sau nhiều cuộc tấn công giằng co, đến 1953 các bên vừa đánh vừa đàm, tháng 7/1953, các bên ký hiệp ước đình chiến, lẫy vĩ tuyến 38 làm ranh giới phân chia 2 miền kiểu như vĩ tuyến 17 của mình (Bắc Triều ký với Hoa kỳ chứ không phải với Nam hàn nhé). Từ đó, Hoa Kỳ luôn duy trì lực lượng quân đội tại Nam Triều với lý do giữ hòa bình nhưng thực sự thì chính quyền nam Triều nằm trong tay Mỹ đến tận ngày nay. Cả hai phía sau đó đều củng cố lực lượng, nhất là Bắc Triều nhằm một thời cơ nào đó sẽ giải phóng lãnh thổ. Các cụ có thể vào đây để đọc kỹ hơn .
Sau chiến tranh, Bắc Triều phát triển kinh tế rất kinh, đến tận năm 1979 mức sống và công nghiệp cao hơn hẳn Nam Triều. Sau khi chính sách cải cách của TQ, viện trợ ít đi nên bắc Triều rơi vào cảnh bơ vơ.
Phải nói là hạ tầng đô thị mặc dù xây dựng từ sau chiến tranh Triều tiên (1953) với sự giúp sức của LX và TQ, Việt Nam mình còn lâu mới mơ được.
Khách sạn Ryugyŏng 105 tầng sắp hoàn thiện,,, các cụ xem nó hoành tráng không nào,,, cả đường phố nữa
Đây là nhà hát opera, nơi diễn ra các sự kiện văn hóa lớn của Triều tiên trong đó có lễ hội Arirang nổi tiếng với hàng chục nghìn người biểu diễn. Nghe đâu, VNmình hồi nọ cũng định mời chuyên gia TT sang cố vấn về biểu diễn xếp hình người nhân dịp 1000 năm Thăng Long nhưng sau do khó khăn lại thôi - có lẽ time hơi gấp.
Những tòa nhà thế này mọc đầy rẫy ở Bình Nhưỡng, quy hoạch rất đâu vào đấy.
Đây là tháp Chủ thể (Juche) nổi bật khi đến thăm Bình Nhưỡng. Tháp này có cả thang máy để leo lên nóc ngắm cảnh nhé,,, nhưng em không vào
Còn đây là tháp truyền thông. Các cụ xem bản tin thấy người phát ngôn của TT trên tivi thì đăng sau có hình hai cái này nhé.
Đây là khu triển lãm thành tựu về vũ trụ của TT. Cái quả cầu tròn tròn kia là khu giả lập không gian vũ trụ nhé, đường kính 40m, bên trong đầy đủ các thiết bị giả lập bầu trời, vệ tinh, các vì sao. Ối giời ơi hoành tráng khủng khiếp, em vào mà chóng hết cả mẹt (à quên, ẻm bên trái là thông ngôn En-Korean, ẻm bên phải là guide - xa xa là con Crown đời 92 đấy ợ, lúc quay lại tý phải ủn vì chết máy, may bác tài lái con này chục năm rồi nên bật nắp capo lên tý thấy cười khà khà đề nổ luôn).
Đây là mô hình hỏa tiễn phóng vệ tinh. Bắc TT đã tự phóng thành công vệ tinh lần đầu tiên vào năm 1998, năm 2008 hình như phóng tinh phát nữa. À, khu này chỉ có Tây (như em) mới được vào thôi nhé, cấm dân bản địa... oách xà lách. Có mỗi mình em mà nó khởi động cả 1 hệ thống giải lập bầu trời, các vì sao, phóng vệ tinh... sơ sơ tiền điện với thuyết minh cũng lục tốn phết. May mà bên đó nó không có khái niệm Bo,,, chứ không thì toai.
Bên trong quả cầu đây ạ... nó tắt điện tối om, em phải tăng sáng lên mới nhìn thế này...
Tóm lại, cái gì bên đó liên quan đến hạ tầng nó cũng to các cụ ạ, từ nhà máy, xí nghiệp, cầu cống, tượng đài,... đều hoành tráng cả, nhất là các cổng nhà máy, xí nghiệp toàn bằng đá khối, có quân đội gác 100% các nơi, ra vào đều phải xuất trình đủ thứ.
(hồi sau em sơ lược về xã hội ạ... tạm thế)
như Việt Nam những nam 90 cụ. nhỉE có chút ít ảnh hầu các cụ:
Nhi đồng đến trường:
Giáo dục thế này thì chết nhau:
Thành thị DPR Korea:
Nông thôn:
Cách sửa chữa xây dựng:
Đây là lính hàn xẻng:
Đây là lính DPR Korea:
Hôm qua:
Hôm nay:
Ngày mai:
Tks bác, clip hay quá. Khổ thân dân BH, bị tẩy não hết rồi!Em vừa hóng đc cái Clip này trên fây em pọt lên đây các cụ tham khảo.
Myanmar thì dễ dàng hơn nhiều bác ơi. Bên đó dân đi du lịch tương đối dễ dàng bác ạBài của cụ chủ thớt rất hay và bổ ích.
Em nghe nói Myanmar cũng là một đất nước bí hiểm kiểu này thì phải, có cụ nào đã đi Myanmar về không?
Nhất cụ đóVừa qua em may mắn có dịp đi công tác bên Cộng hòa DCND Triều Tiên - xin hầu các cụ một số hình ảnh về chuyến đi để các cụ nghía cho vui.
Nói chung là em không có năng khiếu về văn chương, chỉ cố gắng biết gì thì kể đấy để các cụ không có dịp sang đó hiểu thêm phần nào về đất nuớc này... thực tế thì cũng có khá ít người được vào TT ạ.
Báo cáo các cụ là em khởi hành đúng vào hôm hội FUNS họp tại bia Hiếu béo, sau 1 dàn hét hò rồi bồi tiếp 1 dàn bia nữa - phê lòi... cứ tửng là 8h30 tối khởi hành.... về xem lại vé thì lại là 8h30 ngày hôm sau...may quá... về nằm vật ngay tại cửa nhà!
Khởi hành từ Nội Bài, đầu giờ chiều em đến sân bay Bắc Kinh, nhà ga T3. Phải nói là nhà ga t3 xây dựng phục vụ Olympic BK 2008 nên hoành tá tràng thật.
Do hôm sau mới bay đi Bình Nhưỡng nên em té về Đại sứ quán VN tại Bắc Kinh để nghỉ. Đại lộ từ sân bay về Trung tâm TP cực rộng và thoáng. Taxi chạy toàn trên 100 km/h. Em đang lớ ngớ ở sân bay chưa biết gọi taxi thế nào thì có 1 bác người Việt đi đón vợ từ VN sang cho đi nhờ cùng, may quá.
(có cả Kia Caren kìa các cụ ơi )
Đến sứ quán VN, liên hệ người quen rồi nhận phòng, tối chị nhà ăn dọn cho 1 suất em cứ tưởng là cho 3-4 người ăn.
(Các cụ nhìn kỹ các bát đĩa nhé, có hình quốc huy hẳn hoi... đã cụ nào được ăn đồ bát đĩa hịn thế chưa nhẩy)
Chị nhà ăn động viên,,, suất 28 tệ đấy, cố gắng ăn cho hết... lúc sau còn thế này ợ:
Hôm sau xuất phát đi Bình nhưỡng (Pyongyang).
Sau gần 2 giờ bay thì em đặt chân đến sân bay Pyongyang Airport. Với tâm trạng khá háo hức khám phá một đất nước có lịch sử tương đồng với Việt nam và bối cảnh hiện tại gần giống nước ta vào những năm 80 của thập kỷ trước - thời chúng ta còn trong giao đoạn bao cấp, kế hoạch hóa tập trung và chế độ Hợp tác xã.
Hình ảnh đập vào mắt em đầu tiên là cái sân bay be bé nhưng có 1 tấm ảnh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành to đùng (sau này mới thấy, ở đâu đâu trên đất nước này cũng có ảnh, tượng,... của nhà lãnh đạo cách mạng TT). Nhìn một lượt xung quanh sân bay, có hơn chục chiếc máy bay cỡ nhỏ của Hãng hàng không quốc gia Air Koryo đậu trong không gian thanh vắng của sân bay.
Em tạm nghỉ tay tý... tối lại up tiếp hầu các cụ!
CÁi đó còn tùy thuộc người dân cụ à, cam chịu như vậy thì có đến 1000 năm hơn nữa ạEm không hiểu nước bạn bưng bít thông tin và thi hành chính sách ngu dân được bao năm nữa nhỉ?