Cụ thấy mức sống của họ thế nào?
Chưa chắc bác àh,cũng giống dân Vịt nhà mình thôi,bên ngoài thế giới nói này nọ,bảo là phục tùng XXX lắm,nhưng thực ra thì....bên này chắc người ta sống thật thà hơn bên mình cụ nhỉ
Bọn khốn nạn,dân thì chết đói mà nhìn 3 đời nhà nó béo tốt như Heo an cám tăng trọng,SÁ HỌI CHỦ NGHÍ là như thế này đây,Cụ bến nghé đi BTT rồi có thấy cs ở đấy như này ko ạ:
Mặc . Quần áo ở Bắc Triều Tiên theo chế độ phân phối, công nhân một năm cấp hai bộ quần áo công tác, cán bộ, nhân viên kỹ thuật nói chung cứ ba năm được cấp một bộ complet vải, cán bộ trung cấp hai năm được phát một bộ như vậy, học sinh trung tiểu học cứ hai năm vào dịp ngày sinh của Kim Nhật Thành được tặng một bộ đồng phục. Do học sinh ỏ độ tuổi nảy cao lớn rất nhanh nên bố, mẹ thưòng phải cơi nới thêm quần áo. Mua quần áo, vải ở Triều Tiên đều phải có phiếu (tất nhiên có thể mua phiếu này tại chợ đen với giá rất cao). Giày dép do nhà nước cung cấp nhưng phải trả tiền, đây là một vấn đề lớn của dân Triều Tiên hiện nay vì giày dép cung cấp chỉ đi hai, ba tháng đã hỏng, đành phải mua chợ đen. Tất nhiên cán bộ, con em cán bộ nhất là cấp cao có thể đi giày tốt, cho nên tại Triều Tiên nhìn giày đi có thể đoán ra thân phận mỗi ngưòi.
Ăn. Bắt đầu từ năm 1957, Bắc Triều Tiên đã thực hiện chế độ phân phối thực phẩm, qui định khẩu lương của người lao động bình thường là 700 gr ngày, quân đội 800 gr, người già 500 gr. Nhưng từ năm 1973 lấy lý do dự trữ lương thực để chuẩn bị chiến tranh, khẩu lương mỗi loại người đều phải giảm 10%, năm 1987 lấy lý do chuẩn bị phong trào thanh niên thế giới đã tuyên bố khẩu lương mỗi loại người lại giảm thêm 10% nữa, nhưng sau khi phong trào thanh niên thế giới họp xong, vẫn giữ nguyên định lượng đã giảm. Bước vào những năm 90, định lượng khẩu lương đã mấy lần sửa đổi, năm 1994 định lượng khẩu lương hàng ngày của người lao động bình thường là 450 gr. Năm 1995 với lý do lụt lội, khẩu lương giảm một nửa, năm 1996 lại giảm 1/3 định lượng khẩu lương, hiện nay khẩu lương của mỗi người chỉ vào khoảng 100 gr/ngày. 100 gr khẩu lương/ngày thì không thể nào duy trì nổi cuộc sống, thế là Bắc Triều Tiên đề xuất: nhà nước giải quyết 1/3 khẩu lương, đơn vị giải quyết 1/3, cá nhân giải quyết 1/3. Những người làm việc ở đơn vị khá có thể nhận được từ đơn vị một số thực phẩm, người có tiền có thể mua thêm tại chợ đen, chỉ có những người không quyền thế, không tiền là phải đi đào hái rau củ dại, bóc vỏ cây. VTTH Bắc Triều Tiên đã rêu rao kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, ăn ít cơm có lợi cho tuổi thọ, rau củ dại là thức ăn nhiều dinh dưỡng, ăn nhiều có lợi cho sức khoẻ!
Tại Bình Nhưỡng và một vài thành phố lớn tình hình còn tạm được, các thành phố nhỏ, nơi xa xôi hẻo lánh tình hình rất xấu, người chết đói xuất hiện không ngừng. Tuy nhiên đời sống cán bộ cấp cao lại không có vấn đề, họ vẫn có cuộc sống hào nhoáng, xa xỉ.
Ở. Bắc Triều Tiên không cho phép cá nhân có nhà riêng, nơi ở do chính quyền, đơn vị cung cấp, chia làm 5 cấp. Cấp 1 là nơi ở của dân chúng, cấp 2 là của cán bộ bình thường, cấp 3 là của cán bộ cấp phòng và tương đương, cấp 4 là của cán bộ cấp Vụ, Cục, Giáo sư đại học, cấp đặc biệt là từ cán bộ cấp Thứ trưởng trở lên. Vấn đề lớn nhất của nơi ở là cung cấp điện, do không đủ năng lượng, mỗi năm Bình Nhưỡng phải cắt điện khoảng 200 lần, điện áp lại yếu nên đồ điện dùng trong nhà hầu như không sử dụng được. Để tiết kiệm điện, có nơi còn cấm dùng bàn là điện, lò điện. Ở Bình Nhưỡng, sợ tổn hại hình tượng quốc gia người ta đã cấm phơi quần áo ngoài cầu thang, lan can…nhà, mà buộc phải phơi quần áo trong phòng cho đến khô.
Đi. Diện tích thành phố Bình Nhưỡng không lớn nên xe đạp là phưong tiện đi lại thuận tiện, nhưng do Kim Nhật Thành sợ dòng người ngồi xe đạp như ở Bắc Kinh tổn hại hình tưọng của mình nên đã cấm dùng xe đạp trong nội thành Bình Nhưỡng và giải thích rằng xe đạp là công cụ giao thông của các quốc gia lạc hậu. Bắc Triều Tiên chỉ dùng ô tô công cộng. Thế nhưng ra khỏi Bình Nhưỡng sẽ thấy rất nhiều xe đạp. Tuy vậy giá xe đạp khá đắt, được coi là của báu trong nhà, có câu nói: mượn vợ thì được chứ không mượn xe đạp được. Để đề phòng mất trộm xe đạp, dù ở nhà cao tầng, chủ nhân vẫn vác xe lên tận cao.
Bắc Triều Tiên chỉ có một đường cao tốc, nhưng số lượng xe qua lại rất ít, trung bình khoảng 20 phút mới gặp một xe. Công cụ đi du lịch đường dài ở Bắc Triều Tiên chỉ có xe lửa. Theo diện tích Bắc Triều Tiên, đến bất kỳ nơi nào chỉ cần ngồi xe lửa một ngày là tới, nhưng ở đây tình hình xe lửa đến chậm giờ khiến người ta kinh ngạc, chậm một, hai ngày được coi là đúng giờ, chậm ba, năm ngày được coi là bình thường, chậm mười ngày cũng chẳng coi là việc kỳ lạ, cho nên muốn đi du lịch bằng xe lửa cần mang theo nửa tháng khẩu lương
Vui chơi giải trí. Do sợ dân chúng nghe được đài phát thanh nước ngoài, nên các máy thu thanh do Triều Tiên bán chỉ có thể thu được các đài trong nước. Nếu có máy thu thanh của nước ngoài thì phải mang tới công an cải tạo, để không nghe được đài nước ngoài. Đài phát thanh Triều Tiên một ngày chỉ phát vài giờ, về cơ bản chỉ có nội dung ca ngợi cha con họ Kim, ngoài ra chỉ có tin trong nước, về cơ bản không có tin thế giới. Tỷ lệ phổ cập VTTH tại Triều Tiên rất thấp.
Vui chơi giải trí phổ biến nhất tại Bắc Triều Tiên là xem điện ảnh, trung bình mỗi người dân mỗi năm xem 10 bộ phim. Ngoài ra xiếc người và xiếc thú cũng là thú vui giải trí khá phổ biến. Đáng chú ý là vào dịp ngày sinh của cha con họ Kim đều có những hoạt động chúc mừng rất lớn, và đó cũng có thể coi là một hoạt động vui chơi giải trí của người dân Bắc Triều Tiên.
Nếu mà như thế thật thì cũng mệt nhỉ
bác thử xem sao^^Đang có 50USD sang bắc triều tiên đầu tư làm kinh tế được ko nhỉ ?
Đúng là trò mị dân của mấy anh XXX!chuẩn đó bác, cái này em đọc lâu rồi, nó nói lên tất cả:
Các nhà khoa học CHDCND Triều Tiên cho biết vừa sản xuất một loại mì giúp người ăn lâu thấy đói.
Theo nhật báo Choson Shinbo (Nhật), loại mì này được làm từ ngũ cốc và đậu nành. Nó chứa nhiều protein hơn các loại mì thông thường gấp hai lần, đồng thời nhiều chất béo hơn gấp năm lần, giúp người ăn cảm thấy no lâu hơn và được cho là một sản phẩm mang tính đột phá về công nghệ.
Cũng theo tờ báo này, mì “no lâu” sẽ sớm được bán rộng rãi trên thị trường CHDCND Triều Tiên.
CHDCND Triều Tiên đối mặt với tình trạng thiếu hụt lương thực gần 10 năm qua và hiện đang nhờ vào viện trợ lương thực của nước ngoài. Tháng trước, Chương trình lương thực thế giới cảnh báo 6 triệu người tại CHDCND Triều Tiên đang cần viện trợ lương thực khẩn cấp sau đợt lũ lụt nghiêm trọng vào năm ngoái.
Sao mà xa quá vậy cụ, là 30 năm trước thôiCảm ơn cụ nha giờ ới được chưng kiến cảnh Việt nam 70 năm vê trước )