Về phần ảnh của bảo tàng Tuol Sleng đã hết, nhân đây hôm trước vừa xem một bộ phim tài liệu trên
VTV1 về vụ Thảm sát Ba Chúc ở An Giang rất hay mời các cụ đọc tìm hiểu qua :
Vụ thảm sát Ba Chúc xảy ra tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam năm 1978. Xã nằm cách biên giới Campuchia khoảng 7 km.
Trong vòng 2 tuần từ ngày 18 đến ngày 30 tháng 4 năm 1978, 3.157 dân thường Ba Chúc vùng quanh Núi Tượng và Núi Dài đã bị quân Khmer Đỏ thảm sát (trong tổng số 16 ngàn dân xã Ba Chúc). Phần lớn nạn nhân bị sát hại vào ngày 18 tháng 4, khi một toán quân Khmer xâm nhập dồn hết dân làng vào các ngôi chùa và trường học rồi thảm sát. Những người sống sót trốn được vào núi Tượng, tuy nhiên họ bị phát hiện ra vài ngày sau. Phần lớn nạn nhân bị bắn, chém, chặt đầu. Nhiều phụ nữ bị hãm hiếp, bị đóng cọc vào chỗ kín, trẻ em thì bị đâm lê trước khi giết chết.
Đây là một trong những sự kiện dẫn tới Chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam là một loạt các chiến dịch quân sự do Việt Nam tiến hành nhằm trả đũa các hoạt động quân sự của quân Khmer Đỏ tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người dân và đốt phá làng mạc Việt Nam trong những năm 1975-1978.
Năm 1979, chính quyền và nhân dân An Giang đã xây dựng tại đây quần thể chứng tích tội ác, bao gồm 7 hạng mục: Nhà Mồ, Bia Căm thù, Nhà Truyền thống, Nhà Thủy tạ, Hồ sen, Nhà khách và vòng rào.
Nhà Mồ, công trình chính, có hình lục giác. Chính giữa nhà Mồ là một khung hộp kiếng tám cạnh bằng nhau, chứa đựng 1159 nạn nhân trong cuộc thảm sát.
Nhà nước Việt Nam đã công nhận
Cụm Di tích Căm thù ở Ba Chúc (hay còn được gọi là
Khu chứng tích tội ác diệt chủng Pôn Pốt, tại Ba Chúc), bao gồm ba điểm tiêu biểu là: Nhà Mồ, chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai theo quyết định 92/VH.QĐ ngày 10 tháng 7 năm 1980
Chùa Tam Bửu :
Vào ngày 13 tháng 4 năm 1978 (
ngày rằm tháng 3 âm lịch), quân Pol Pot từ bên kia biên giới (Campuchia), nã pháo rơi trúng hậu liêu chùa Tam Bửu, giết chết 40 người, bị thương 20 người và làm sụp đổ một mảng tường.
Vài ngày sau, lúc 3 giờ chiều ngày 20 tháng 4, quân Pôn Pốt vượt biên, tràn nhanh vào chùa bắt hơn 800 người đủ mọi lứa tuổi, tịch thu hết vàng bạc, đồ vật có giá trị. Những ai thuộc phái nữ, bị buộc đi về hướng kênh Năm Xã, phái nam bị áp giải về hướng Cầu Sắt-Vĩnh Thông và giồng Ông Tướng. Trong số ấy, có 4 người vì già yếu, bệnh tật, đi không nổi liền bị bắn chết. Tám trăm người bị dẫn đi hôm ấy, bị đánh đập, bị hãm hiếp và rồi bị giết chết bỏ thây ngoài đồng, chỉ có 2 người còn sống sót trở về.
Theo
Bia Căm thù Ba Chúc, số người bị thảm sát là 3.157 người dân thường. Một số bị giết ở các chùa như vừa kể, một số bị giết ở nhiều nơi khác. Hiện nay
Nhà Mồ Ba Chúc trưng bày 1.159 bộ hài cốt, số còn lại đã được thân nhân đem chôn, hoặc nằm lại trong những hang sâu trên núi Tượng
Chùa Phi Lai :
Ba giờ chiều ngày 20 tháng 4 năm 1978, nhằm ngày rằm tháng 3 năm Giáp Ngọ, quân đội của Pôn Pốt (Campuchia) vượt biên giới, tràn vào chùa Phi Lai.
Quân Pôn Pốt bắn xối xả, tung lựu đạn giết chết tại chỗ hơn 80 người. Những người dân hốt hoảng tháo chạy ra cửa, bị quân Pôn Pốt dùng cây đập vào đầu hoặc bắn chết hơn 100 người nữa. Có 40 người đang ẩn trốn dưới bàn Phật, cũng bị tung lựu đạn làm chết 39 người, chỉ một phụ nữ còn sống sót nhờ nép trong góc và nhờ những xác người che chắn.
Sau khi chạy lánh nạn, ngày 30 tháng 4 năm 1978, người dân Ba Chúc gồng gánh trở về. Vào chùa Phi Lai, họ thấy rất nhiều vết máu in trên tường vách. Phía trước chính điện, máu lẫn nước vàng cao 0,2 m. Khắp nơi
Núi Tượng :
Vào ngày 18 tháng 4 năm 1978, khi quân Pôn Pốt từ Campuchia tràn vào xã Ba Chúc (nay là thị trấn Ba Chúc). Đông đảo người dân quanh vùng đã kéo nhau lên Núi Tượng, tìm các hang đá sâu và hẻo lánh để ẩn nấp.
Mười một ngày sau, khi quân Pôn Pốt bị đánh đuổi, tại nhiều nơi trong đó có chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai và các hang của Núi Tượng như: Dồ Đá Dựng, Cây Da, Ba Lê, Tám Ất… và những nơi khác đã phát hiện nhiều xác dân thường bị quân Pôn Pốt lùng sục và thảm sát. Do một số xác người ở hang quá sâu, không thể mang lên, thân nhân phải lấp kín miệng hang
Cây dầu hàng trăm năm tuổi bên chân núi Tượng, gợi nhớ thuở nơi này hãy còn rừng rậm, hoang vu.
Nhà mồ Ba Chúc :