Em đi bảo tàng Không Quân !!!

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Với Mi 24 bản PN này mới chỉ có anh Nga ngố có ợ số còn lại của thế giwosi còn khướt
hiện VN chỉ có Mi 24 A và D thôi


Mi24


















Mil Mi-24 là một máy bay trực thăng chiến đấu hạng nặng nhưng có khả năng chở quân thấp bắt đầu hoạt động trong Không quân Xô viết từ năm 1976, sau này là tại các nước cộng hòa và hơn ba mươi quốc gia khác trên thế giới.


Tên hiệu NATO của nó là Hind và các biến thế được định danh với một chữ cái thêm nữa. Các phiên bản xuất khẩu, Mi-25 và Mi-35, được biểu thị là Hind D và Hind E. Các phi công Xô viết gọi loại máy bay này là ‘letayushiy tank’ or tăng bay. Một tên hiệu thường gặp khác là ‘Krokodil’ (Cá sấu) — vì hình dạng ngụy trang và thân của nó
Thiết kế chủ chốt của máy bay này được lấy từ loại Mil Mi-8 (Tên hiệu NATO “Hip”), hai động cơ tuốc bin trục (turboshaft) đặt trên đỉnh cung cấp năng lượng cho cánh quạt chính 5 tấm chính giữa thân 17.3 m và một cánh quạt đuôi ba cánh. Các vị trí đặt động cơ khiến máy bay này có kiểu bố trí hai cửa hút gió rất khác biệt. Các phiên bản D và phía trên có đặc điểm buồng lái hai người với một vòm kính buồng lái kiểu “phồng bọt đôi”. Các đặc điểm khung sườn khác được lấy từ loại Mi-14 “Haze”. Các mấu cứng treo vũ khí được bố trí trên hai cánh ngắn giữa thân (cũng giúp tăng lực nâng), mỗi cánh có ba mấu. Vũ khí trang bị tùy thuộc nhiệm vụ; chúng có thể đảm nhiệm hỗ trợ trên không, chống xe tăng, hay chiến đấu trên không. Thân máy bay được bọc thép tốt và các phiến cánh quạt titan có thể chống lực va chạm từ những viên đạn .50 (12.7 mm). Buồng lái được tăng áp để bảo vệ đội bay trong trường hợp sử dụng Vũ khí Hạt nhân, Sinh học, Hóa học. Máy bay sử dụng bộ bánh đáp ba có thể thu vào. Với mục tiêu thiết kế vừa là máy bay chiến đấu vừa là máy bay chở quân, Hind không có đối thủ trực tiếp từ NATO.
Lịch sử chiến đấu
* Chiến tranh Ogaden (1977-1978)
Mi-24 lần đầu tiên được sử dụng trong chiến đấu bởi các lực lượng Ethiopia trong Chiến tranh Ogaden chống lại quân đội Somali. Những chiếc máy bay trực thăng này đã đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch không vận ồ ạt thiết bị chiến tranh từ Liên Xô, sau khi Liên bang Xô viết thay đổi lập trường cho tới cuối cuộc chiến năm 1977. Những chiếc máy bay này được sử dụng trong cả những cuộc tấn công trên không và mặt đất buộc các lực lượng Somali rút khỏi lãnh thổ Ethiopia vào đầu năm 1978.


* Chiến tranh Việt Nam-Campuchia (1978)
Loại Mi-24A đã được Không quân Nhân dân Việt Nam sử dụng nhiều trong cuộc chiến tranh này. Mi-24 đã tiêu diệt nhiều căn cứ và tiền đồn Khmer Đỏ cho tới tận năm 1986 khi các lực lượng Khmer bị đẩy lùi tới biên giới Thái Lan.​









Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan (1979-1989)
Loại máy bay này có tần suất sử dụng cao trong cuộc xâm lược Afghanistan của Liên bang Xô viết, chủ yếu để ném bom các chiến binh Mujahideen. Với những tên lửa tầm nhiệt Stinger của Hoa Kỳ viện trợ cho Mujahideen, trực thăng Mi-8 và Mi-24 đã trở thành các mục tiêu ưa thích của lực lượng phiến loạn.
Các máy bay trực thăng chiến đấu Hind cũng năm trong số 333 máy bay trực thăng bị bắn rơi trong các chiến dịch quân sự tại Afghanistan. Buồng lái Mi-24 được bọc thép tốt và thậm chí có thể chống lại đạn .50 (12.7 mm), nhưng cánh đuôi của Hind rất dễ bị hư hại vì không được chú ý thiết kế bảo vệ.
Khả năng tìm nhiệt của các loại vũ khí phòng không được sử dụng trong lực lượng Mujahideen cộng với việc Hind’ xả quá nhiều khí nóng ngay dưới cánh quạt chính khiến loại máy bay này rất dễ bị rơi nếu trúng đạn. Sau này điểm yếu đó đã được sửa chữa và một hệ thống cảnh báo tên lửa đã được lắp đặt trên toàn bộ các máy bay trực thăng Mi-4, Mi-8, và Mi-24 Xô viết giúp phi công có cơ hội thoát khỏi tên lửa hay lao xuống đất.
Trong cuộc chiến tranh này, Hind đã chứng minh tính hiệu quả và tin cậy được cả các phi công Xô viết và lực lượng Mujahideen công nhận, quân Mujahideen thường phải vội vã ẩn nấp khi thấy các pháo sáng chỉ điểm Xô viết xuất hiện. Tên hiệu của Mujahideen cho chiếc Mi-24 là “Cỗ xe của Ma quỷ” vì danh tiếng hiển nhiên của nó. Một trong những lãnh đạo phiến loạn Afghanistan đã có câu nói nổi tiếng “Chúng tôi không sợ người Xô viết. Chúng tôi sợ những chiếc trực thăng của họ.”
* Chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988)
Hind cũng được sử dụng thường xuyên trong Quân đội Iraq trong cả cuộc chiến tranh với nước Iran láng giềng[4]. Trang bị vũ khí hạng nặng của nó là yếu tố chủ chốt gây ra những thiệt hại to lớn cho các lực lượng mặt đất Iran. Trong cuộc chiến này đã xảy ra những cuộc không chiến trực thăng được xác nhận duy nhất trong lịch sử khi người Iraq sử dụng Hind’ chống lại những chiếc AH-1J SeaCobra (do Hoa Kỳ viện trợ trước cuộc Cách mạng Iran) của Iran. Một chiếc Hind thậm chí đã bắn rơi chiếc máy bay chiến đấu phản lực McDonnell Douglas F-4D Phantom ngày 26 tháng 10 năm 1982
* Nội chiến Nicaragua (1980-1988)
Hind cũng được quân đội Sandinista sử dụng trong cuộc nội chiến ở thập kỷ 1980
* Nội chiến Sri Lanka (1987-hiện tại)
Lực lượng gìn giữ hòa bình Ấn Độ (1987-1990) tại Sri Lanka đã sử dụng Hinds khi một biệt đội Không quân Ấn Độ được triển khai tại đó để hỗ trợ các lực lượng vũ trang Ấn Độ và Sri Lanka chống lại các nhóm chiến binh Tamil như Những con hổ giải phóng Tamil (LTTE). Mọi người tin rằng Ấn Độ đã giảm được đáng kể những tổn thất của mình nhờ sự hỗ trợ trên không từ những chiếc trực thăng chiến đấu Hind. Ấn Độ không mất chiếc Hind nào trong cuộc chiến, bởi quân LTTE không có vũ khí tiêu diệt được chúng ở thời điểm đó
Từ ngày 14 tháng 11 năm 1995 tới nay, Không quân Sri Lanka đã sử dụng nhiều chiếc Mi-24 trong cuộc chiến với LTTE. Hiện tại Không quân Sri Lanka sử dụng nhiều phiên bản Mi-24/-35P và Mi-24V/-35. Một số chiếc gần đây đã được nâng cấp với các hệ thống điện tử Israel. Vì LTTE đã được trang bị MANPAD, ít nhất ba chiếc trực thăng đã bị bắn hạ
* Chiến tranh Vùng Vịnh (1991)
Hind đã được người Iraq triển khai nhiều trong cuộc xâm lược củahọ vào Kuwait, dù đa số chúng đã được Saddam Hussein cho rút về khi ông nhận thấy sự cần thiết của chúng trong việc bảo vệ chính quyền của mình sau cuộc chiến. Sau này một số chiếc đã được gửi qua biên giới sang Iran, cùng với nhiều máy bay quân sự khác của Iraq với hy vọng chúng sẽ không bị phá hủy sau những cuộc không kích của Liên quân. Tuy nhiên, tương tự như số phận của nhiều loại máy bay Iraq khác, người Iran đã giữ chúng và sử dụng cho mục đích riêng của họ.
* Chiến tranh giành độc lập Croatia (thập niên 1990)
Lần đầu tiên xuất hiện tại Croatia năm 1993, 12 chiếc Mi-24 đã được quân đội Croatia sử dụng hiệu quả trong Chiến dịch Bão táp năm 1995 chống lại phe Serbia trong quân đội Nam Tư (JNA) cũ và các lực lượng bán du kích của quân đội Krajina.
* Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất và và lần thứ hai tại Chechnya (thập niên 1990-thập niên 2000)
Trong cả hai cuộc chiến tại nước cộng hoà Chechnya thuộc Nga, bắt đầu năm 1994 và 1999, nhiều chiếc Mi-24 đã được các lực lượng vũ trang Nga sử dụng. Tuy nhiên, tương tự như tại Afghanistan, Mi-24 khó chống lại các chiến thuật của quân phiến loạn. Hàng chục chiếc được cho là đã bị bắn rơi hay lao xuống đất trong các chiến dịch quân sự. Một lý do khác gây ra thiệt hại to lớn đó là công tác bảo dưỡng yếu kém với những chiếc trực thăng đã cao tuổi này.
* Chiến tranh Kosovo
Các lực lượng đặc biệt của cảnh sát Serbia (JSO) đã sử dụng 2 chiếc Mi-24 chống lại các lực lượng Quân đội giải phóng Kosovo (KLA).
* Nội chiến Sudan (1995-hiện nay)
Không quân Sudan đã mua sáu chiếc Mi-24 năm 1995 và sử dụng tại Miền nam Sudan và Núi Nuba tham chiến với SPLA. Ít nhất hai chiếc đã bị hư hỏng trong sử dụng chứ không phải trong chiến đấu, nhưng có lẽ đã được thay thế. Mười hai chiếc khác được mua năm 2001 và được sử dụng thường xuyên tại khu vực các giếng dầu ở Miền nam Sudan. Mi-24 cũng được triển khai tại Darfur trong giai đoạn 2004-2005.
* Nội chiến Sierra Leone (1991-2002)
Một và sau này là ba chiếc Mi-24V do lính đánh thuê Nam Phi sử dụng chống lại quân phiến loạn Mặt trận Cách mạng Thống nhất (RUF)[11]. Năm 1995, lính đánh thuê đã giúp đỡ đẩy lùi RUF khỏi thủ đô, Freetown
* Xung đột Macedonia năm 2001 (tháng 2 năm 2001-tháng 8 năm 2001)
Các lực lượng vũ trang Macedonia đã sử dụng những chiếc Mi-24V, được Ukraine cung cấp chống lại các chiến binh Albania
* Nội chiến Ivoria (2002-2004)
5 chiếc Mil Mi-24 Hind do lính đánh thuê điều khiển hỗ trợ cho các lực lượng chính phủ. Sau này chúng đã bị Quân đội Pháp tiêu diệt trong vụ trả đũa cuộc tấn công vào một căn cứ Pháp gây thiệt mạng 9 binh sĩ.
* Chiến tranh Congo lần thứ hai (2003-hiện tại)
Lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hiệp quốc đã triển khai các máy bay trực thăng Mi-25/-35 thuộc Không quân Ấn Độ để hỗ trợ cho sứ mệnh. Không quân Ấn Độ đã hoạt động trong khu vực từ năm 2003
* Chiến tranh Iraq (tháng 3 năm 2003-hiện tại)
Đội quân Ba Lan tại Iraq đã sử dụng 6 chiếc Mi-24D từ tháng 12 năm 2004. Một chiếc trong số chúng đã đâm xuống đất ngày 18 tháng 7 năm 2006 trong một căn cứ không quân tại Al Diwaniyah. Có lẽ sau chiến dịch này Ba Lan sẽ chuyển giao số trực thăng trên cho Quân đội Iraq
Biến thể
Từ khi bắt đầu được thiết kế năm 1968 tới chuyến bay thử đầu tiên của Hind chỉ kéo dài chưa tới mười tám tháng. Những mẫu đầu tiên được chuyển giao cho các lực lượng vũ trang đánh giá năm 1970. Mi-24A (Hind-B) thực sự gặp phải một số vấn đề – chạy nghiêng, các vấn đề về hệ thống kính ngắm và tầm quan sát hạn chế của phi công. Quá trình sửa đổi thiết kế đã cải tiến đáng kể những vấn đề trên.​




* V-24 (Hind) – Phiên bản trực thăng đầu tiên, gồm mười hai nguyên mẫu và một chiếc phát triển. Một mẫu đã được sửa đổi năm 1975 thành A-10 để thực nghiệm tốc độ cao (đạt tới 368km/h).
* Mi-24 (Hind-A) – Một phiên bản ban đầu khác là một chiếc trực thăng vũ trang, có thể chở tám lính và ba thành viên đội bay. Nó cũng mang bốn thùng chứa rocket tại bốn mấu cứng dưới cánh, bốn tên lửa chống tăng 9M17 Falanga (AT-2 Swatter) dưới hai thanh treo cánh, bom rơi tự do cộng thêm hai súng máy 12.7-mm lắp trên mũi. Mi-24 (Hind-A) là phiên bản sản xuất đầu tiên.
* Mi-24A (Hind-B) – Hind-A là phiên bản sản xuất thứ hai. Cả Mi-24 và Mi-24A đều bước vào phục vụ trong Không quân Xô viết năm 1973 hay 1974. Nó không được trang bị súng máy 12.7mm bốn nòng tại mũi.
* Mi-24U (Hind-C) – Phiên bản huấn luyện không trang bị vũ khí.
* Mi-24D (Hind-D) – Phiên bản thường thấy nhất, một loại máy bay chiến đấu đúng nghĩa hơn so với những phiên bản trước, loại đầu tiên được trang bị các hệ thống điện tử cho tên lửa điều khiển chống tăng 9M17 Falanga (AT-2 Swatter). Mi-24D có phần thân trước được thiết kế lại, với hai buồng lái riêng biệt cho phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí. Nó được trang bị một súng máy 12.7-mm bốn nòng phía mũi. Mi-24D có thể mang bốn thùng rocket, bốn tên lửa 9M17 Falanga (AT-2 Swatter) chống tăng cộng thêm bom và các loại vũ khí khác.
* Mi-24DU – Một số lượng nhỏ Mi-24D đã được chế tạo làm máy bay huấn luyện với hệ thống điều khiển kép.
* Mi-24V (Hind-E) – Phát triển sau này dẫn tới loại Mi-24V, lần đầu tiên xuất hiện đầu thập niên 1980. Nó được trang bị những tên lửa điều khiển chống tăng thế hệ mới hơn, như (9M114 Kokon, AT-6 Spiral) với những ống phóng. Mười hai tên lửa được treo trên sáu mấu cứng tại cánh.
* Mi-24P (Hind-F) – Phiên bản chiến đấu thay thế súng máy 12.7mm bằng pháo 30-mm.​



* Mi-24RKR (Hind-G1) – Phiên bản trinh sát, được thiết kế để phát hiện bức xạ, sinh học và hóa học. Loại Mi-24RKR xuất hiện lần đầu tại Thảm họa Chernobyl năm 1986. Cũng được gọi là Mi-24R, Mi-24RR và Mi-24RKh (Rch).
* Mi-24K (Hind-G2) : Trinh sát quân đội, trực thăng quan sát pháo binh.
* Mi-24VM – Mi-24V cải tiến với hệ thống điện tử hiện đại hơn cho hoạt động ban đêm, bộ phận đáp mới, cánh ngắn và nhẹ hơn, và những hệ thống vũ khí mới tương thích với các loại tên lửa Ataka, Shturm và Igla-V và một súng chính 23 mm. Bên trong cũng được cải tạo nhằm tăng tuổi thọ và tạo điều kiện bảo dưỡng dễ dàng hơn. Mi-24VM được cho là sẽ bước vào hoạt động năm 2015
* Mi-24PM – Mi-24P cải tiến sử dụng các công nghệ như Mi-24VM.
* Mi-24PN – Quân đội Nga đã chọn phiên bản Mi-24 cải tiến này làm máy bay trực thăng tấn công của họ. Phiên bản PN có một TV và một cameraFLIR nằm trong một vòm tròn phía trước. Những thay đổi khác gồm cánh quạt chính và đuôi từ Mi-28 và bánh đáp cố định. Quân đội Nga đã nhận 14 chiếc Mi-24PN năm 2004 và có kế hoạch nâng cấp toàn bộ Mi-24 của họ.
* Mi-24PS : Phiên bản cảnh sát dân sự hay bán quân sự.
* Mi-24E : Phiên bản nghiên cứu môi trường.
* Mi-25 – Phiên bản xuất khẩu của Mi-24D.
* Mi-35 – Phiên bản xuất khẩu của Mi-24V.
* Mi-24W : Tên định danh Ba Lan cho loại Mi-24V.
* Mi-35P – Phiên bản xuất khẩu của Mi-24P.
* Mi-35U – Phiên bản huấn luyện không trang bị vũ khí của Mi-35.
* Mi-24 SuperHind Mk II – Với những hệ thống điện tử phương Tây do công ty Advanced Technologies and Engineering (ATE) của Nam Phi chế tạo.[18]
* Mi-24 SuperHind Mk III/IV – Phiên bản cải tiến của Mi-24 với các vũ khí, hệ thống điện tử và phản công điện tử
Từ năm 1978 khoảng 2,000 chiếc Hind đã được sản xuất, 600 chiếc cho xuất khẩu.
Đặc điểm kỹ thuật (Mi-24)
• Đội bay: 3 (phi công, sỹ quan điều khiển hệ thống vũ khí và kỹ thuật viên)
• Chiều dài chính: 17.5 m
• Sải cánh chính: 17.3 m
• Diện tích chính: 235 m²
• Chiều cao chính: 6.5 m
• Trọng lượng rỗng chính: 8,500 kg
• Trọng lượng cất cánh tối đa chính: 12,000 kg
• Sức chứa: 8 lính hay 4 người bị thương
• Động cơ (cánh quạt): isotov tv3-117
• Kiểu cánh quạt: tuốc bin
• Số lượng cánh quạt: 2
• Công suất quy đổi: 2,200 sức ngựa
• Tốc độ tối đa chính: 335 km/h
• Tầm hoạt động chính: 450 km
• Trần bay chính: 4,500 m
Trang bị vũ khí:
• Súng máy 12.7 mm yakb-12.7 Yakushev-Borzov nhiều nòng
• 1,500 kg bom
• 4× Tên lửa điều khiển chống tăng (AT-2 Swatter hay AT-6 Spiral)
• 4× 57 mm S-5 rocket hay 4× 80 mm S-8 rocket
• 2× 23 mm pháo hai nòng
• 4× bình nhiên liệu ngoài









Trực thăng Mi-24 vận tải vũ trang vừa có ghế ngồi song song, vừa có ghế ngồi trước sau cho tổ lái đúng mà cũng không đúng tuỳ đời được đánh giá. Thông thường, kíp lái của Mi-24 đời đầu có 3 người gồm phi công, hoa tiêu và xạ thủ. Các đời sau của Mi-24 gồm phi công, xạ thủ và thợ máy kiêm phụ trách khoang hàng. Đặc biệt dòng Mi-24R vận tải vũ trang/trinh sát xạ sinh hoá có kíp bay 4 người gồm phi công, xạ thủ, thợ máy và chuyên viên phân tích xạ-sinh hoá.

Vị trí kíp bay các đời của Mi-24 được bố trí như sau:

- Mi-24A/B/BMT/U: ghế trước xạ thủ hoặc phi công hướng dẫn (Mi-24U), hai ghế sau song song bên phải phi công, bên trái hoa tiêu (vị trí này kiêm phụ trách khoang hàng). Năm 1980, Việt Nam được LXô viện trợ một số máy bay Mi-24A/B/U. Đây chính là số máy bay đang được trưng bày trong các viện bảo tàng:

Mi-24B trang bị khẩu IACB 12,7ly và hệ thống ngắm bắn USBU-24








Mi-24B





- Mi-24V/VK/VM/VP/D/P/PK/PN/PS, Mi-25, Mi-35/35M/35P: ghế trước xạ thủ, ghế sau phi công, thợ máy ngồi khoang chở quân. Cuối năm 1982, Việt Nam được LXô viện trợ loại Mi-25 (Mi-24D xuất khẩu/viện trợ). Loại này hiện vẫn đang trực chiến trong KQNDVN.



Mi-25/Mi-24D

 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Không quân Việt Nam :







Su-30MK2V("Flanker-C")



Đặc điểm kỹ thuật
Phi đoàn: 2
Chiều dài: 21.935 m (72.97 ft)
Sải cánh: 14.7 m (48.2 ft)
Chiều cao: 6.36 m (20.85 ft)
Diện tích cánh: 62.0 m² (667 ft²)
Trọng lượng rỗng: 17.700 kg (39.021 lb)
Trọng lượng cất cánh: 24.900 kg (54.900 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 34.500 kg (76.060 lb)

Hiệu suất bay
Vận tốc cực đại: Mach 2.0 (2.120 km/h, 1.320 mph)
Tầm bay: 3.000 km (1.620 dặm)
Trần bay: 17.300 m (56.800 ft)
Vận tốc lên cao: 230 m/s (45.275 ft/min)

Vũ khí
Su-30MK có 12 giá treo vũ khí: 2 giá treo ở đầu cánh 3 giá treo dưới mỗi cánh, dưới mỗi động cơ có 1, và 2 giá treo tại điểm tiếp giáp giữa động cơ và cánh. Mọi phiên bản có thể mang 8 tấn vũ khí, 1x pháo 30 mm GSh-30-1 với 150 viên đạn .

Hệ thống điện tử
Radar N011M BARSRadar: nó có thể lựa chọn 1 trong số các loại radar xung Doppler sau: N001VE, Phazotron N010 Zhuk-27, N011M BARS (radar quét mảng pha điện tử bị động). Có khả năng phát hiện và theo dõi mục tiêu lên đến 15 mục tiêu trên không, trong khi có thể đồng thời tấn công 4 mục tiêu trong số đó. Radar N011M BARS có thể dò tìm các mục tiêu lớn trên biển trong khoảng cách lên đến 400 km (248.5 mi), và các mục tiêu nhỏ trong khoảng cách 120 km (74.5 mi).
Hệ thống điện tử khác bao gồm một hệ thống ngắm bắn và dẫn đường tích hợp, với một hệ thống dẫn đường con quay laser; hệ thống hiển thị trên mũ phi công, màn hình hiển thị trước buồng lái HUD, màn hình LCD hiển thị đa chức năng với khả năng hiển thị trộn lẫn hình ảnh; và một hệ thống GPS (tương thích GLONASS/NAVSTAR).
Hệ thống tia hồng ngoại và laser để dò tìm và điều khiển vũ khí tấn công các mục tiêu kích thước nhỏ. Máy bay được cung cấp phương tiện chống gây nhiễu điện tử ECCM và đối phó với các thiết bị điện tử quang học.
Máy bay có chế độ lái tự động trong mọi giai đoạn bay, gồm bay thấp trong mọi địa hình, bay riêng và theo nhóm chống lại mục tiêu trên không - mặt đất - trên biển. Hệ thống điều khiển tự động được kết nối với hệ thống dẫn đường để đảm bảo máy bay bay đúng đường, tự động tiếp cận địch, tìm được đường về căn cứ và hạ cánh tự động.


Su-27 ('Flanker' - kẻ tấn công sườn)



Đặc điểm kỹ thuật
Phi đoàn: 1/2
Chiều dài: 21.9 m (72 ft)
Sải cánh: 14.7 m (48 ft 3 in)
Chiều cao: 5.93 m (19 ft 6 in)
Diện tích cánh: 62 m² (667 ft²)
Trọng lượng rỗng: 16.380 kg (36.100 lb)
Trọng lượng cất cánh: 23.000 kg (50.690 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 33.000 kg (62.400 lb)

Hiệu suất bay
Vận tốc cực đại: Mach 2.35 (2.500 km/h, 1.550 mph)
Tầm bay chiến đấu:
Trên biển: 1.340km (800 dặm)
Trên đất liền: 3.530 km (2070 dặm)
Trần bay: 18.500 m (60.700 ft)
Vận tốc lên cao: 325 m/s (64.000 ft/min)






Vũ khí
1x pháo 30 mm GSh-30-1 với 150 viên đạn
8.000 kg (17.600 lb) vũ khí trên 10 giá treo ngoài




Su-22 ('Fitter')






Đặc điểm kỹ thuật
Phi đoàn: 1/2
Chiều dài: 19.03 m (62 ft 5 in)
Sải cánh: cánh cụp 10.02 m (32 ft 10 in) và cánh xòe 13.68 m (44 ft 11 in)
Chiều cao: 5.12 m (16 ft 10 in)
Diện tích cánh: từ 34.5 m² (370 ft²) đến 38.5 m² (415 ft²)
Trọng lượng rỗng: 12160 kg (26,810 lb)
Trọng lượng cất cánh: 16400 kg (36,155 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 19430 kg (42,835 lb)

Hiệu suất bay
Vận tốc cực đại: 1400 km/h (755 knots, 870 mph) trên biển và 1860 km/h (1,005 knots, 1,155 mph, Mach 1.7) trên đất liền
Tầm bay: 1.150 km (715 mi) (tấn công) - 2.300 km (1.430 mi) (tuần tiễu)
Trần bay: 14200 m (46,590 ft)
Vận tốc lên cao: 230 m/s (45.276 ft/min)







Vũ khí
2x pháo 30 mm NR-30, 80 viên mỗi súng
2 giá treo dưới cánh mang tên lửa không đối không R-60 (AA-8 'Aphid')
10 giá treo cứng mang được 4.250 kg (9.370 lb) vũ khí (3 vị trí dưới cánh cố định, 4 hoặc 2 trên thân), gồm bom, chùm rocket, bom napalm, vũ khí hạt nhân. Còn có thể mang tên lửa dẫn đường điện tử/quang học Kh-23 (AS-7 'Kerry'), Kh-25 (AS-10 'Karen'), Kh-29 (AS-14 'Kedge'), và Kh-58 (AS-11 'Kilter'); bom điều khiển laser.





MiG-21 ('Fishbed')


là một máy bay tiêm kích phản lực, được thiết kế và chế tạo bởi cục thiết kế Mikoyan-Gurevich tại Liên bang Xô viết. Hơn 50 quốc gia trên 4 lục địa đã sử dụng loại máy bay này, và hiện nay MiG-21 vẫn đang hoạt động trong không quân một số quốc gia sau 50 năm khi nó bay lần đầu tiên. MiG-21 đã đạt được một số kỷ lục hàng không như 1: máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không, 2: máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất từ sau Chiến tranh Thế giới II, và 3: máy bay chiến đấu có thời gian sử dụng lâu nhất. MiG-21 có khả năng đạt đến vận tốc Mach 2, vận tốc này vượt qua tốc độ tối đa của nhiều kiểu máy bay chiến đấu hiện đại sau này.






Đặc điểm kỹ thuật
Đội bay: 1
Chiều dài: 15.76 m (51 ft 8 in)
Sải cánh: 7.15 m (23 ft 5 in)
Chiều cao: 4.12 m (13 ft 6 in)
Diện tích: 23 m² (247.5 ft²)
Trọng lượng rỗng: 5.350 kg (11.800 lb)
Trọng lượng cất cánh:8.726 kg (19.200 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 9.660 kg (21.300 lb)

Hiệu suất bay
Tốc độ tối đa: 2500 km/h (March 2.35)
Tầm hoạt động: 450-500 km (280-310 mi)
Trần bay: 19.000 m (62.300 ft)
Tốc độ lên cao: 225 m/s (23.600 ft/min)





Vũ khí
Một pháo GSh-23 23 mm trục tâm hai nòng (các biến thể PFM,MF,SMT & BIS) hay một súng NR-30 một nòng (F-13)
Lên tới 2.000 kg (4.400 lb) các loại vũ khí không đối không và không đối đất treo tại hai hay bốn mấu cứng bên dưới cánh tùy theo từng biến thể. Những chiếc đầu tiên mang hai tên lửa Vympel K-13 AA dưới cánh. Những mẫu sau này mang hai K-13 và hai thùng nhiên liệu dưới cánh hay bốn tên lửa hồng ngoại dẫn đường bằng radar K-13. Tên lửa Molniya R-60 cũng được trang bị cho nhiều mẫu khác. Đa số các máy bay mang một thùng dầu phụ 450 L (119 US gal) ở giữa thân. Các mẫu phát triển MiG-21 cho phép mang tên lửa R-77.
Pháo GSh-23 được lắp ở dưới bụng máy bay phía trên giá treo thùng phụ bụng,một băng đạn pháo có 240 viên đạn,chỉ khi bay càng được thu lên khi đó mớ bắn được (loại đạn 23mm). Hiện nay khi bay, máy bay chỉ mang thùng phụ bụng với dung tích 800lits (chứ không mang thùng phụ bụng 450 lít). Ngoài mang loại tên lửa R-60 còn có P-13M...



L-39 máy bay huấn luyện đa tính năng






Đặc điểm kỹ thuật
Đội bay: sinh viên và giáo viên hướng dẫn
Chiều dài: 12,13 m (39 ft 10 in)
Sải cánh: 9,46 m (31 ft 0 in)
Chiều cao: 4,77 m (15 ft 5 in)
Diện tích cánh: 18,8 m² (202 ft²)
Trọng lượng rỗng: 3.459 kg (7.625 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 4.700 kg (10.362 lb)
Động cơ: 1 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt Progress/Ivchenko AI-25TL, 16,9 kN (3.800 lbf)

Tính năng
Tốc độ không được vượt quá: Mach 0,80
Tốc độ tối đa: 750 km/h (400 knots, 470 mph)
Tầm hoạt động 1.000km (540 nm, 620 mi)
Trần bay: 11.500 m (37.730 ft)
Tỷ lệ lên: 22 m/s (4.330 ft/min)
Chất tải cánh: 250,0 kg/m² (51.23 lb/ft²)
Chạy đà cất cánh: 530 m (1.700 ft)
Chạy đà hạ cánh: 600 m (2.000 ft)

Trang bị vũ khí
Lên tới 1.290 kg (2.840 lb) trên bốn mấu cứng bên ngoài, gồm:
Tên lửa không đối không (K-13)
Súng máy 7,62 mm
Bom rơi tự do và bom bầy
Rocket
Thùng dầu phụ



Mi-24 trực thăng chiến đấu hạng nặng





Đặc điểm kỹ thuật
Đội bay: 3 (phi công, sỹ quan điều khiển hệ thống vũ khí và kỹ thuật viên)
Chiều dài: 17.5 m (57 ft 4 in)
Sải cánh: 17.3 m (56 ft 7 in)
Sải cánh: ' 6.5 m (21 ft 3 in)
Diện tích: 235 m² (2.529,52 ft²)
Chiều cao: 6.5 m (21 ft 3 in)
Trọng lượng rỗng: 8.500 kg (18.740 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 12.000 kg (26 455 lb)
Sức chứa: 8 lính hay 4 người bị thương
Tốc độ tối đa: 335 km/h (208 mph)
Tầm hoạt động: 450 km (280 dặm)
Trần bay: 4.500 m (14.750 ft)

Trang bị vũ khí
Súng máy 12.7 mm YaKB-12.7 Yakushev-Borzov nhiều nòng
1.500 kg bom
4× Tên lửa điều khiển chống tăng (AT-2 Swatter hay AT-6 Spiral)
4× 57 mm S-5 rocket hay 4× 80 mm S-8 rocket
2× 23 mm pháo hai nòng
4× bình nhiên liệu ngoài




Mi-8 ("Hip") là một máy bay trực thăng lớn hai động cơ





Đặc điểm kỹ thuật
Đội bay: Ba người – hai phi công và một kỹ sư
Sức chứa: 24 hành khách hay 3.000 kg (6.600 lb) bên trong và các điểm treo bên ngoài.
Chiều dài: 18.2 m (59 ft 8 in)
Sải cánh: 21.3 m (69 ft 11 in)
Chiều cao: 3.00 m (9 ft 10 in)
Diện tích: 356 m² (3.830 ft²)
Trọng lượng rỗng: 6.990 kg (15.410 lb)
Trọng lượng chất tải: 11.100 kg (24.500 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 12.000 kg (26.500 lb)

Trang bị vũ khí
57 mm rocket, bom, hay AT-2 Swatter ATGM.









UH-1 Iroquois

 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né

hôm lễ dưyệt binh quốc khánh của Khựa kênh truyền hình cáp TW của mình ko truyền ( chả hiểu vì lý do nhậy cảm giề vì nghe nói cáp HN vẫn được xem như thường :mad: ) nên em ko được xem tiếc hùi hụi :102:, nay xem đọc lại những bài bài báo Vũ khí mới : http://otofun.net/showthread.php?t=102232&page=52

và đây mới thấy phê dư lào :D



Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự

Từ đầu tháng 9, cứ dịp cuối tuần, người dân Bắc Kinh lại chứng kiến quân đội nước này tập diễu binh chuẩn bị cho lễ Quốc khánh. Qua đó, có thể thấy, Trung Quốc sẽ chọn lễ Độc lập để giới thiệu những thành tựu mới nhất về công nghệ quốc phòng.

Nổi bật trong các cuộc diễn tập là các chiến xa bọc thép, được sơn ngụy trang theo phong cách "digital", tức là sơn các mảng màu theo đơn vị từng ô vuông, giống như các điểm ảnh (pixel). Phương pháp này được cho là hiệu quả hơn so với cách thức ngụy trang truyền thống.
Ngoài ra, hiện diện trong cuộc diễn tập có pháo tự hành, tên lửa tầm trung, tầm xa, tên lửa đạn đạo, máy bay trinh sát và máy bay chiến đấu J-10...



Dưới đây là hình ảnh một số vũ khí tối tân sẽ được Trung Quốc trình diễn ngày 1/10:



Xe tăng Type-99.

Xe tăng Type-99.

Thiết kế dựa trên xe tăng T-72 của Nga, được cho là có tính năng chiến đấu tương đương các loại xe tăng hiện đại nhất trên thế giới hiện nay như Leopard 2A6 của Đức và T-90 của Nga


Xe chiến đấu bộ binh ZBD-2000



Xe chiến đấu bộ binh ZBD-2000 phiên bản dành cho lục quân.


Xe chiến đấu bộ binh ZBD-2000 phiên bản dành cho hải quân.

Là loại xe chiến đấu bộ binh lội nước mới nhất của Quân đội Trung Quốc. ZBD-2000 được trang bị một pháo nòng trơn 105 mm với bộ ổn định tầm hướng hoàn toàn tự động, có khả năng sử dụng để bắn các loại tên lửa chống tăng dẫn đường laser bắn qua nòng pháo cỡ 100 mm thông dụng của Nga như AT-10 Stabber, AT-12 Swinger.​

Ngoài ra, xe còn được trang bị ray phóng có thể bắn tên lửa chống tăng HJ-73C (có nguyên mẫu là AT-3 Sagger của Nga); các loại súng máy 12,7 mm và 7,62 mm. Phiên bản dành riêng cho hải quân của loại xe này thay pháo 105 mm bằng pháo bắn nhanh 30 mm.



Xe chiến đấu bộ binh đổ bộ đường không ZLC-2000



Xe chiến đấu bộ binh đổ bộ đường không ZLC-2000

Còn có tên khác là WZ-506, đây là phiên bản xe chiến đấu bộ binh đổ bộ đường không được thiết kế chuyên dụng để thả dù từ các máy bay vận tải.​

Mặc dù chỉ có khối lượng 8 tấn nhưng ZLC-2000 được trang bị một pháo tự động 30 mm, tên lửa chống tăng HJ-73C có thể chở được 8 người (gồm kíp lái ba người và 5 lính), chạy với tốc độ tối đa 68 km mỗi giờ (trên đường) hoặc 8 km mỗi giờ (lội nước).



Xe thiết giáp chở quân Type-07



Xe thiết giáp chở quân Type - 07.

Được thiết kế phỏng theo seri thiết giáp chở quân Stryker của Mỹ, Type-07 (còn có tên khác là ZBL-09 Snow Leopard) là loại thiết giáp bánh hơi mới nhất của Trung Quốc hiện nay.​

Theo phía Trung Quốc công bố, giáp trước của loại xe này có thể chịu được đạn 12,7 mm và đạn 25 mm AP (đạn xuyên giáp chuyên dụng được sử dụng trong các xe chiến đấu bộ binh Bradley của Mỹ).
Loại xe thiết giáp mới này của Trung Quốc có thể đạt tốc độ tối đa 100 km mỗi giờ và tầm hoạt động tới 600 km. Giống như BTR của Nga, Type-07 có thể chở theo tối đa từ 7 đến 10 lính và được vũ trang bằng các loại pháo bắn nhanh 30 mm; súng máy 12,7 mm và 7,62 mm.



Thiết giáp chống tăng WZ-550


Thiết giáp chống tăng WZ-550.

Hệ thống gồm một xe thiết giáp bánh hơi hạng nhẹ có thể đạt vận tốc tối đa 95 km mỗi giờ trên đường và mang theo 12 tên lửa chống tăng HJ-9 (bốn tên lửa lắp sẵn và 8 tên lửa dự trữ).​

Tên lửa HJ-9 là loại tên lửa chống tăng dẫn đường laser mới nhất của Trung Quốc, được công bố có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 7 km và có tầm bắn hiệu quả 5,5 km.



Xe thiết giáp hạng nhẹ WZ-523


Xe thiết giáp chống bạo động WZ-523

Là loại xe thiết giáp chống bạo động mới nhất của cảnh sát Trung Quốc. Vũ khí chính của WZ-523 là 4 ống phóng lựu (với cơ số 75 quả lựu đạn hơi cay) cùng súng máy 7,62 mm. Cấu tạo gọn nhẹ (dài 6,23 mét và nặng 13,7 tấn) giúp WZ-523 hoạt động hiệu quả trong khu vực dân cư đông đúc.



Pháo phòng không tự hành PGZ-95


Pháo phòng không tự hành PGZ-95

PGZ-95 được trang bị bốn nòng pháo phòng không type-87 cỡ 25 mm, có tầm bắn tới 2.500 mét. Ngoài ra, nó còn được trang bị kèm bốn tên lửa QW-2 (được cho là có tính năng tương đương loại SA-16 Gimlet của Nga) có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách tối đa 6.000 mét và độ cao 3.500 mét.

Radar của PGZ-95 có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 15 km và có thời gian phản ứng trong 10 giây. Thậm chí, thời gian phản ứng của nó chỉ còn 6 giây nếu ở chế độ ngắm quang học.




Tên lửa phòng không FM-90


Tên lửa phòng không FM-90.

Là loại tên lửa phòng không tầm trung mới nhất của Trung Quốc, cải tiến từ loại HQ-7 (nguyên mẫu là tên lửa phòng không Crotale của Pháp). FM-90 sử dụng loại tên lửa dẫn đường radar mới nhất với động cơ sử dụng nhiên liệu rắn, có tầm bắn lên tới 15 km.​

Radar dải sóng J của FM-90 có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách tới 25 km và dẫn đường cho tên lửa ở khoảng cách 20 km. FM-90 cũng được trang bị các thiết bị quan sát hồng ngoại giúp nó có thể vận hành tốt vào ban đêm và có khả năng chống lại các mục tiêu nhỏ như tên lửa hành trình hay tên lửa chống radar.




Tên lửa phòng không Kaishan-1A


Tên lửa phòng không Kaishan-1A.

Là tên lửa phòng không tầm trung để thay thế cho loại Hong Qi -2 (giống SA-2 của Liên Xô). Kaishan-1A có tầm bắn lên tới 50 km; trang bị đầu nổ mảnh nặng tới 100 kg và có thể tấn công các mục tiêu bay với vận tốc 1.200m mỗi giây. Radar SJ-212 của Kaishan-1A được công bố có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 115 km.



Tên lửa phòng không Hong Qi 9


Tên lửa phòng không tầm xa Hong Qi 9

Hong Qi 9 là phiên bản sao tên lửa phòng không trứ danh S-300PMU của Nga với nhiều đặc điểm được Trung Quốc cho rằng vượt trội hơn cả nguyên mẫu.​

Hong Qi 9 được công bố có tầm bắn lên tới 200 km (chống máy bay) và 30 km (chống tên lửa đạn đạo). Radar của Hong Qi 9 có thể theo dõi tới 50 mục tiêu với xác suất tiêu diệt mục tiêu của mỗi quả tên lửa lên đến 90%.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né


Hình ảnh xe tăng Type - 99 ( phiên bản của T - 72 của Nga ngố )


T72 của anh Nga ngố đây :D







Type - 99
























Ba vị trí chiến đấu của kíp lái Type-99, từ trước ra sau: Lái xe, pháo thủ và trưởng xe.




Súng phòng không 12,7 mm và các khí tài quan sát trên nóc xe.
























 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Hình ảnh tên lửa DF 41 và các tên lửa #:



DF 41 là loại tên lửa hiện đại nhất trong lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc. Với khả năng mang theo 12 đầu đạn hạt nhân và tầm bắn 14.000 km, tốc độ phóng nhanh trên bệ phóng cơ động, DF-41 thực sự là mối đe dọa với các siêu cường khác.

DF-41 được nghiên cứu chế tạo từ năm 1984, thử nghiệm thành công tháng 5/1995 trước cả DF-31. Tuy nhiên DF-41 vẫn còn một số nhược điểm như độ chính xác chưa cao cùng nhiều vướng mắc kỹ thuật chưa giải quyết được nên chưa được trang bị cho các đơn vị chiến đấu.

Tên lửa DF-41 và xe phóng.














Tên lửa chống hạm YJ-83 (C-803).





Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21A.






Tên lửa DF-11 và xe phóng.




DF-15 trên xe phóng






Phiên bản cải tiến của DF-15: DF-15B.








DF-21 trên xe phóng.






Mô hình xe phóng tên lửa DF-21.








Tên lửa DF-31






máy bay trinh sát


UAV trinh sát ASN-105.





UAV trinh sát ASN-207.

 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né


Hình ảnh tầu ngầm Type - 094 và các loại tầu ngầm # :




Type 094 là tàu ngầm năng lượng hạt nhân mang tên lửa đạn đạo thế thệ thứ hai của Hải quân Trung Quốc, do Viện Thiết kế Tàu số 2 ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc thiết kế và do Công ty Công nghiệp Nặng Đóng tàu Bohai ở tỉnh Liêu Ninh đóng.

Tăng cường khả năng tấn công hạt nhân trên biển

Chương trình Type 094 bắt đầu vào cuối những năm 1980 với sự giúp đỡ của Cục Thiết kế Cơ khí Hàng hải Trung ương Rubin ở St.Petersburg, Nga. Chiếc đầu tiên được hạ thủy vào tháng 7/2004, chiếc thứ hai được hạ thủy vào năm 2007 và có thể sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2010. Cả hai đã được chạy thử, nhưng chưa thực hiện vụ phóng thử tên lửa đạn đạo nào.




Tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn - Type 094 mới nhất của Hải quân Trung Quốc.





Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ cho rằng Trung Quốc sẽ xây dựng đội tàu 5 chiếc SSBN loại 094, để bảo đảm có mặt gần như thường xuyên trên biển. Một nguồn tin khác cho rằng Trung Quốc sẽ đóng 6 tàu Type 094, chia thành ba nhóm để vừa tuần tra, triển khai và sửa chữa trang bị lại.

Type 094 mang 12 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Julang 2 (biến thể của Đông Phong 31). Đây là tên lửa đạn đạo ba tầng, động cơ nhiên liệu rắn, tầm bắn tối đa từ 7.000 - 8.000 km, gấp ba lần so với Julang 1 trang bị cho Type 092. Julang 2 có thể mang ba đầu đạn hạt nhân, và có khả năng trong cùng một lúc phá huỷ 48 mục tiêu chiến lược.

Type 094 được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, mang được tổng số 12 ngư lôi Yu-3 (đầu đạn 205kg, có tầm bắn tối đa 15 km và tốc độ 74 km/h) được trang bị cả thiết bị dò tìm mục tiêu chủ động và thụ động. Type 094 có nhiều điểm giống với tàu ngầm tấn công hạt nhân Lớp Thương - Type 093. Tuy chưa đạt được hiệu suất như những tàu ngầm hạt nhân của Nga và phương Tây, nhưng nó đã đưa khả năng tấn công hạt nhân trên biển của Hải quân Trung Quốc lên một tầm cao mới.



Type 094 mang 12 tên lửa đạn đạo.



Thế hệ tàu ngầm này góp phần tạo ra bộ ba hạt nhân, gồm tên lửa chiến lược đặt trên đất liền và phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom hạt nhân. Trung Quốc hy vọng Type 094 sẽ nâng cao khả năng răn đe hạt nhân của nước này, gây khó khăn cho tên lửa đánh chặn của Mỹ.



Liên tục chuyển đổi thế hệ tàu ngầm


Trung Quốc coi nỗ lực đầu tư cho lực lượng tàu ngầm là một trong những chiến lược chủ đạo để vươn xa ra biển. Năm 1954, Trung Quốc đã thành lập đại đội tàu ngầm độc lập của Hải quân. Từ đó đến nay, công nghiệp đóng tàu quân dụng luôn được đặt trọng điểm nghiên cứu chế tạo, đóng các hạm tàu ngầm.

Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc lần lượt tự đóng được thế hệ tàu ngầm thứ nhất Type 03 và Type 033. Tuy nhiên, hiện toàn bộ số tàu ngầm này đã không còn phục vụ trong hải quân nữa. Thế hệ thứ hai là các loại tàu ngầm Type 033 và 035 nhưng có rất nhiều hạn chế. Đến những năm 90 thế kỷ trước mới cho ra đời được tàu 035G, cơ bản có độ tin cậy.



Tàu ngầm Type 094 chính thức đi vào hoạt động năm 2004.




Từ thập niên 1990, nhờ thành tựu nhảy vọt về khoa học công nghệ, Trung Quốc đã lần lượt tự đóng các tàu ngầm Type 039 (lớp Tống) và 041 (lớp Nguyên). Đây là tầu ngầm thế hệ thứ ba và thế hệ thứ tư do Trung Quốc tự chế tạo. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn phải mua 12 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga.

Tàu ngầm hạt nhân không có bán trên thị trường nên Trung Quốc phải tự nghiên cứu chế tạo. Ngay từ năm 1958, Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu chế tạo loại tầu ngầm hạt nhân tấn công Type 091 (hạ thuỷ năm 1971 nhưng không sử dụng được do có quá nhiều lỗi kỹ thuật). Vào cuối thập kỷ 80 thế kỷ trước, Trung Quốc chế tạo thành công tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 092 có thể phóng tên lửa từ dưới mặt nước.

Tuy nhiên, tính năng kỹ thuật của tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ nhất do Trung Quốc chế tạo tương đối kém. Theo tư liệu của phương Tây, Trung Quốc chỉ đóng bốn chiếc 091 và một chiếc 092. Năm 2004, khi Type 094 mang tên lửa có điều khiển được đưa vào phục vụ, thì Trung Quốc mới thực sự có khả năng tấn công ở dưới nước sâu.



Sơ đồ cấu trúc của tàu ngầm Type 094.









[URL="http://img139.imageshack.us/img139/1149/subpho4fu4.jpg"]


[/URL]




Dưới đây là một số hình ảnh về loại tàu ngầm lớp Kilo (Loại 636):









Mô hình của loại tàu ngầm 636.






Một chiếc tàu ngầm lớp Kilo đang được chế tạo tại xưởng.












Khoang điều khiển.






Khoang máy.






Tàu ngầm lớp Kilo chuẩn bị lặn.






Đây là loại tàu ngầm thiên về tấn công.






Loại tàu ngầm này được trang bị nhiều ống phóng ngư lôi.




Một chiếc tàu ngầm lớp Kilo đang nổi.








Một chiếc tàu ngầm lớp Kilo đang vận hành.





Một số thông số kỹ thuật chung của tầu ngầm Kilo:

- Trọng lượng rẽ nước: 2.300 – 2.350 tấn khi nổi và 3.000 – 4.000 tấn khi chìm.
- Kích thước: Dài từ 70 – 74 mét, rộng 9,9 mét, cao 6,2 đến 6,5 mét.
- Tốc độ tối đa: từ 10 – 12 hải lý/1 giờ khi nổi và 17 – 25 hải lý/1 giờ khi chìm.
- Độ sâu tối đa: 300 mét (240 250 mét khi hoạt động).
- Có khả năng hoạt động 45 ngày trên biển.
- Trang bị: 8 tên lửa đất đối không (không được trang bị hệ thống phòng không cho loại xuất khẩu). Ngoài ra mỗi chiếc còn được trang bị 8 ống phóng ngư loại 533 mm.
- Số lượng thủy thủ: 52 người
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Hình ảnh pháo phòng không tự hành PGZ 95 và các loại pháo tự hành:
























PGZ-95 được trang bị bốn nòng pháo phòng không type-87 cỡ 25 mm, có tầm bắn tới 2.500 mét. Ngoài ra, nó còn được trang bị kèm bốn tên lửa QW-2 (được cho là có tính năng tương đương loại SA-16 Gimlet của Nga) có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách tối đa 6.000 mét và độ cao 3.500 mét.

Radar của PGZ-95 có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 15 km và có thời gian phản ứng trong 10 giây. Thậm chí, thời gian phản ứng của nó chỉ còn 6 giây nếu ở chế độ ngắm quang học.







Loại 95 SPAAG tương đương với ZSU-23-4M4, trang bị 4 súng 25mm tóc độ 1600/phút. Tên lửa tầm nhiệt QW-2. Để đơn giản cho bảo trì, xe có chung hệ thống với các xe khác như pháo tự hành 122mm




















pháo diệt tăng tự hành M50 Ontos



Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 ngoại ô Hà Nội







Pháo phòng không tự hành ZSU-57-2 4 cái ở Hà Nội



Pháo tự hành ASU-76














Radar 1L13-3 NEBO SV.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Bongke cho không quân :6:



Mô hình 1 căn cứ cho máy bay thập niên 80.






Sự xuất hiện bom hạt nhân làm cho vấn đề phức tạp hơn. Những quả bom được kích nổ trên cao sẽ tạo nên 1 làn sóng quét sạch mọi thứ ở bề mặt. Hoặc có thể đốt cháy hết máy bay trong khu vực.
Yêu cầu mới đặt ra bài toán phải bảo đảm máy bay tồn tại trong 1 cuộc tấn công bằng bom hạt nhân. Đòi hỏi vật liệu cứng và cả hệ thống lọc không khí khỏi bụi phóng xạ.




Một sân bay TQ với những nhà đỗ có xây bờ tường, phân tán rộng. Để tiêu diệt máy bay cần nhiều công sức hơn.
Còn bên dưới là 1 căn cứ trong lòng núi của quân TQ.



Một ví dụ điển hình về căn cứ không quân ở TQ. Họ luôn xây những đường băng gần 1 ngọn núi. có đường dẫn dự phòng để máy bay có thể cất cánh ngay khi ra khỏi hầm.



Trong các chiến dịch đánh phá sân bay, người ta biết việc phục hồi đường băng sẽ diễn ra rất nhanh. Vì vậy ngay khi phá xong đường băng thì những tốp máy bay khác phải hạ hết máy bay của đối phương. nếu chỉ đánh phá đường băng thì hiệu quả không cao, chưa kể tổn thất nếu bị hạ bằng phòng không.
Với những hầm ngầm trong núi thì việc đánh bom khó khăn hơn, hầu hết máy bay và kho nhiên liệu đều chôn dưới đất.
Một vũ khí mới ra đời, đó là bom thông minh được dẫn đường.
Những nhà chưa sân bay ở Iraq bị Mỹ đánh phá, mỗi nhà như vậy cần khoảng 2 quả bom 2000lb BLU-109B. Những qua bom này xuyên qua lớp bê tông 6ft và phát nổ bên trong.




Những căn hầm dày hơn thì có loại 5000lb GBU28



















Loại đầu đạn mới BLU112 với sức xuyên phá 18ft






Nga cũng có những loại bom tương tự: KAB-500Kr Electro-Optically Guided Bomb





Dẫn bằng GPS






Có những căn cứ sâu và vững chắc, với ưu điểm dẫn đường từ vệ tinh. Quả bom đầu tiên không nhất thiết phải phá hủy căn hầm. Nó chỉ cần tạo 1 vết nứt để quả thứ 2 đi vào đúng vị trí và phá hủy nó. Các vệ tinh hay máy bay không người lái sẽ xác định kết quả của cuộc không kích. Nếu cần thiết họ sẽ bắn phá tiếp tục. Đó là ưu điểm của việc đánh phá bằng tọa độ.
Ngày nay người ta liên tục nghiên cứu để tìm ra các loại vật liệu liên kết nhằm tăng sức chịu đựng trước bom hạng nặng. Hiện Iran được cho là ưu tiên phát triển thể loại này, do họ sẽ chịu nhiều đe dọa từ bom dẫn đường nếu có 1 cuộc chiến xảy ra. Khả năng chịu đựng và bảo toàn vũ khí sẽ quyết định tính thành bại.
Những tên lửa hành trịnh của mỹ hiện nay giới hạn dưới 1200lb, để đánh phá những băn cứ lớn, họ phải dùng B2 hay F16 bay tới tận nơi. Điều đó khiến chi phí cuộc chiến tăng cao.

Với việc tiêu tốn nhiều tiền vào cuộc đua phá hủy căn cứ. Ngày nay có laọi vũ khí hữu hiệu hơn đó là bom điện từ. Sự phụ thuộc vào các thiết bị điện tử làm cho việc phá hủy hệ thống điện cũng làm tê liệt 1 căn cứ.






Để chống lại vũ khí điện từ, các căn cứ được xây như 1 lồng Faraday với hệ thống đan xen giữa bê tông và kim loại. Việc này dẫn tới chi phí cao hơn thông thường.
Hiện tại cuộc chạy đua vẫn còn tiếp diễn.









căn cứ Mỹ ở Nhật




Thập niên 80






 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
BGM-109C Tomahawk
























Căn cứ bỏ hoang ở Kuwait





Iraq

 

bj2010

Xe tải
Biển số
OF-47878
Ngày cấp bằng
2/10/09
Số km
244
Động cơ
462,190 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hạ Long -Quảng Ninh
em thấy nên làm từng thớt riêng biệt , các cụ tư liệu nhiều thế cơ mà:41:
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
tặng kụ dasaev yêu nước Nga nhá :D



Lễ Duyệt Binh Nga kỷ niệm 63 năm chiến thắng phát xít


Ngày 09 tháng 05 năm 2008 (Ngày Chiến Thắng), sau 17 năm gián đoạn, lễ duyệt binh rầm rộ của quân đội Nga lại được tiến hành nhân kỷ niệm 63 năm chiến thắng phat xit trên Quảng Trường Đỏ




Không quân:









3 chiếc Trực thăng Mi-8 đi đầu treo Quốc kỳ , Quân kỳ và Cờ Binh chủng, kế tiếp:

1. Máy bay vận tải AN-124 «Ruslan»
2. Máy bay tiêm kích Su-27
3. Máy bay ném bom chiến lược Тu-160
4. Máy bay tiêm kích đánh chặn МiG-31
5. Máy bay tiếp liệu trên không Il-78
6. Máy bay ném bom chiến lược Тu-95МS
7. Máy bay tiêm kích МiG-29
8. Máy bay đa chức năng Su-34
9. Máy bay ném bom chiến trường Su-24
10. Máy bay nem bom – bắn tên lửa tầm xa Тu-22МZ
11. Máy bay cường kích Su-25




Chiến xa,xe tăng trên Quảng trường Đỏ:













Lượm lặt xung quanh Lễ duyệt binh:

Lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ngày 9/5/2008 là lễ duyệt binh thứ 134. Lễ duyệt binh đầu tiên được tổ chức vào năm 1918.

Năm 1946 có tới 3 lễ duyệt binh: ngày Chiến thắng, ngày BC xe tăng và ngày CMT10.

Ngày lễ duyệt binh này có số quân sĩ tham gia lễ duyệt binh đông nhất – 8 ngàn người

Lễ duyệt binh có cả xe pháo, vũ khí, khí tài quân sự trên Quảng trường Đỏ lần cuối cùng cách đây 17 năm.

Tổng cộng số lượng xe pháo bánh hơi và xe bánh xích tham gia lễ duyệtbinh này là hơn 110 chiếc. Ngoài ra còn có hơn 30 máy bay và trực thăng nữa.

Lần đầu tiên tham gia lễ duyệt binh là: xe bọc thép bộ đội trinh sát “Con cọp”. Tổ hợp dàn tên lửa cơ động chiến thuật “Iskander”, máy bay đa năng Su-34 (vừa mới được trang bị cho quân đội).

12 máy bay của không quân Nga sẽ đảm bảo thời tiết nắng đẹp cho ngày lễ duyệt binh 9/5 này.

Ngoài các xe pháo trực tiếp tham gia duyệt binh còn có nhiều xe pháo dự phòng tập kết gần quảng trường Đỏ và sẵn sàng thay thế cho những xe nào mà chẳng may bị hỏng giữa chừng.

Mỗi người tham dự lễ duyệt binh sẽ nhận được 1 thư cảm ơn của Bộ trưởng Quốc phòng Nga in trên tấm bưu ảnh kỷ niệm.




Xe bọc thép quân sự Tiger lần đầu tiên xuất hiện trong lễ duyệt binh



Đoàn binh chủng quân đội không gian









Bộ trưởng Quốc Phòng LB Nga duyệt đội danh dự




Lính thuỷ






Mở màn cho màn diễu binh cơ khí quân sự






BTR-82












Tank T-90 "Vladimir"











Pháo tự hành (Thằng này có tầm bắn 20km)












Tên lửa phòng không Buk








Hệ thống phòng không Tor-M2 (con này dùng phòng thủ tầm ngắn thì khỏi nói)





Topol thì ai cũng biết rồi, khỏi phải nói...





Topol tiếp nè (tầm bắn 11000km đấy)




Iskander
 
Chỉnh sửa cuối:

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né


S-300 lè các cụ (VN mà có mấy tiểu đoàn này thì chấp cả hạm đội Nam Hải).Tầm bắn của S-300 chỉ là <250 km nhưng S-400 (tiếc là duyệt binh lần này ko cho lộ mặt vì mới quá) có tầm bắn 450km (vừa xính khoảng cách từ Trường Sa tới Hải Nam)





Thằng này là Smech












An-124 Ruslan nổi tiếng lè các cụ (tiền thân của An-225 lớn nhất hành tinh). Con nè chuyên dùng để chở máy bay chiến đấu (tháo cánh xếp),chở tàu ngầm và các khí tài quân sự có kích cỡ khủng. Hộ tống An-124 là 2 con SU-27




Máy bay ném bom siêu thanh chiến lược Tu-160




TU-22M3 (máy bay ném bom)




Máy bay tiếp dầu IL-78 và SU-24,Su-34



 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né

bj2010

Xe tải
Biển số
OF-47878
Ngày cấp bằng
2/10/09
Số km
244
Động cơ
462,190 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hạ Long -Quảng Ninh
em mượn thớt phát


Câu trả lời cho Chim ăn thịt của Mỹ (F22),em kết mấy con sù khôi này rồi đấy.
 

hieu0210

Xe buýt
Biển số
OF-18683
Ngày cấp bằng
17/7/08
Số km
523
Động cơ
509,010 Mã lực
Nơi ở
Nhạc Vàng FANCLUB !
Một sân bay TQ với những nhà đỗ có xây bờ tường, phân tán rộng. Để tiêu diệt máy bay cần nhiều công sức hơn.
Còn bên dưới là 1 căn cứ trong lòng núi của quân TQ.



bọn Tầu này cũng quái ghê, cất máy bay như này papa ai biết :77: ko biết Vịt ta dư lào *-)
 

hieu0210

Xe buýt
Biển số
OF-18683
Ngày cấp bằng
17/7/08
Số km
523
Động cơ
509,010 Mã lực
Nơi ở
Nhạc Vàng FANCLUB !
chẹp chẹp con UAZ này mà về Vịt ta ọp rốt thì phê phải biết :38::38::38::38::38:


 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top