Em đi bảo tàng Không Quân !!!

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Súng phun lửa ( em đã xem comando và thấy loại súng này bắn phê thiệt :D )


Súng phun lửa là một loại vũ khí có thể phun ra lửa nhằm tiêu diệt hoặc sát thương mục tiêu đối phương. Súng phun lửa thường có tầm bắn chỉ vài chục mét. Súng phun lửa thường dùng chất lỏng như xăng hoặc chất khí như gaz để phun. Trong lĩnh vực quân sự, hầu hết súng phun lửa sử dụng chất lỏng.

Loại súng phun lửa cầm tay của bộ binh có cấu tạo gồm 2 thành phần chính: túi đeo sau lưng và súng. Túi đeo sau lưng có hai hay ba bình, một bình nén đầy khí gaz, hai bình khác chứa chất lỏng có thể cháy

Súng phun lửa là một loại vũ khí, dùng để bắn lửa về phía đối phương. Tuy rằng nhiều súng phun lửa không thật sự là súng, nhưng vẫn thường gọi như vậy.

Súng phun lửa thời cổ là Hỏa Hổ. Trong thời kỳ thuốc nổ và nòng súng còn yếu, sức công phá của đạn chưa mạnh, người ta không nhồi đạn. Sử dụng thuốc nổ đã được làm chậm tốc độ cháy bằng cách trộn dư chất khử (hồi dó là bột than, lưu hoàng...). Thuốc dược nhồi nhiều hơn so với lúc bắn đạn, khí nóng và phần chất khử dư phụt về địch gây cháy. Nguyên tắc này vẫn được áp dụng ngày nay. Hỏa hổ ngày xưa là ống đồng mỏng, nhồi gần đầy, sát thương vài chục mét, là vũ khí mạnh đến giữa thiên nhiên kỷ thứ 2, sau đó súng bắn đạn dần thay thế.

Súng phun nhiên liệu ngày nay do Đức chế tạo đầu tiên trong đệ nhất thế chiếnthường sử dụng thuốc hai thành phần, một phần chất oxy hóa được bơm vào bình đựng nhiên liệu, cháy làm tăng áp, đẩy hỗn hợp nhiên liệu-chất oxy hóa về phía địch. Hỗn hợp này có chất oxy hóa nên rất khó dập tắt, cháy tỏa nhiệt lớn. Súng phun này thường được chế tạo như ba-lô lính, đeo sau lưng, vòi phun cầm tay. Nhược điểm của hệ thống này là rất nguy hiểm, thiếu sức ông phá tường giáp, tầm gần... Ưu điểm là lượng "đạn dược" dồi dào.

Các súng bắn đạn cháy vác vai Nga SPG thường mang chất nổ rắn. Chất nổ trộn dư chất oxy hóa tỏa nhiệt mạnh, như bột nhôm. Một phần chất nổ này có tác dụng như nhiên liệu tên lửa, đẩy đầu đạn về phía địch, chui vào hầm, nhà. Các chất khử rắn như bột nhôm có tác dụng rất mạnh, nguy hiểm. Nhược điểm của loại súng này là không mang được nhiều đạn. Ưu điểm là nhiệt độ cháy cao, chui sâu, tầm xa và vùng ảnh hưởng rộng.

Các xe cộ phun lửa như xe tăng phun lửa thường dùng các máy bơm, trộn nhiên liệu và chất oxy hóa trước khi phun đi xa bằng máy bơm dùng động cơ. Hỗn hợp cháy có thể trộn thêm các chất giảm bay hơi, bám dính, gay nhão như napan, để cháy lâu.

Những loại đạn cháy, bom cháy thường trộn chất oxy hóa và chất khử trước như SPG.





 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Các Loại súng dùng ở chiến tranh Việt Nam



QUÂN ĐỘI USA


M-16A1, 5.56mm Assault Rifle





Đây là loại súng thường được sử dụng cho lính Mỹ tại VN. Mặc dù có những trục trặc nhỏ nhưng nó đã trở thành một loại được ưa sử dụng để đột kích. Khẩu M16A1 với đạn 5.56 ly được vận hành bằng hơi nén với khả năng tự động và bán tự động trong tầm bắn 300 mét và độ nhạy là 60 vòng một phút. (chuyên môn quá, dịch không sát)

CAR-15, 5.56mm Assault Rifle





Khẩu XM-177E2 thường được biết với tên Colt Commando. Đây là phiên bản thu nhỏ của M-16 với khe gắn ống nhòm. CAR-15 rất thông dụng cho lính càng quét (Thủy quân lục chiến) nhưng lại chỉ được sử dụng có giới hạn trong lính phòng tuyến.

BROWNING .50 Cal Machine Gun



M-60, 7.62mm GPMG





Khẩu 7 ly 62 M60 là loại súng máy tầm gần được vận hành trên giá hai chân của nó, và có tầm hoạt động 500 mét hoặc với tầm xa là 1100 mét trên đế ba chân. Dùng để phòng thủ trên các xe cơ giới và trực thăng. Bắn bằng hơi và thoát nhiệt bằng không khí. Có chế độ thay băng đạn nhanh trong khi bắn. Độ nhậy 200 vòng một phút (tối đa đạt 500 vòng). Tại Việt Nam, nó là hỏa lực chính của bộ binh. Cộng với đế 2 chân, M60 nặng 10.5 Kg, và thêm 6.8 kg nếu có thêm đế 3 chân. Tổng cộng là 38 lbs không kể đạn.

BROWNING .30 Cal Machine Gun



M-72, 66mm Light Anti-tank Weapon (LAW)




Nặng 2.37 kg, khẩu LAW được thiết kế có thể phóng rocket (lựu) để có thể chống xe tăng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, LAW được dùng riêng cho việc phá boongke hoặc tấn công hào địch. Khi di chuyển, vị trí phóng lựu được giữ sát thân và được làm kín không cho vô nước. Trong chiến dịch, phần bảo vệ được mở ra cẩn thận và trở thành ống ngắm. Được giữ trên vai, ngắm mục tiêu tiêu đơn giản và bấm nút cò để bắn. Rocket của LAW nặng 1 kg và phá hủy diện rộng 300 mét. Động cơ phóng lựu sẽ cháy hoàn toàn mỗi khi phóng lựu gây nên sự nguy hiểm phía sau đuôi của LAW. Mỗi lần phóng lựu là mỗi lần phải thay ống phóng lựu mới. Để giảm trọng, mỗi người trong tiểu đoàn có thể đem theo 2 ống lựu khi cần thiết

M-20, 3.5 inch Rocket Launche



Thường được ám chỉ là Siêu Ba Zô Ka, M20 được phát triển từ phiên bản sớm của súng phóng lựu M9A1. Mặc dù được dùng tại Việt Nam, M20 đã không còn sản xuất nữa. Nó là một vũ khí hữu dụng khi dùng để phá hủy công sự của địch. M20 nặng 5.5 Kg và chỉ là súng phóng lựu. Có thể nạp 4 kg Heat rocket để phá hủy tầm ngắn trong phạm vi 1200 mét. Được vận hành bởi 2 binh lính và đạt 6 lần bắn trong một phút. Khi vận chuyển, nòng dài được gấp đôi lại để dễ dàng cầm. Khi vận hành, rocket được nạp vô khóa nòng đã mở và hai dây điện để đánh lửa. Khi cò được bóp, dòng điện sẽ kích hoạt mô tơ và phóng lựu đi, để lại áp lực nguy hiểm ở phía sau nòng súng.


M-203, 40mm Grenade Launcher




Là sự kết hợp giữa súng trường tự động M16A1 và súng phóng lựu M203 (phiên bản của M79), nhằm cải thiện những lỗi của Grenadier khi di chuyển và phát triển thành vũ khí cá nhân. Binh lính có thể tự bảo vệ và hành động trong chiến dịch tự do hơn. Lựu đạn 40 mm được dùng để tăng hỏa lực cho bộ binh và cộng thêm pháo sáng cùng hộp tiếp đạn. Tầm nổ của lựu đạt đến 400 mét và tầm tử thương có bán kính 5 mét

M-79, 40mm Grenade Launcher




Thường được gọi là Thumper/ Blooper. Xuất hiện trong suốt cuộc chiến tại Việt Nam và trông tương tự như nòng lơn, và nòng đơn, và súng cưa nòng của M79 đầu tiên được phục vụ quân đội Mỹ năm 1961.

M79 được thiết kế cho bộ binh, một trong hai vũ khí cá nhân trong bộ binh.Chiến binh được yêu cầu có một vũ khí chuyên dụng và một khẩu súng lục mang theo bên mình. M79 được coi là cầu nối giữa súng phóng lựu tầm xa và súng cối tầm gần (50 đến 300 mét) và do đó trở thành vũ khí không thể thiếu trong một đội binh. Với chiều dài 737 mm (nòng dài 355 mm) cộng với đạn nặng 3kg, M79 là một vũ khí chiến lược đối với địa hình của Việt Nam.


M79 bắn từng phát một, vũ khí nòng rời với cầu lửa đường kính 40 mm được nạp trực tiếp vào khóa nòng. Có một miếng lót cao su để tì súng lên vai và giảm shock. Lựu đạn M406 40 ly HE rời khỏi nòng của M79 đi với vận tốc 75 mét một giây, và chứa lượng chất nổ trong vỏ bọc thép, khi nổ có thể văng ra hơn 300 mãnh vụn với vận tốc 1524 mét một giây, với bán kính sát thương là 5 mét. Đạn đạo bay ổn định vì lựu đạn xoay trong không trung với vận tốc 3700 vòng một phút do vòng xoáy trong nòng tạo ra.


Chiến đấu tầm gần, có 2 loại M79. Loại đầu tiên là đạn hình mũi tên, được giữ 45 viên nhỏ trong hợp plastic, loại này được thực đưa ra trên thực tế thí nghiệm. Sau đó, loại đạn này được thay thế bằng đạn chì của M576 . Loại đạn này bao gồm 27 00 đạn chì nhỏ được đúc và đem theo trong hộp nhựa 40 mm, nó bay chậm hơn trong đạn đạo nhưng dễ tới đích theo mong muốn. M79 cũng là súng bắn lựu đạn khói (loại tiêu chuẩn và loại rơi chậm có dù), bắn khí CS và bắn lửa.


M79 có một lá ở đầu ruồi, cho biết tầm nhìn phía sau xa đến 375 mét trong khoảng cách 25 mét. M79 là vũ khí phóng lựu cầm chính xác trong phạm vi 200 mét. Sau này, M79 được thay thế bằng M203

M-67, 90mm Recoilless Rifle



Chiều dài 1346 mm, và nặng 16 kg. M67 dùng để phá hủy AFV (???) và boongke như một thứ vũ khí di động linh hoạt trong quân đội. Đạn nạp trong khóa nòng, và bắn phát đơn. Có hình dạng ống dài với có thể tháo ráp, và phần đuôi dài khoảng nửa thân của nòng. Khóa nòng có bản lề ở bên phải và được gập lại để nạp đạn. Khi bắn, phần vỏ ở đuôi sẽ bị đẩy ra ngoài khoá nòng.

Có khả năng duy trì liên tục tốc độ bắn mỗi phát một phút. Súng có thể được tăng tốc độ lên 1 phát mỗi sáu giây khi được sử dụng thuần thục. Tuy nhiên, do sức nóng quá cao nên phải làm nguội 15 phút sau mỗi 5 phát bắn.


Tầm phá hủy tối đa của M67 là 400 mét, và tầm ngắm rộng 800 mét mặc dù lượng khói xa 2000 mét


Yêu cầu một tổ có 3 người, một người bắn, một trợ giúp và một khuân vác đạn. M67 sử dụng loại lựu đạn 9.5 pounds và có thể sử dụng vác qua vai hoặc để trên mặt đất.

M-1911A1, .45 Automatic Pistol



M-14, 7.62mm Rifle




Cho đến khi có sự ra đời của M16, M14 được coi là tiêu chuẩn cho quân đội Mỹ và được nhìn thấy phục vụ trong chiến tranh từ năm 1957 cho đến khi nó được thay thế. M14 dùng cho bắn tỉa và đổi tên thành M21


M14 dừng sản xuất năm 1964 nhưng có sử biến đổi thành M14A1, một loại súng máy loại nhẹ. M14A1 có báng, báng gấp và có chân đế gấp được, dây đeo, và khóa để cài chế độ tự động. Cải tiến đó giúp cho nòng súng giữ hướng xuống và không bị tuột.


M14 xuất hiện năm 1957 là người thừa kế của WWII M1 Garand và là nền tảng để phát triển các loại súng trường.


Sự chính yếu và đáng quan tâm trong sự cải tiến là hệ thống nén khí và ổ đạn. Ổ đạn của M1 phải được nạp đạn mỗi phát bắn, trong khi đó M14, có hộp tiếp đạn 20 viên. M14 loại thường chỉ bắn ở chế độ bán tự động, có thể được cài trên chân đế kèm theo. Súng có thể gắn thêm súng phóng lựu M76 hoặc bộ giảm thanh hoặc lưỡi lê


M14 nặng 5.1 kg khi đầy đạn và dụng cụ lau chùi. Bắn không chân đế ở chế độ bán tự động, tầm bắn là 460 mét, và có chân đế là 700 mét.


Bộ giảm thanh của những tay bắn tỉa không ảnh hưởng đến đạn đạo nhưng giảm tốc độ của đạn. Âm thanh được giảm đán kể khi bắn có bộ phận giảm thanh.

M-1 Carbine



Cal .38 Special






QUÂN GIẢI PHÓNG


AK-47 7.62mm ASSAULT RIFLE




Dễ dàng nhận ra vẻ bề ngoài với đầu ngắm cao, bộ khóa an toàn và chọn chế độ bắn bên phải nòng, băng đạn dài và cong hình quả chuối. AK47 của Xô Viết (Soviet - Liên Xô cũ) có báng gỗ. AK47 hoạt động bằng hơi, nạp đạn tự động và có chế độ bắn bán tự động, ROF là 40 vòng (tầm bắn ở cự ly 300 m), có thể đạt tối đa 100 vong ở chế độ tự động hoàn toàn. Nổi tiếng bởi độ bền của nó, AK 47 ngắn hơn và nặng hơn M16 nhưng có số ROF thấp hơn và tốc lực nòng thấp hơn.

SIMONOV 7.62mm SELF-LOADING RIFLE (SKS)




Cạc-bin (carbine) 7 ly 62 bán tự động với tầm bắn 400 m, SKS có tổng cộng 10 viên, và ROF là 30-35 viên trong một phút. SKS được coi là súng chiến đấu thông dụng và được trang bị thêm lưỡi lê ở đầu họng súng. Được sử dụng rộng rãi trong quân đội Việt Nam. Nặng 3.86 kg, và dài 1020 mm. Tốc lực nòng là 735 m một giây.

RPD-7.62mm GPMG




Vũ khí tiêu chuẩn cho bộ binh, RPD tương tự như M60 của Mỹ và dùng đạn 7ly62 được chứa trong băng 100 viên, và băng đạn được chứa trong hộp tròn nhỏ treo dưới súng. Hộp đạn được thay nhanh chóng bởi tay súng có kỹ thuật tốt, hộp đạn còn có mục đích bảo vệ đạn khỏi bụi bẩn do đó tránh kẹt đạn. Với tỉ lệ quay khoảng 1500 vòng một phút, tầm bắn 800 m, thời gian nạp đạn nhanh, nhẹ và không phức tạp nên nó có thể sử dụng trong các trận đánh lớn. Người bắn RPD có sự hỗ trợ của một đồng đội để khuân vác, nạp thêm đạn. RPD dài xấp xỉ 1036 mm (nòng dài 521 mm) và tốc lực nòng là 700 mét một giây.

MAT49 modified 7.62mm SMG




PPSh41 7.62mm SMG




Liên Xô thiết kế năm 1940 và đưa vào sử dụng năm 1941. PPSh41 được Hồng Quân sản xuất rộng rãi. Nó trở nên phổ biến cho quân Đức trong cuộc chiến Đông Âu và được chuyển sang dùng loại đạn 9 ly của Đức.

Súng có khóa để chỉnh tốc độ bắn ở phía trước cò súng. cho phép chỉnh nhanh chóng mà không cần phải buông súng ra


Báng súng là hai thanh thép, có thể khóa lại hướng về phía trước hoặc phía sau.


Nguyên thủy có hai loại đạn để sử dụng: hộp đạn 71 viên và 35 viên. Hầu hết quân Việt Nam dùng loại nhỏ, có thể do liên minh với Trung Quốc, họ dùng loại PRC đời 50, chỉ khác biệt nhỏ với PPSh41 và xài loại hộp nhỏ 35 viên.


Sự thay đổi hay nhất là K50M, do quân Việt Nam cải tiến từ PRC loại 50. Quân Việt Nam bỏ đi báng gỗ và thay bằng báng gỗ trượt kiểu của Pháp tương tự với MAT49. Làm cho súng ngắn hơn, cộng thêm khoan nòng để giảm nhiệt, bỏ đi bộ đầu ruồi giúp súng ngắn hơn và trông giống MAT49 hơn. K50M nặng khoảng 500 g, nhẹ hơn PPSh41 3.4 kg so với trọng lượng 3.9 kg của nó

Tất cả tự nạp đạn và có tầm ảnh hưởng khoảng 150 m

Chicom Type-56, 7.62mm ASSAULT RIFLE




Trung Quốc lấy từ nguyên mẫu của AK47 và loại 56 có thể gập lại được
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Type-24, 7.92mm HEAVY MACHINEGUN





Trung Quốc chế biến theo súng WWI của Đức, được coi là súng máy thường được sử dụng trong phòng không.

RPG-7 ROCKET LAUNCHER





RPG7 nạp đạn ở họng súng. Gác trên vai bắn lựu đạn chống tăng. NVA sử dụng. Liên Xô sản xuất, tầm ngắn, chống pháo và lựu đạn. Từ năm 1967 được sử dụng để chống các xe vận chuyển đạn dược, phòng thủ vị trí, cá nhân cũng như chống trực thăng. nó đơn giản là một ống phóng lựu trơn tru, trong khó xoáy trong nòng. Có dĩa ngắm mục tiêu và có thể xác định được lựu đạn có đường kính 40 mm. RPG7 có tầm hoạt động 300 met để hủy mục tiêu di động và 500 mét đối với mục tiêu cố định. Lựu đạn được bắn ra khi nổ có thể ảnh hưởng xa nhất là 920 mét

TOKAREV TT33 7.62mm AUTOMATIC PISTOL






MAKAROV PM 9.5mm AUTOMATIC PISTOL




81 mm Mortar



75 mm Recoilless Rifle

 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Em này là UH1A SP của ngụy quân còn lại. Hiện nay theo thông tin mới nhất, VN đang bắt tay với Mỹ khôi phục & nâng cấp lại loại MB này vì lý do là số lượng còn khá nhiều và cũng có cái gì đấy để bắt aty chớ.
khôi phục loại UH1 làm giề dùng con này lày :D



NH90 (NATO Helicopter) là 1 loại trực thăng vận tải quân sự của Châu Âu, do Pháp, Đức, Ý, Hà Lan và Bồ Đào Nha tham gia sản xuất. Nó có 2 loại: NH90 TTH : vận tải chiến thuật, thả lính nhảy vùng, nhảy dù. NH90 NFH : gunship, do thám và cứu hộ.

Theo ý kiến của sở quản lý trưc thăng của Nato - NAHEMA, nó dùng để thay thế cho mấy cụ: UH-1, Puma/Cougar, Lynx, and Sea King helicopters.



 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
một số loại máy bay trực thăng trên TG


trực thăng MD 902




















NH-90

 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
trực thăng cobra :6:







 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
UH-60L








- vận chuyển quân được
- là cứu thương di động
- dễ bảo trì (Bọn Mẽo nói con này là dễ bảo trì nhất trong số các trực thăng Mẽo có tại chiến trường)
- tầm hoạt động xa khoảng 1150 dặm biển (1 dặm khoảng 1500m)
- mang khoảng 16 tên lửa Hellfire bên ngoài + 16 tên lửa Hellfire bên trong tổng cộng là 32 quả có thể nói có con này sử dụng đa năng
 

anhtuc

Xe tải
Biển số
OF-15639
Ngày cấp bằng
29/4/08
Số km
222
Động cơ
514,100 Mã lực
Nơi ở
HM - HN
nhà Cửu dạo này đổi sang làm lái buôn súng ống hả :)):)):)):)):)):)):)):))
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
AH-64 APACHE (Mẽo)




[URL="http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8f/AH-64_Apache_060224.jpg/800px-AH-64_Apache_060224.jpg"][/URL]


Một chiếc trực thăng chiến đấu, là một trực thăng quân sự được trang bị để tấn công các mục tiêu trên mặt đất như bộ binh, phương tiện bọc thép và các cấu trúc của đối phương bằng pháo tự động, súng máy, rocket và các loại tên lửa dẫn đường chính xác như Hellfire. Nhiều máy bay trực thăng chiến đấu cũng có khả năng mang tên lửa không-đối-không, dù chủ yếu chỉ cho mục đích tự vệ.
Ngày nay trực thăng chiến đấu có hai vai trò chính:
1- Đảm bảo hỗ trợ gần trên không trực tiếp và chính xác cho bộ binh.
2- Nhiệm vụ chống tăng và những điểm tập trung xe thiết giáp địch. Các máy bay trực thăng chiến đấu hạng nhẹ cũng được dùng cho vai trò trinh sát vũ trang.

Lịch sử:
Các loại vũ khí trang bị trên máy bay trực thăng được bắt đầu áp dụng từ cuộc Chiến tranh Triều Tiên, và tiếp tục xuất hiện trong cả các cuộc chiến tranh Việt Nam và Algeri, dưới hình thức trực thăng vũ trang: các trực thăng quân sự phục vụ nhiều mục đích được sửa đổi để mang các loại vũ khí khác nhau. Trong Chiến tranh Việt Nam, chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo để trở thành trực thăng chiến đấu là chiếc AH-1 Cobra, với nhiệm vụ hỗ trợ gần trên không. Sau Việt Nam, đặc biệt trong thập niên 1990, trong quân đội Mỹ và Liên Xô/Nga những chiếc trực thăng chiến đấu ngày càng chuyên biệt cho nhiệm vụ chống tăng. Lính thủy đánh bộ Mỹ tiếp tục để máy bay trực thăng, cũng như các máy bay cánh cứng của họ giữ vai trò hỗ trợ gần trên không, dù họ đã thực sự có một chiếc chuyên cho nhiệm vụ này là loại AH-1 Cobra và AH-1 Super Cobra. Các máy bay trực thăng Liên Xô/Nga vẫn duy trì chức năng chở quân chứ không chỉ có nhiệm vụ tấn công.
Tuy máy bay trực thăng chứng tỏ khả năng tiêu diệt xe tăng cao ở Trung Đông, những chiếc trực thăng chiến đấu thường là đa nhiệm. Các chiến thuật, như tank plinking, cho thấy máy bay cánh cứng cũng có thể đảm nhiệm tốt vai trò diệt tăng, nhưng trực thăng vẫn có ưu thế bay thấp, tốc độ chậm để hỗ trợ gần trên không. Những chiếc trực thăng chế tạo cho các mục vụ chuyên biệt khác đã được phát triển cho các phi vụ chiến dịch đặc biệt, gồm chiếc MH-6 cho nhiệm vụ hỗ trợ cực gần.

Trực thăng chiến đấu hiện đại:
Hồi cuối thập niên 1970 quân đội Mỹ cảm thấy cần phát triển phi đội trực thăng chiến đấu của mình trở nên tinh vi hơn nữa, cho phép chúng hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết. Vì vậy, chương trình Trực thăng Chiến đấu Tiên tiến đã được khởi động. Từ chương trình này chiếc Hughes YAH-64 đã được lựa chọn. Người Nga, chứng kiến sự phát triển máy bay của người Mỹ, cũng cảm thấy cần phải có những chiếc trực thăng hiện đại. Các quan chức quân đội đã yêu cầu Kamov và Mil đề xuất thiết kế của họ. Ka-50 giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh, nhưng Mil quyết định tiếp tục phát triển chiếc Mi-28 mà họ đã đệ trình.
Thập niên 1990 có thể được coi là kỷ nguyên đạt thành tựu của những chiếc trực thăng chiến đấu Hoa Kỳ. Chiếc AH-64 Apache được sử dụng nhiều trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc với những thành công lớn. Những chiếc Apaches đã nổ phát súng đầu tiên của cuộc chiến, phá hủy các địa điểm radar cảnh báo sớm và SAM bằng các tên lửa Hellfire của chúng. Sau này chúng đã thành công trong cả hai vai trò thiết kế của mình, tất công trực tiếp chống xe thiết giáp địch và hỗ trợ gần trên không cho quân đội. Những cuộc tấn công bằng tên lửa Hellfire cùng cannong của những chiếc trực thăng Apache đã phá hủy rất nhiều xe tăng, xe thiết giáp địch.



Tên lửa Hellfire - Trang bị trên trực thăng AH-64 Apache.







[URL="http://tri.army.mil/lc/cs/csa/hellfire.gif"]




[URL="http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/3c/AH-64_dsc04578.jpg/597px-AH-64_dsc04578.jpg"][/URL]

Trực thăng AH-64 Apache:

AH-64 Apache là loại máy bay trực thăng tấn công có 2 chỗ ngồi, được đẩy bằng 2 động cơ tua bin. Nó được trang bị một pháo M230 cỡ 30mm, đồng thời mang cả tên lửa và rocket ở cánh phụ của nó.
AH-64 Apache là loại máy bay trực thăng hiện đại đang được sử dụng hiện nay. Với thiết kế để có thể hoạt động ở mọi địa hình, nó có khả năng hoạt động cả trong ngày hay đêm và trong điều kiện thời tiết bất lợi phi công sẽ dùng mũ có hệ thống quan sát thuận lợi cho việc chiến đấu (kể cả ban đêm). Apache cũng đựoc trang bị một số loại thiết bị điện tử hàng không mới nhất như Hệ thống thu nhận mục tiêu, Hệ thống nhìn đêm của Phi công (TADS/PNVS), Hệ thống định vị toàn cầu (GPS).
Apache được Mỹ sử dụng trong chiến đấu lần đầu tiên là vào năm 1989 trong Cuộc chiến Panama. AH-64A Apache và AH-64D Apache đã đóng vai trò quan trọng trong một số cuộc chiến tranh ở Trung Đông, gồm Chiến tranh vùng Vịnh, Chiến dịch Tự do bền vững AfganishtanCuộc chiến Iraq năm 2003. Các máy bay trực thăng Apache đã chứng tỏ là các thợ săn xe tăng tuyệt vời và cũng phá hủy hàng trăm các loại xe bọc thép (chủ yếu của quân đội Iraq).

Trực thăng AH-64 Apache có 4 dạng là AH-64A, AH-64B, AH-64C, AH-64-64D. AH-64A và AH-64D là 2 loại chính được sử dụng trong Quân đội Mỹ.

Thông số kỹ thuật:

  • Phi hành đoàn: 2 phi công.
  • Chiều dài chính: 17,73 m.
  • Sải cánh: 14,63 m.
  • Chiều cao: 3,87 m.
  • Trọng lượng không tải: 5.165 kg.
  • Tải trọng toàn bộ: 8.000 kg.
  • Trọng lượng cất cánh: 9.500 kg.
  • Công xuất đẩy 1.260 kW.
  • Tốc độ lớn nhất 182 mph, 293 km/h.
  • Tầm chiến đấu: 480 km.
  • Trang bị:
Súng máy M230 30 mm. Tên lửa AGM-114 Hellfire, AIM-92 Stinger, AIM-9 Sidewinder. Rocket Hydra 70.[URL="http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/27/McDONNELL_DOUGLAS_AH-64_APACHE.png/300px-McDONNELL_DOUGLAS_AH-64_APACHE.png"][/URL]

Súng máy 230 30mm



Súng máy M230 30mm và Tên lửa AGM - 114 Hellfire.



Tên lửa tầm nhiệt Không-đối-không (đầu tiên) AIM-9 Sidewinder

[URL="http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/66/Sidewider_missile_20040710_145400_1.4.jpg/800px-Sidewider_missile_20040710_145400_1.4.jpg"][/URL]
Rocket Hydra 70.


[URL="http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/4f/FZ-207_rocket_launcher_P1220931.jpg/800px-FZ-207_rocket_launcher_P1220931.jpg"][/URL]

Dòng họ Rocket Hydra 70



AH-64 Apache , nhìn từ phía trước.






Hệ thống nhìn đêm cải tiến.

Quân đội Mỹ đang phát triển một hệ thống cảm biến ban đêm mới – Hệ thống phát hiện chính xác mục tiêu, hỗ trợ tầm nhìn đêm (Arrowhead) – cho loại trực thăng tấn công AH-64 Apache.

[SIZE=+0][SIZE=+0]Hệ thống mới sẽ có tính nhạy cảm cao hơn so với bất cứ máy ngắm ban đêm nào. Được ví như một chiếc đèn pha rọi, nó tích hợp một camera hồng ngoại độ phân giải cao nhằm giúp người điều khiển thấy rõ mọi vật như trong ban ngày. Các hình ảnh sẽ được truyền tới đầu máy ngắm, và hệ thống Arrowhead sẽ tự động chuyển hướng thẳng đến những vị trí mà người phi công đang nhìn. Ngoài ra, hệ thống cũng có một máy dò và phát hiện mục tiêu bằng laze.
[/SIZE]


[SIZE=+0]Ưu điểm của thiết bị này là đáng tin cậy khi sử dụng và rẻ hơn khi cần bảo dưỡng. Quân đội Mỹ hiện đang mua 266 chiếc Arrowhead nhằm trang bị cho toàn bộ mẫu trực thăng AH-64. Hàng sẽ bắt đầu được giao vào đầu năm sau.[/SIZE]

Máy bay trực thăng chiến đấu ngày càng được cải thiện tinh vi hơn, và chiếc AH-64D Apache Longbow đã chứng minh khả năng với nhiều công nghệ tiên tiến sẽ được áp dụng trên những chiếc trực thăng chiến đấu tương lai. Người Nga hiện đang phát triển chiếc Ka-50, và Mi-28, chúng gần như tương đương nhau dù những chiếc trực thăng này không được kết nối với một hệ thống chỉ huy và điều khiển ở mức độ cao như của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, về thao diễn những chiếc trực thăng Nga bay nhanh và nhanh nhẹn hơn. Những nhà nghiên cứu trực thăng chiến đấu cảm thấy rằng việc được kết nối với một hệ thống là yêu cầu đối với bất kỳ một quân đội hiện đại nào, bởi các trực thăng chiến đấu ngày càng được tích hợp trở thành một phần trong một hệ thống hỗ trợ được kết nối với nhau trong hầu hết các quân đội trên thế giới.

Những bài học về sử dụng chiến thuật Trực thăng chiến đấu:

Có lẽ một trong những điều tốt nhất rút ra được từ cuộc tấn công thất bại vào những chiếc xe tăng ở Karbala, Iraq, là chiếc AH-64 quả thực có khả năng tồn tại tốt ngay cả khi đã bị hư hại. Một trong những điều tồi nhất rút là được là những chiếc trực thăng chiến đấu, khi không có SEAD (Triệt hạ Phòng không Đối phương) kết hợp, không thể thâm nhập một khu vực phòng thủ đã được cảnh báo.
Ngày 24 tháng 3 năm 2003, Quân đoàn Vcủa Mỹ tung ra một cuộc tấn công, với 32 chiếc Apache, vào Sư đoàn thiết giáp Medina tại Karbala, với một kế hoạch tấn công phải bay qua vùng Karbala. "Các quan chức quân đội hiện tin tưởng rằng các vùng tập hợp không quân mà Quân đội đã lập ra ở xa mạc Iraq đã bị quân trinh sát địch giám sát, và địch quân đã biết trước về những chuẩn bị cho trận đánh vào đêm ngày 24." Chỉ huy quân đoàn đã nói với các phóng viên rằng những phân tích sau cuộc tấn công cho thất quân trinh sát Iraq đã báo động phòng thủ bằng những chiếc điện thoại di động.
Khi họ tiếp cận, hệ thống điện ở Karbala bị cắt, và đêm rất tối. Những chiếc Apache rơi vào lưới lửa phòng không dày đặc. Một chiếc bị bắn hạ (phi đội được giải cứu), và nhiều chiếc khác bị thiệt hại tới mức cuộc tấn công phải bị hủy bỏ.
Hai ngày sau đó, quân đội một lần nữa sử dụng những chiếc Apache để tiến hành một cuộc tấn công sâu ban đêm. Tuy nhiên, chiến thuật sử dụng rất khác so với chiến thuật ngày 24 tháng 3.

Ngày 26 tháng 3, các hệ thống khác đã hộ trợ cuộc tấn công, bắt đầu bằng bốn phút nã pháo để làm các pháo thủ địch mất tập trung. Khi những chiếc trực thăng bay qua vùng Najaf, ánh sáng lại biến mất, và lửa đạn ngày càng dày đặc khi họ tiếp cận mục tiêu.
Hai điều khác nhau đã được thực hiện. "Những chiếc Apache bắn trả khi bay chứ không sử dụng kiểu chiến thuật thông thường của quân đội là lượn lờ trên chiến địa. Điều này khiến chúng khó bị trúng đạn hơn nhưng tỷ lệ bắn trúng mục tiêu đối phương cũng thấp hơn." Tương tự, những chiếc máy bay chiến đấu cánh cứng hỗ trợ và bảo vệ cho những chiếc Apaches và tiêu diệt các điểm phòng không đối phương. Khi những chiếc trực thăng tiến vào, chúng thông báo qua rario địa điểm các mục tiêu phòng không cho những chiếc máy bay chiến đấu.

Cuộc tấn công ngày 24 hiện vẫn được phân tích, các sỹ quan không quân cho rằng chỉ riêng chiếc AH-64 không thể đảm đương hiệu quả nhiệm vụ tấn công sâu mà không có hỗ trợ từ máy bay thông thường. Các nhà phân tích khác cho rằng nhiệm vụ này đã bị lên kế hoạch tồi và quân Iraq có thông tin trinh sát tốt về con đường tấn công của kẻ địch. Thật vậy, nhiệm vụ của trực thăng Apache nói chung đã được chuyển từ tấn công sâu sang hỗ trợ trực tiếp cho bộ binh.

Một số hình ảnh về Trực thăng AH-64 Apache.



[/SIZE][/URL]









Hiện nay trực thăng chiến đấu AH-64 Apache được trang bị và sử dụng trong Quân đội các nước: Mỹ, Nhật, Israel, Anh, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Ai Cập, Hi Lạp, Kuwait, Hà Lan, Ảrập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.

Thực tế chiến trường: Chiến tranh Panama, Chiến tranh Iraq, Chiến tranh Nam Tư (Kosovo), Chiến tranh Afganishtan.


 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
SIMONOV 7.62mm SELF-LOADING RIFLE (SKS)




RPD-7.62mm GPMG

Nhầm nhọt rồi cụ ơi.

Khẩu trên bọn em vẫn gọi là CKC , hộp đạn 10 viên nằm trong ốp súng. Tầu cải tiến có thể lắp được băng như AK nhưng là băng ngắn 20 viên.

Khẩu dưới là RPK , 1 biến thể của AK , nòng dài hơn, và có thêm 2 chân. Hộp đạn 50 viên.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
KA-50 Black Shark (Nga).




Trực thăng tấn công Ka-50 Black Shark (Cá mập đen), được phát triển bởi Tổ hợp Công nghiệp cổ phần trực thăng Kamov. Truyền thống của “họ” nhà trực thăng KA là không có cánh quạt nhỏ ở sau đuôi, mà dùng hai cánh quạt lớn đồng trục quay ngược chiều nhau.
KA-50 là loại trực thăng có hiệu suất chiến đấu cao trong cả ban ngày lẫn ban đêm, tính thích nghi cao với mọi điều kiện chiến đấu, hoả lực mạnh để chống các mục tiêu trên không cũng như diệt xe tăng có trang bị vũ khí phòng không. Loại trực thăng này phục vụ trong quân đội Nga từ năm 1995 và được sản xuất tại Công ty phát triển hàng không Arseniev
(Nga). Đợt đầu tiên có 8 chiếc Ka-50 được xuất xưởng.
Đến nay, không quân Nga đã mua 12 chiếc trong những chương trình đặc biệt, nhưng đến năm 2005 thì ngân sách cho chương trình này bị cắt.
Thời gian phát triển Ka-50 ở mức kỷ lục, bởi vì các hệ thống chính của nó đều do các nhà thầu phụ khác đảm nhiệm. Cuối cùng, Ka-50 đã được lựa chọn làm loại trực thăng hỗ trợ cho các lực lượng đặc biệt, trong khi Mi-28 trở thành máy bay tấn công hạng nặng của quân đội. Việc sản xuất Ka-50 đã được tái khởi động năm 2006.

Mọi thông tin mật về loại trực thăng này đã được hoàn toàn giữ bí mật trong những năm 1970 – 1980. Tình báo Mỹ đã không thành công trong việc thu thập những thông tin về nó. Nhưng tình hình nhanh chóng thay đổi chỉ sau vài năm. Mọi người được chứng kiến loại trực thăng mới khi nó được trình diễn lần đầu tiên tại Triển lãm máy bay Pa năm 1992.


Kiểu tấn công ban đêm Ka-50N, với hệ thống quan sát ban đêm dùng nhiệt, dò đường bằng laser Sam****-50T được phát triển và chiếc Ka-mốp thâm nhập được vào Công nghiệp hàng không Israel (IAI) để được sản xuất thành một kiểu mới Ka-50-2 Erdogan, phù hợp để trang bị các vũ khí của NATO và buồng lái của Israel. Thực ra, lúc đầu đây là một sự kết hợp giữa công nghiệp hàng không của Nga và Israel để đáp ứng yêu cầu của Không lực Thổ-Nhĩ-Kỳ. Đây là kiểu hai người lái ngồi trước – sau.

KA-52: được thiết kế là loại trực thăng hoạt động trong mọi thời tiết, do đó nó được thiết kế có hai người lái, giữ nguyên các tính năng chiến đấu của Ka-50, cả về vũ khí. Phi công cùng với các trang bị như quần áo và mũ bay cũng là những thiết bị hỗ trợ kết hợp với các thiết bị lắp trên máy bay như hệ thống nhận biết mục tiêu địch – ta, định vị mục tiêu trong cả ban ngày lẫn ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết.Tham gia vào dự án còn có các tổ hợp của Pháp: Sextant và Thomson. Chiếc Ka-50 giữ được 85% cơ sở của Ka-50: sát-xi, động cơ… Trực thăng cũng được trang bị hệ thống thoát hiểm cho phi công. Chiếc Ka-52 cũng được sử dụng như trực thăng huấn luyện.

Ka-52 nặng hơn Ka-50 do đó làm thay đổi chút ít tính năng bay - kỹ - chiến thuật của nó. Tuy nhiên, điều đó không ảnh hưởng quá lớn đến tổng thể chiếc trực thăng.

Ngoài ra, chiếc Ka-52 khác “người tiền bối” của nó ở phần trước của thân máy bay, hình dạng buồng lái và việc bố trí quan sát 360o vòng quanh của phi công và hệ thống ngắm.

Mũ bay của phi công cũng có thiết bị quan sát và thông báo đặc biệt, mọi thông tin của máy bay và các thông tin chiến trường khác được hiển thị lên màn hình trong mũ bay trước mắt phi công – tương tự như những mũ bay đang được Không quân Mỹ sử dụng, nhưng đơn giản, rẻ tiền hơn và dùng lẫn được, hiệu quả không kém.

KA-52





Lịch sử phát triển

Việc phát triển nghiên cứu và sản xuất loại trực thăng này được bắt đầu năm 1978 theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Liên Xô có từ năm 1977. Tên mật của mẫu V-80 được dùng cho đến tận năm 1992, khi tên KA-50 được đặt cho chiếc trực thăng mới của Kamov. Nó được thiết kế cho các hoạt động mặt đất chứ không phải trên biển như hầu hết các kiểu Kamov trước đó (Ka-25 và Ka-27). Mô hình tỷ lệ 1:1 đầu tiên được trình bày cho Bộ tổng tham mưu Xô-Viết tháng Năm năm 1980. Sau hai năm, ngày 17 tháng Sáu năm 1982 nó đã có chuyến bay đầu tiên. Trong thời gian đó tập thể thiết kế của Công trình sư Mil cũng nỗ lực để cho ra chiếc Mil mới Mi-28 (Nay được gọi là Havoc). Cả hai chiếc đều được tiến hành trong chương trình thiết kế trực thăng thế hệ mới. Trong quá trình thử nghiệm so sánh, KA-50 tỏ ra trội hơn một chút. Điều đó làm cho việc thử nghiệm được tiến hành làm đi làm lại đến ba lần, cho cùng một kết quả. Bộ quốc phòng Liên Xô quyết định phát triển cả hai mẫu thiết kế.

Cả trực thăng chiến đấu Ka-50 lẫn AH-64A Apache của Mỹ đều được thiết kế nhằm mục tiêu cho ra một chiếc trực thăng có thể chống được vũ khí phòng không của xe tăng, trở thành một “sát thủ diệt xe tăng” hữu hiệu. Trang bị hệ thống dẫn đường tên lửa chống tăng hiện đại, Ka-50 có thể hạ được xe tăng, các ổ phòng không và các mục tiêu phòng ngự khác từ khoảng cách 6 km. Những người thiết kế của Tổ hợp Kamov định thiết kế nó để dùng trong các nhiệm vụ chống các phương tiện thiết giáp và cơ giới mới, hiện đại, diệt các mục tiêu trên không và bộ binh chủ lực địch. Chiếc trực thăng hai cánh quạt đồng trục này có tính năng bay hết sức hiệu quả và do đó, nó giúp cho phi công dễ dàng điều khiển, cơ động trong chiến đấu. Nó có thể hành động thành công trong các tình huống chiến đấu ban đêm cũng như ban ngày, trong mọi điều kiện thời tiết đồng thời có khả năng tồn tại - tự bảo vệ cao trước vũ khí của đối phương. Chiếc trực thăng vì thế được thử nghiệm trong những điều kiện chiến đấu hết sức khắt khe. Với giá thành không quá cao như các loại tương đương của NATO, chiếc KA-50 được xem là không có đối thủ về các tính năng kỹ - chiến thuật.

Trực thăng KA-50 Black Shark:




Chiếc Ka-50 được thiết kế nhỏ gọn, nhanh và linh hoạt nhằm có được ưu thế tồn tại và khả năng tấn công. Tương tự như nhiều loại máy bay thời kỳ Xô Viết khác, nó được cho là có các tính năng bay vượt trội nhưng có hệ thống điện tử kém so với các đối thủ phương Tây -- như loại AH-64 Apache và Eurocopter Tiger. Hệ thống điện tử của nó không tinh vi như những chiếc trực thăng phương Tây nhưng nó hoạt động rất hiệu quả và khả năng bảo dưỡng đơn giản trong điều kiện chiến trường. Để có trọng lượng và kích thước nhỏ nhất (nhờ thế có tốc độ và tính linh hoạt cao)-ngoài các loại vũ khí-nó chỉ được điều khiển bởi một phi công. Kamov đã rút ra kết luận sau những trận đánh với máy bay trực thăng tại Afghanistan và các chiến trường khác rằng các nhiệm vụ tấn công đặc trưng của máy bay trực thăng như tiếp cận tầm thấp, phát hiện mục tiêu và khai hỏa không đồng thời yêu cầu hoa tiêu, thao diễn bay, và hoạt động điều khiển vũ khí của phi công; và vì thế với những hệ thống hỗ trợ được thiết kế tốt, chỉ một phi công cũng có thể đảm đương được nhiệm vụ. Tuy nhiên, một câu hỏi vẫn chưa được giải đáp liệu trên thực tế các phi công Ka-50 có bị quá tải khi phải hoàn thành tất cả những công việc đó.

Thiết bị điện tử: Hệ thống bay tự động và hiển thị HUD (head-up display) giống trên Mig-29. Bộ cảm biến hồng ngoại FLIR (forward-looking infrared) và ra-đa dẫn đường…

Động cơ: Chiếc Ka-50 được trang bị hai động cơ TV3-117VMA tua-bin, mỗi chiếc có thể phát động một công suất 2.200 ngựa.

Vũ khí: Ka-50 có thể trang bị vũ khí cho chiến đấu trên mặt đất, cũng như các hoạt động phối hợp với các hoạt động trên biển. Do đó tải trọng của máy bay có thể cho phép nạp đến hai tấn vũ khí: tên lửa chống xe tăng, rocket không đối không (không có dẫn đường) các cỡ, tên lửa không đối không, pháo, bom và các loại vũ khí khác.


Trực thăng có đến bốn hệ thống treo phụ dưới cánh, có thể treo được nhiều thứ vũ khí, đồng thời có thể treo được pháo 23mm hoặc thùng nhiên liệu phụ. Ở chỗ này có thể treo được tới 12 tên lửa chống tăng siêu âm Vichr, có thể tiêu diệt mục tiêu từ khoảng cách tới 8 km. Sức xuyên của loại tên lửa này hết sức lớn, có thể xuyên được thép dày tới 900mm.

Trực thăng Ka-50 còn được trang bị khai khẩu pháo bắn nhanh 30mm 2A42, dùng để bắn mục tiêu cả trên không lẫn dưới đất, hai pháo này có 460 viên đạn hai dạng: đạn nổ và đạn xuyên, có thể lựa chọn trong chiến đấu. Khối lượng của đạn là 0,39 kg/viên, sơ tốc 980 mét/giây và có thể bắn từ khoảng cách 4 km. Góc bắn của pháo từ 2 đến 4 ra-đi-an mét .
Trang bị:


  • 1x súng Shipunov 2A42 30mm.
  • Có thể mang nhiều loại vũ khí gồm 2x giá súng 2 nòng 23-mm (940 viên mỗi nòng), 12 x AT-16 VIKHR ATGM, 2x Vympel R-73 (NATO: AA-11 Archer), 40x 80 mm (3.2 in) rocket trong 2 giá (S-8 Rocket), 4x 500 kg bom, 500 l (130 US gal) thùng nhiên liệu ngoài.
Pháo 30mm được lắp bán cố định hai bên máy bay, có thể cử động lên xuống và thay đổi góc phương vị. Tính năng cơ động của máy bay cho phép hệ thống kiểm soát vũ khí quay (toàn bộ máy bay và) súng về mục tiêu trong tầm nhìn của phi công với tốc độ tương tự tháp pháo của loại Apache hay tốc độ quay của Mil-28. Khung bán cố định cải thiện độ chính xác của pháo, cho phép pháo có tầm bắn thực tế xa hơn và tỷ lệ trúng đích lớn hơn ở tầm trung so với một tháp pháo quay tự do.


Pháo 30mm được lắp bên hông KA-50, bên dưới cánh.


[FONT=arial,sans-serif][SIZE=-1]AT-16 Vikhr ATGM (Tên lửa chống tank - Tầm bắm tối đa 8km).
[/SIZE][/FONT]
[FONT=arial,sans-serif][SIZE=-1]
[/SIZE][/FONT]


Tên lửa Vympel R-73 (Tên gọi của NATO là AA-11 Archer).




S-8 rocket



[URL="http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/b9/S-8_KOM_80_mm_rocket.jpg"][/URL]

Động cơ: Động cơ tua-bin đồng trục của trực thăng cho phép nó đạt trần bay 4000 m, tốc độ lên cao 10 m/giây ở độ cao 2500 m. Các cánh quạt được làm bằng chất liệu pô-li-me, nhẹ và bền chắc. Kết cấu hai chong chóng của trực thăng đã đảm bảo cho tính cân bằng của nó.

Hai động cơ được lắp trên hai vị trí cách xa nhau làm giảm khả năng bị trúng đạn hỏng cả hai chiếc. Máy bay có thể tiếp tục hoạt động trong 30 phút từ khi hết nhiên liệu, cho phép phi công kịp thời hạ cánh ở một chỗ an toàn, trong trường hợp đạn trúng thùng nhiên liệu. Buồng lái có thể bảo vệ phi công khỏi đạn 12,7mm và mảnh đạn pháo 23mm. Ngay cả các cánh quạt của hai chong chóng cũng có cơ cấu tự bảo vệ cho phép máy bay vẫn có thể bay được trong trường hợp bị trúng đạn. Thùng xăng có cơ chế tự hàn, phòng ngừa trường hợp đạn bắn trúng. Tất cả hệ thống của động cơ được giảm nhiệt đến mức tối đa để tránh tên lửa tìm diệt bằng nhiệt của đối phương.

KA-50 còn có hệ thống thoát hiểm đầu tiên trên thời gian, cho phép phi công thoát ra khỏi máy bay trong mọi độ cao và tốc độ: hệ thống phóng phản lực K-37-800 được sản xuất bởi Công ty cổ phần Nghiên cứu và sản xuất Ngôi Sao ở Moscow, được kết hợp với bộ cứu hộ NAZ-7M dùng hệ thống dù PS-37A, cho phép trong trường hợp khẩn cấp tự động bắn phi công ra (ở tốc độ từ 0 đến 350 km/giờ, ở độ cao từ 0 đến 6000m).

Khả năng bay lượn: Tương tự như những trực thăng khác của Kamov, nó được trang bị hệ thống cánh quạt ngược chiều rotor đồng trục đặc trưng, vì thế không cần tới cánh quạt đuôi, tăng khả năng thao diễn trên không của máy bay-nó có thể bay vòng, cuộn và có thể bay vòng tròn ở mọi độ cao, góc nâng, tốc độ gió trong khi vẫn giữ được hướng quan sát tốt tới mục tiêu. Việc loại bỏ cánh đuôi cũng là một ưu thế đáng kể bởi vì cánh đuôi cân bằng mô men xoay có thể tiêu tốn tới 30% công suất động cơ. (Ka-50 của Klimovs có công suất cánh quạt (shaft horsepower) là 2200 cho mỗi chiếc, cao hơn loại tuốc bin cánh quạt trang bị cho Apache của General Electric ở mức 1890 shp, khiến loại máy bay này có khả năng thao diễn vượt trội.) Hơn nữa, tiếng động và hộp số phía sau của máy bay trực thăng thường là nguyên nhân khiến nó bị bắn hạ trong chiến đấu (như đã được chứng minh tại Việt Nam); cơ cấu truyền động toàn bộ của Ka-50 khiến nó trở thành một mục tiêu khá nhỏ với hỏa lực mặt đất. Kamov cho rằng cơ cấu phát động đồng trục có thể giúp máy bay tồn tại sau khi dính đạn 23mm. Mô men xoắn bị triệt tiêu cũng cho phép máy bay không bị ảnh hưởng bởi sức và hướng gió, và có tỷ suất quay vòng vượt trội ở mọi tốc độ.

Đặc tính kỹ thuật:

Kích thước

Đường kính cánh quạt

14.5 mét

Chiều dài cả chong chóng

15.9 mét

Chiều cao tổng thể

4.9 mét

Sải cánh

7.3 mét

Khối lượng

Khối lượng rỗng

7,692 kg

Khối lượng cất cánh bình thường

9,800 kg

Khối lượng cất cánh cực đại

10,800 kg

Khối lượng vũ khí thường mang

610 kg

Khối lượng vũ khí thường cực đại có thể mang

1,811 kg

Power plant

Hai động cơ TV3-117VMA

2 x 2,200 ngựa

Tính năng bay

Tốc độ bay bằng tối đa

310 km/h

Tốc độ bổ nhào

390 km/h

Tốc độ bình thường

270 km/h

Độ cao hoạt động

4,000 mét

Trần bay

5,500 mét

Tốc độ lên cao ở độ cao 2,500 m

10 m/s;

Tầm bay với khối lượng cất cánh bình thường

460 km


Tháng 1 năm 2001, chiếc Ka-50 lần đầu tiên tham chiến khi nó tấn công các mục tiêu ở Chechnya. Sau đó, nó đã đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ tại đây, dù không bằng loại Mi-24, có lẽ vì loại này được trang bị thích hợp hơn cho kiểu chiến tranh du kích tại đó.



Một số hình ảnh về trực thăng chiến đấu KA-50




quả ảnh lè phê chưa các kụ :P trông bom và đạn khiếp quá :D








Quốc gia sử dụng: Hiện tại KA-50 chỉ được trang bị hạn chế cho quân đội Nga sử dụng - số lượng rất ít. Và chưa có quốc gia nào trang bị KA-50 cho quân đội của mình.


Thực tế sử dụng trên chiến trường: Cuộc chiến chống du kích quân Chechnya.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Ka-52 phiên bản 2 chổ ngồi của Ka-50 Dĩ nhiên ra đời sau Ka-50















 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Agusta A129 Mangusta












A129 là loại trực thăng gunship của Ý, do hãng Agusta chế tạo, nó là trực thăng 100% xuất xứ Tây Âu. Nó là trực thăng chiến đấu diệt tank được quân đội Ý đặt hàng từ năm 1978 với hãng Agusta. Mục đích đầu tiên là diệt tank sau đó là dùng để do thám, diệt bộ binh, yểm trợ bộ binh tấn công và cả đánh lại máy bay chiến đấu. Năm 93 thì hoàn thành và đưa vô biên chế quân đội, tổng cộng chỉ có 60 chiếc.











Nhìn bề ngoài khá giống với Apache của Mỹ​










Buồng lái được thiết kế 2 chỗ ngồi cho lái chính và hoa tiêu, trong đó các khoang lái đều được trang bị màn hệ thống màn hình hiển thị đa chức năng nhằm trình bày các thông tin từ các hệ thống quản lý tích hợp của máy bay và cung cấp một bản đồ tổng hợp về đường bay, trao đổi dữ liệu , tình trạng vũ khí, lựa chọn vũ khí , thông tin liên lạc với trạm mặt đất và các máy bay khác. Và cả hệ thống nhắm bắn ở mũ pilots.​










Nó được trang bị radar cảnh báo sớm: Elettronica ELT-156, hệ thống cảnh báo tia laser BAE Systems RALM-101 đều của Ý, hệ thống radar diện tử: Elettronica ELT-554, radar hồng ngoại BAE Systems IEWS AN/ALQ-144A​





Với mục đích đề ra như trên nên A129 được trang bị vũ khí hiện đại và dữ dằn,​





Để chống tank A-129 mang theo:





Tên lửa Hellfire (giống cái mà Apache đeo), đại bác TOW.


hay các ống tên lửa Skike ER​










Ngoài ra còn có hỏa tiễn 80 hay 70 ly không có dẫn đường và súng máy 3 nòng ghé trước mũi.​










Về chống lại máy bay chiến đấu thì nó mang theo Stinger hay Mistral





Hai cái Mistral










Do những khả năng chiến đấu như vậy nên nó được trang bị các thiết bị dò tìm hiện đại như hệ thống night vision, để bay đêm, hệ thống lái tự động trong mọi thời tiết. Hệ thống hồng ngoại night-vision (HIRNS) bao gồm một bộ chuyển tiếp nhìn hồng ngoại (FLIR), được truyền và gắn kết trên trên mũi của máy bay rồi chuyển thông tin lên kính ngắm gắn trên mũ pilot.​





Nó đã phục vụ cho quân Ý trong các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ ở Macedonia, Somalia và Angola. Nó cũng tham gia ở chiến trường Iraq và Afghanistan với vai trò là yểm trợ bộ binh.​











Thông số chung:





Phi hành đoàn: 2 pilot


Dài: 12.62 m (41 ft 5 in)​


Cánh quạt: 11.90 m (39 ft 1 in)​


Cao: 3.35 m (11 ft 0 in)​


Diện tích bề mặt: 444.9 m² (4,789 ft²)​


Trọn lượng rỗng: 2,530 kg (5,580 lb)​


Trọng lượng cất cánh tối đa: 5,100 kg (11,245 lb)​


Động cơ: 2× LHTEC T800-LHT-800 turboshafts, 1,024 kW (1,373 shp) each​


Số lượng cánh quạt: 5 cánh quạt​





Thông số kỹ thuật:






Tốc độ tối đa: 294 km/h (160 knots, 184 mph)


Tốc độ tuần tiễu: 269 km/h (145 knots, 167 mph)​


Tầm bay: 561 km (303 nm, 341 mi)​


Trần bay: 6,096 m (20,000 ft)​


Tốc độ lên: 13.97 m/s (2,750 ft/min)​


Thực ra thì tên đầy đủ của nó là Eurocopter Tiger, được 3 nước Pháp, TBN và Đức hợp tác sản xuất, Hãng Eurocopter đã sản xuất ra nó. Năm 1984, Đức và Pháp có nhu cầu về 1 loại trực thăng chiến đấu chuyên nghiệp đa nhiệm nhiều phiên bản phục vụ cho nhu cầu quốc phòng của mình, nhu cầu đó được đáp ứng bởi liên doanh: Erocopter (một chi nhánh của EADS) được thành lập bởi 3 công ty : DaimlerChrysler Aerospace của Đức, Aerospatiale Matra của Pháp và CASA của Tây Ban Nha.)​










Bề ngoài nó khá giống AH-1 Cobra của Mỹ loại gunship từng 1 thời tung hoành khắp miền nam Việt Nam





Từ 2003 trở đi nó được đưa vô biên chế quân đội các nước tham gia và cũng có đơn hàng từ các nước khác. Đức: 120 chiếc, Pháp:120 chiếc các phiên bản.​





Mục đích của nó là diệt tank, chiến đấu và cả do thám, nên nó được làm từ 80% là composite, 11 % là nhôm và 6% là titan và các nguyên liệu khác. Vì vậy, nó khá nhẹ và rất cơ động trong chiến trường hẹp.​









Nó có khả năng lộn nhào như Su-..., có 1 đặc điểm là gunship của Nga thường to hơn gunship của Mỹ và Châu Âu.










Với mục đích chiến đấu đa nhiệm và do thám nên nó được trang bị các thiết bị điện tử và dò tìm cực kỳ tối tân.​





Nó có hai chổ ngồi trong đó đặc biệt là 1 lái chính và 1 xạ thủ. Đây là điều chưa từng có trong các bản gunship của các nước trước đây, lái chính kiênm luôn hoa tiêu và chỉ điểm cho xạ thủ. Trên mũ pilot có gắn thệ thống màn hình hiển thị nhỏ kiêm kính ngắm - TopOwl HMSD của Thales Avionics hay HMSD của BAE systems.​





Trên c-ockpit được trang bị màn hình hiển thị được cung cấp bởi Thales Avionique và VDO Luftfahrtgerate Werk GmbH, để hiển thị về thông tin vũ khí, đường bay....​










Nó có hệ thống radar BAE Systems Canada CMA 2012, hệ thống GPS, hệ thống radar khoá mục tiêu cho tên lửa, radar cảnh báo nhận, laser Warner, hệ thống hồng ngoại nightvision bay đêm,...​










Phiên bản chiến đấu: Tiger HAP, Tiger HAD


Phiên bản Do thám: Tiger ARH​


Phiên bản diệt tank: UH Tiger, chúng ta không nên nhầm lẫn chữ U trong UH-Tiger với chữ U trong UH-1, UH Tiger là (Unterstützungshubschrauber Tiger), còn U trong UH-1​

Về vũ khí thì nó được trang bị các loại tên lửa dẫn đường hầm hố:​










1. Tên lửa chống tank 8 cái PARS 3 LR của Đức​










hoặc 8 cái HOT3 của Pháp​











8 cái Rafael Spike-ER của Tây Ban Nha​









Hoặc 8 × AGM-114 Hellfire II/ 19× 70 mm hoặc 22 × 68 mm hoặc 7× 70 mm tên lửa không dẫn đường SNEB.....​





Hay là 2 bó Hydra (19× 70 mm) giống y chang như Apache.​





2. Về không chiến thì có AIM-92 Stinger (2 trái móc hai bên, cũng giống Apache)​










3. Tự vệ và đánh bộ binh​





Súng máy Rheinmetall RMK30mm (Đức)/30 mm GIAT cannon (Pháp)​





Rheinmetall RMK30mm










Hoặc súng máy 12,7 ly hay 20ly​





Ngoài ra nó còn có các hệ thống cảnh báo máy bay bị tên lửa đối phương khoá, thả mồi giải để đánh lừa tên lửa đã khóa nó, rồi radar dẫn đường và laser dẫn đường cho tên lửa nó phóng ra.​





Thông số chung:





Phi hành đoàn: 2 (pilot, weapon systems officer)


Dài: 14.08 m fuselage (46 ft 2 in)​


Cánh quạt: 13.00 m (42 ft 8 in)​


Cao: 3.83 m (12 ft 7 in)​


Diện tích bề mặt: 133 m² (1,430 ft²)​


Trọng lượng rỗng: 3,060 kg (6,750 lb)​


Trọng lượng cất cánh tối đat: 6,000 kg (13,000 lb)​


Khối lượng nhiên liệu nạp: 1,080 kg (2,380 lb)​


Động cơ: 2× Rolls-Royce/Turbomeca/MTU MTR390 turboshafts, 873 kW (1,170 shp)​





Thông số kỹ thuật





Tốc độ tối đa: 290 km/h


Tầm bay: 800 km (430 nm, 500 mi)​


Trần bay: 4,000 m (13,000 ft)​


Tốc độ lên: 10.7 m/s (2,105 ft/min)​


Tên cúng cơm của em nó là: Denel AH-2 Rooivalk Helicopter gunship​










Denel AH-2 Rooivalk là một trực gunship hiện đại, sản xuất tại Nam Phi do hãng Denel Aerospace Systems sản xuất. Nó được phục vụ trong không quân Nam Phi lần đầu tiên nhập vào từ năm 1999 và đến 2005 chỉ có 06 chiếc được đưa vào phục vụ.​
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Năm 1984, Nam Phi muốn có 1 chiếc trực thăng chiến đấu để phục vụ cho cuộc chiến tranh biên giới với Angola. Denel AH-2 Rooivalk được manh nha từ đó, sau nhiều bản thử nghiệm cuối cùng AH-2 được chọn để phát triển.



Nhìn bề ngoài rất nhiều người dễ lẫn lộn nó với 2 trực thăng của Châu Âu tớ đã post là Eurocopter Tiger hoặc Agusta 129 Mangusta vì thiết kế của nó cũng mô phỏng kiểu trực thăng nổi tiếng của Mỹ là Apache. Do ở Châu Phí khí hậu khắc nghiệt nên AH-2 Rooivalk được thiết kế để hoạt động trong thời gian dài phù hợp với khí hậu Nam Phi. Nó cũng được thiết kế như 1 máy bay vận tải nhẹ có thể chở thêm 4 người.













Mục đích đầu tiên của nó là: Chống tank, tiếp theo là hỗ trợ bộ binh, yểm trợ trực thăng vận tải chở quân nhảy vùng, do thám, tải thương...Có thể nói nó là trực thăng chiến đấu đa nhiệm. Cũng giống như các loại trực thăng chiến đấu hiện đại khác, trên c-ockpit của nó có trang bi hệ thông màn hình hiển thị đa chức năng tạo điều kiện dễ dàng cho pilot kiểm soát máy bay.​









Rooivalk có giao diện trên màn hình hiển thị thân thiện với người dùng cho tất cả các yêu cầu của pilot và kiểm soát máy bay. Có hệ thống thồn tin rất hiện đại giúp nó có thể liên lạc với trạm mặt đất, kết nối dữ liệu và truyền dữ liệu về mặt đất nhanh chóng, ngoài ra còn còn có thể đóng vai trò là 1 đài chỉ huy tại mặt trận điều khiển và kiểm soát hoạt động các máy bay khác.​



Cũng giống như các máy bay gunship hiện đại khác, nó có 2 chỗ ngồi dành cho lái chính và hoa tiêu, tất cả pilot đều có hệ thống kính ngắm gắn trên Helmet (3rd generation NVG). Khi ra trận mục tiêu của nó phải là máy bay khai hỏa phủ đầu đối thủ, dựa trên thông tin phân tích mặt trận chính xác thông qua máy tính trên máy bay. Nó có hệ thống dò hồng ngoại gắn ở mũi máy bay (LLTV, FLIR) và gắn kết với kính ngắm ở mũ pilots. Hệ thống dò tìm laser, hệ thống nhìn đêm, hệ thống dẫn đường tên lữa bằng Laser, lái tự động, định vị GPS...​



Nó có khả năng hoạt động liên lục, lâu dài nhiều giờ trên 1 vùng rộng lớn do có khả năng tiếp dầu trên không từ máy bay C130 Hercules.​






Vũ trang:​






8 hoặc 16 lửa dẫn đường tầm xa chống tank Mokopa (SAL)​






4 cái tên lửa không đối không Mistral (gống Tiger của Pháp)​



38 hoặc 76 x 70 mm tên lửa không dẫn đường FFAR (giống bó rocket Hydra của Apache)​






Súng máy 2 nòng ghép 20 ly F2, 700 viên đạn nằm ở mũi máy bay.​



Tên cúng cơm của em nó là HAL (LCH)​






Thông tin về nó khá ít không như các gunship khác, nhiều thông tin tớ lấy từ web của không quân Ấn Độ. Vì nó đang trong giai đoạn thử nghiệm và chưa bay chính thức lần nào cả.​



HAL hiện nay vẫn là dự án và sẽ trang bị cho Không quân Ấn Độ với khoảng 65 chiếc bắt đầu từ năm 2010. Nó được hãng Hindustan Aeronautics Limited (HAL) sản xuất. Dự định nó sẽ phục vụ cho không quân và lục quân Ấn Độ.​



Thời điểm manh nha kế hoạch về nó thì tớ chưa có thông tin, cỡ năm 2003 thì Ấn Độ mới đưa ra được mô hình máy bay về nó. Mục đích của nó là chống tank, bộ binh, chưa có thông tin gì về việc nó có trở thành máy bay do thám hay không.​




Nó vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện tại nhà máy






Với điều kiện là sinh sau đẻ muộn nên nó kế thừa được các kỹ thuật tiên tiên của các gunship đời trước nó như Apache hay A129 hay Ka-52, hay Tiger... Trước hết là hệ thống điện tử: 2 ****pit trang bị màn hình hiển thị đa chức năng giúp cả 2 pilot dễ dàng trong điều khiển và làm chủ máy bay, hệ thống dò tìm bằng laser, định vị mục tiêu bằng laser, Kính ngắm gắn trên Helmet của pilots, radar cảnh bảo máy bay bị tên lửa đối phương khóa, radar cảnh báo tia laser và radar khóa mục tiêu (đối thủ).​



c-ockpit em nó:






Vẫn còn thử nghiệm






Vũ trang:​



1 Súng máy : 20 ly ở trước lỗ mũi 1 nòng.


2 Bó hỏa tiễn 70 ly (giống Hydra), không dẫn đường chống tank​






4 Tên lửa không đối đất, dẫn đường (chưa biết loại gì)


hoặc 4 Tên lửa không đối không, dẫn đường (chưa biết loại gì)


1 hay 2 Tên lửa chống radar, dẫn đường (chưa biết loại gì)


8 Tên lửa chống tank Helina ATGM


Boom thông thường


Boom bi


Ống phóng lựu.​






Thông số chung



Phi hành đoàn: 2


Dài: 15.8 m (51ft 8in)


Cánh quạt: 13.3 m (43 ft 6 in)


Cao: 4.7 m (15 ft 4 in)


Diện tích mặt: 138.9 m² (1472 ft²)


Trọng lượng rỗng: 2550 kg (5621 lb)


Trọng lượng tải: 4000 kg (8818 lb)


Trọng lượng tải bình thường: 2950 kg (6503 lb)


Trọng cất cánh tối đa: 5,500 kg (12125 lb)


Động cơ: 2× Shakti turboshafts, 900 kW (1200 hp) each​



Thông sô kỹ thuật



Tốc độ tối đa: 275 km/h (148 knots, 171 mph)


Tốc độ tuần tiễu: 260 km/h (140 knots, 161 mph)


Tầm hoạt động: 700km (297 nm, 342 mi)


Trần bay: 6400 m (21,300 ft)


Tốc độ lên: 12 m/s (2362 ft/min)


Diện tích tải: kg/m² (lb/ft²





Nó đang diệt tàu ngầm:​









c-ockpit Z-9:​






Các phiên bản gunship mới nhất của nó là Harbin Z-9W, đã được giới thiệu trong năm 2005 và có khả năng bay đánh nhau ban đêm, vì có gắn thiết bị dò hồng ngoại ở mũi máy bay.​



Vũ trang



Súng máy 2 nòng 23 ly​



Hay 2 bó rock 57/90 ly​






Thủy lôi chống tàu Ngầm ET52 torpedo (Hải quân):​






 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Tên lửa diệt tank HJ-8 ( anh em tank Việt Nam cẩn thận thằng này, ra trận gặp nó thì để bộ binh tùng thiết nó lượm Z-9 trước rồi mới xung phong đấy )​






Tên lửa không đối không TY - 90​






Thông số chung



Phi hành đoàn: 2 pilots​


Chở được: 10 lính​


Dài: 13.46 m (without rotors); 13.68 m (with rotors) (44ft 11in)​


Cao: 3.47 m (11ft 4in)​


Trọng lượng rỗng: 2,050 kg (4,519 lb)​


Trọng lượng cất cánh tối đa : 4,100 kg (9,038 lb)​


Động cơ: 2× Turbomeca Arriel-1C1.​



Thông số kỹ thuật



Tốc độ tối đa: 315 km/h, 195 mph (170 kt)​


Tốc độ tuần tiễu: 285 km/h, 173 mph (150 kt)​


Tầm bay: 1,000 km (621 mi)​


Trần bay: 6,000 m (20,000 ft)​



AH -64 Apache - Hồ Cẩm Đào :21:



Có mấy con gunship cánh quạt nữa:6:​








Còn 1 em của Á- Căn - Đình nữa không nhớ tên​



Panther là 1 loại trực thăng chiến đấu đa nhiệm, hai động cơ, sử dụng cho việc bay gunship, chở biệt kích, săn ngầm, diệt tank, do thám, hỗ trợ mặt đất, cứu hộ, tải thương.... được thiết kế để có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết từ trên bờ hay trên tàu.​



Nó được quân đội Pháp thiết kế, sản xuất để thay thế cho loại Alouette III đã lỗi thời, chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1972. Công ty sản xuất là Eurocopter Company nó cùng cha cùng mẹ với con Tiger.​



Nó được đánh giá là 1 trong những máy bay hạng trung tốt nhất thế giới, phiên bản sử dụng trong hải quân là HH-65.​






Hồi năm xưa, thằng Tàu đã mua bản quyền con AS565 Panther để sản xuất con Harbin - Hồ Cẩm Đào ở trên kia



Panther được làm từ các nguyên vật liệu nhôm nhẹ, sợi thủy tinh, composite chất lượng cao nhằm giảm trọng lượng và cũng để hạn chế bị radar phát hiện. Nó cũng có lớp sơn IR absorbing để nhằm hạn chế phát tia hồng ngoại để bay đêm. Ngoài ra 1 số bộ phận chính của máy bay được bọc thép để bảo vệ.​



Về điểu khiển nó được trang bị hệ thống Thales Avionics. Hệ thống điện tử bao gồm: radar cảnh báo nhận sóng của đối phương Thales TMV 011 Sherloc, một hệ thống làm nhiễu hồng ngoại và hệ thống thả mồi giả. Về săn ngầm thì nó có cái radar to như cái mâm nằm ở lỗ mũi, cũng tương tự như thằng Kamov-27 nhà Gấu.​









Panther/Dauphin đang đổ biệt kích




Nó đã từng tham gia giải cứu tàu chở khách của Pháp bị Hải tặc Somali bắt cóc ở vịnh Aden năm ngoái.






Nó đang bay gunship






Nhìn bên ngoài nó khá giống với RAH-66 và Ka-60.​



Vũ trang:​



Súng máy Giat M621 20 mm,​






Nó thường được gắn ở mũi, hay bên hông nếu có xạ thủ



Rocket bó: 68 mm and 70 mm không dẫn đường, cũng 1 dạng như Hydra của Apache.​



Tên lửa​






Tên lửa Mistral air-to-air missiles (khống đối không)​







Tên lửa AS 15 TT chống hạm​







Tên lửa HOT chống tank​






Cuối cùng là tên lửa chống ngầm.​



Loại Mk46/ Whitehead A.244/S torpedoes






Thông số chung:



Phi hành đoàn: 1 or 2 pilots​


Khả năng chở: 10 lính/biệt kích​


Dài: 13.68 m (45.88ft)​


Sải cánh quạt: 11.94 m (39.17ft)​


Cao: 3.97 m (13.02ft)​


Trọng lượng rỗng: 2,380 kg (5,247 lb)​


Trọng lượng tối đa cất cánh: 4,300 kg (9,480 lb)​


Động cơ: 2× Turbomeca Arriel 2C turboshafts, 635 kW (851 shp) each​



Thông số kỹ thuật



Tốc độ tối đa: 306 km/h (165 knots, 190 mph)​


Tầm bay: 827 km (514 mi)​


Trần bay: 5,865 m (19,242 ft)​



Con EC725 Cougar



Nó là sản phẩm của công ty Eurocopter danh tiếng khắp thế giới​







Thực chất EC 725 là phiên bản mới nhất con Super Puma,chuyến bay đầu tiên của nó là vào tháng Mười năm 2000. Một loạt các tính năng của nó được nâng cấp cao hơn con Super Puma, cabin chứa nhiều hơn, khối lượng nâng và tốc độ, động cơ mạnh mẽ hơn. Có 5 cánh quạt (nhiều hơn con Puma 1 cánh quạt).​



Nó là đa nhiệm, như chở quân, gunship, cấp cứu, Không quân Pháp đã mua cỡ 14 con này để trang bị cho quân đội. EC 725 đã được sử dụng vào tại Li-băng vào năm 2006 để hỗ trợ nhân viên cứu hộ và trong các chiến dịch tại Afghanistan để hỗ trợ của các lực lượng an ninh quốc tế.​



Thằng em của nó làm việc bên phía dân sự có tên là EC 225, nó được đánh giá là trực thăng tầm xa rất tốt, và hiện đại do sinh sau đẻ muộn kế thừa đàn anh đi trước. Năm ngoái, thằng Mã đã đặt mua 12 con EC725. Tuy nhiên, hợp đồng đã bị trì hoãn do ngân sách khó khăn bởi khủng hoảng kinh tế.​



Trong tháng mười hai 2008, Brazil cũng đặt mua 50 con EC725: 16 cho hải quân, 16 lục quân và 18 cho các lực lượng không quân. Tuy nhiên, mấy con này sẽ được sản xuất ở Brazil tại công ty Helibras công ty con của Eurocopter. Kế hoạch sẽ được thực hiện trong năm 2011. Thằng Indô cũng xon xen được 2 con này cho không quân của nó.​






Máy bay được làm từ nhôm và 1 lượng lớn composite, khoang máy bay được bọc thép (có thể di chuyển được lớp giáp thép này) để bảo vệ mấy thằng lính ngồi ở trong khi bay thả vùng.​



c-ockpit:



Khoang lái được trang bị rất hiện đại nhằm giúp pilots điều khiển máy bay dễ dàng hơn: 1 màn hình hiển thị đa chức năng 6 x 8 inches hiển thị bản đồ bay, 2 màn hình 4 x 5 inches hiển thị các thông số. Các màn hình được cấu hình cho phù hợp với yêu cầu của hoạt động của mỗi nhiệm vụ chuyến bay. Hệ thống lái tự động SAGEM.​



Hệ thống FLIR (chuyển tiếp nhìn hồng ngoại) cho việc bay ban đêm. Radar Doppler, GPS...​







 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Steyr Aug Nè ! New bie bọn em hay gọi là 44 !



đây thực chất là 2 version khác nhau nhá
con A1 là có ống ngắm ngay trên thân là tay xách luôn thường đuọc quân đội sử dụng
con A2 không có ống ngắm chỉ có Rail để lắp thiết bị hỗ trợ loại này thường dành cho đặc nhiệm

M249 tức là B-5-1 trong CS:




con lày tụi khủng bố mang đi du lịch cầm như va ly xách tay bố ai biết :21::21::21:
con mà mụ trưng ra thực tế em nó chưa là M249 mà vẫn là em FN Minimi còn sang mỹ mới chỉ là Mk46 mod 0 ( thử nghiệm để mua )
M249 chuẩn là con này


còn em ở dứoi là M249 PARA với đuôi rút đuọc sử dụng trong quân dù và đặc nhiệm
khẩu MAC10 hay còn gọi là Uzi. Khẩu này được các băng MAFIA em xem trong fim sử dụng rất nhiều nhờ tính tiện dụng của nó



MAC 10 là MAC 10 không phải UZI mụ nhá
mạc dù MAC 10 chỉ là 1 khẩu UZI đuọc Mỹ mua bản quyền rồi thu ngắn nó lại
UZI là của Israel sáng chế
sau này có thêm bản MAC 11 là cải tiến để lắp thêm nòng giảm thanh và cải thiện tốc độ bắn
 

gallardo_dthanh

Xe tải
Biển số
OF-25178
Ngày cấp bằng
3/12/08
Số km
423
Động cơ
494,310 Mã lực
HTV đi đâu mà vào đây đấy nhỉ :21::21::21::21:
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top