Em đi Bảo Tàng Diệt Chủng Pol Pot Tuol Sleng !!!

danglong

Xe tăng
Biển số
OF-2236
Ngày cấp bằng
2/11/06
Số km
1,596
Động cơ
582,060 Mã lực
Cụ Cửu thích chụp ảnh thì phải đàu tư về ảnh ọt đi, ko có nó phí công cụ đi cụ chụp cụ viết rồi cụ phọt lên đơi lắm!
 

Hiep CTM

Xe tải
Biển số
OF-38754
Ngày cấp bằng
20/6/09
Số km
428
Động cơ
474,420 Mã lực
Nơi ở
Rạch Giá Kiên Giang
nhìn hình thôi em cũng ớn da gà rồi, chứ đừng nói là chứng kiến thực tế vào lúc bấy giờ, nghĩ lại xót thương cho nhân dân mình lúc trước
 

kienbinh

Xe điện
Biển số
OF-40327
Ngày cấp bằng
11/7/09
Số km
4,363
Động cơ
480,077 Mã lực
Các cụ cho em hỏi kết cục số phận thằng polpot sau này ra sao ạ :-??
 

Xecutkit2008

Xe điện
Biển số
OF-22878
Ngày cấp bằng
24/10/08
Số km
2,471
Động cơ
513,959 Mã lực
Không hiểu sao lại có thể tự tay mình giết đồng bào mình, nhìn cảnh trẻ con cũng thấy sự diệt chủng.
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,415
Động cơ
641,331 Mã lực
Các cụ cho em hỏi kết cục số phận thằng polpot sau này ra sao ạ :-??
Bác chỉ toàn đi theo người đẹp nên ngoài ra chả còn biết gì nữa rồi. Số phận chú Polpot ra sao cách đây vài năm đài báo nói ầm mĩ nhiều lắm mà bác chả quan tâm à!
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,442
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Chưa thấy ảnh tủ sọ của bác nhể. Em vào xem mà thấy lạnh cả sống lưng. Hôm sang đấy em xem xong khu nhà tù này quên hẳn đi ra thăng khu Cánh Đồng Chết.

vì vấn đề tâm linh ở đây họ hương khói nghi ngút hàng ngày nên em cờ hụp vài kiểu thôi

























bản đồ Miên được xếp bằng sọ người


 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,442
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
@danglong : nhà nghèo có mỗi cái bao diêm để đi tìm những vấn đề nóng bỏng - phóng sự trong cuộc sống chứ không có xiền sắm hàng khủng đi săn con nghệ thụt như các cụ bên Ô phở mong cụ thông cảm nhá :D
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,442
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Về phần ảnh của bảo tàng Tuol Sleng đã hết, nhân đây hôm trước vừa xem một bộ phim tài liệu trên VTV1 về vụ Thảm sát Ba Chúc ở An Giang rất hay mời các cụ đọc tìm hiểu qua :



Vụ thảm sát Ba Chúc xảy ra tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam năm 1978. Xã nằm cách biên giới Campuchia khoảng 7 km.
Trong vòng 2 tuần từ ngày 18 đến ngày 30 tháng 4 năm 1978, 3.157 dân thường Ba Chúc vùng quanh Núi Tượng và Núi Dài đã bị quân Khmer Đỏ thảm sát (trong tổng số 16 ngàn dân xã Ba Chúc). Phần lớn nạn nhân bị sát hại vào ngày 18 tháng 4, khi một toán quân Khmer xâm nhập dồn hết dân làng vào các ngôi chùa và trường học rồi thảm sát. Những người sống sót trốn được vào núi Tượng, tuy nhiên họ bị phát hiện ra vài ngày sau. Phần lớn nạn nhân bị bắn, chém, chặt đầu. Nhiều phụ nữ bị hãm hiếp, bị đóng cọc vào chỗ kín, trẻ em thì bị đâm lê trước khi giết chết.




Đây là một trong những sự kiện dẫn tới Chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam là một loạt các chiến dịch quân sự do Việt Nam tiến hành nhằm trả đũa các hoạt động quân sự của quân Khmer Đỏ tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người dân và đốt phá làng mạc Việt Nam trong những năm 1975-1978.



Năm 1979, chính quyền và nhân dân An Giang đã xây dựng tại đây quần thể chứng tích tội ác, bao gồm 7 hạng mục: Nhà Mồ, Bia Căm thù, Nhà Truyền thống, Nhà Thủy tạ, Hồ sen, Nhà khách và vòng rào.
Nhà Mồ, công trình chính, có hình lục giác. Chính giữa nhà Mồ là một khung hộp kiếng tám cạnh bằng nhau, chứa đựng 1159 nạn nhân trong cuộc thảm sát.
Nhà nước Việt Nam đã công nhận Cụm Di tích Căm thù ở Ba Chúc (hay còn được gọi là Khu chứng tích tội ác diệt chủng Pôn Pốt, tại Ba Chúc), bao gồm ba điểm tiêu biểu là: Nhà Mồ, chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai theo quyết định 92/VH.QĐ ngày 10 tháng 7 năm 1980





Chùa Tam Bửu :




Vào ngày 13 tháng 4 năm 1978 (ngày rằm tháng 3 âm lịch), quân Pol Pot từ bên kia biên giới (Campuchia), nã pháo rơi trúng hậu liêu chùa Tam Bửu, giết chết 40 người, bị thương 20 người và làm sụp đổ một mảng tường.
Vài ngày sau, lúc 3 giờ chiều ngày 20 tháng 4, quân Pôn Pốt vượt biên, tràn nhanh vào chùa bắt hơn 800 người đủ mọi lứa tuổi, tịch thu hết vàng bạc, đồ vật có giá trị. Những ai thuộc phái nữ, bị buộc đi về hướng kênh Năm Xã, phái nam bị áp giải về hướng Cầu Sắt-Vĩnh Thông và giồng Ông Tướng. Trong số ấy, có 4 người vì già yếu, bệnh tật, đi không nổi liền bị bắn chết. Tám trăm người bị dẫn đi hôm ấy, bị đánh đập, bị hãm hiếp và rồi bị giết chết bỏ thây ngoài đồng, chỉ có 2 người còn sống sót trở về.
Theo Bia Căm thù Ba Chúc, số người bị thảm sát là 3.157 người dân thường. Một số bị giết ở các chùa như vừa kể, một số bị giết ở nhiều nơi khác. Hiện nay Nhà Mồ Ba Chúc trưng bày 1.159 bộ hài cốt, số còn lại đã được thân nhân đem chôn, hoặc nằm lại trong những hang sâu trên núi Tượng












Chùa Phi Lai :




Ba giờ chiều ngày 20 tháng 4 năm 1978, nhằm ngày rằm tháng 3 năm Giáp Ngọ, quân đội của Pôn Pốt (Campuchia) vượt biên giới, tràn vào chùa Phi Lai.
Quân Pôn Pốt bắn xối xả, tung lựu đạn giết chết tại chỗ hơn 80 người. Những người dân hốt hoảng tháo chạy ra cửa, bị quân Pôn Pốt dùng cây đập vào đầu hoặc bắn chết hơn 100 người nữa. Có 40 người đang ẩn trốn dưới bàn Phật, cũng bị tung lựu đạn làm chết 39 người, chỉ một phụ nữ còn sống sót nhờ nép trong góc và nhờ những xác người che chắn.
Sau khi chạy lánh nạn, ngày 30 tháng 4 năm 1978, người dân Ba Chúc gồng gánh trở về. Vào chùa Phi Lai, họ thấy rất nhiều vết máu in trên tường vách. Phía trước chính điện, máu lẫn nước vàng cao 0,2 m. Khắp nơi























Núi Tượng :


Vào ngày 18 tháng 4 năm 1978, khi quân Pôn Pốt từ Campuchia tràn vào xã Ba Chúc (nay là thị trấn Ba Chúc). Đông đảo người dân quanh vùng đã kéo nhau lên Núi Tượng, tìm các hang đá sâu và hẻo lánh để ẩn nấp.



Mười một ngày sau, khi quân Pôn Pốt bị đánh đuổi, tại nhiều nơi trong đó có chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai và các hang của Núi Tượng như: Dồ Đá Dựng, Cây Da, Ba Lê, Tám Ất… và những nơi khác đã phát hiện nhiều xác dân thường bị quân Pôn Pốt lùng sục và thảm sát. Do một số xác người ở hang quá sâu, không thể mang lên, thân nhân phải lấp kín miệng hang







Cây dầu hàng trăm năm tuổi bên chân núi Tượng, gợi nhớ thuở nơi này hãy còn rừng rậm, hoang vu.







Nhà mồ Ba Chúc :











































 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,442
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né

Quân đội Khmer Đỏ từ chiến thắng đến diệt vong :




1-Lược sử RAK
2-Phần dịch thuật quyển "Sư đoàn 703: từ chiến thắng đến tự hủy diệt"
3-Phần ghi chép về các sư đoàn khác của RAK
4-Các lãnh đạo của RAK







1-Lược sử RAK







Trên các đồng bằng phì nhiêu không xa Phnom Penh, phong trào giải phóng quốc gia đã bắt đầu xây dựng các lực lượng cách mạng trong những năm 1960.

Khoảng giữa thập kỷ 1960, Vua Norodom Sihanouk, lãnh đạo của chế độ Sangkumreasniyum và là vua của Cam-pu-chia ngày càng đẩy mạnh việc đàn áp phong trào của lực lượng cánh tả, mà ông gọi là "Khmer Rouge"(khmer đỏ)

Nhiều thành viên của Khmer Rouge đã bỏ trốn vào rừng núi để tránh sự bắt bớ của Sihanouk.Ở đó, họ tuyên truyền và tuyển mộ các thành viên mới.

Khmer Rouge gọi các lực lượng vũ trang của mình là " quân đội cách mạng " (kangtoap padevoat), hoặc "quân đội nhân dân giải phóng Cam pu chia"(Kang kamlang pradap avut pracheachon rumdos cheat Kampuchea), và đã bắt đầu thực hiện cáchoạt động quân sự ở một số khu vực vào đầu năm 1968.

Xung đột vũ trang có quy mô lớn bùng nổ ở 19 tỉnh trong một thời gian ngắn sau đó (sau này, Khmer Rouge lấy ngày 17 tháng Giêng 1968 làm ngày kỷ niệm đấu tranh vũ trang và là ngày quân đội KR)

Pol Pot tự hào nhớ lại:"Chúng tôi đã có rất ít vũ khí trong buổi đầu đấu tranh vũ trang. Chỉ có mười súng ở Khu Tây Bắc, bốn ở Khu Đông, và bốn súng ở Khu vực phía Bắc. Khu Đông Bắc chỉ có năm vũ khí, bao gồm bốn súng để bảo vệ Trung ương ****."


Pol pot và lính KR


Đội quân cách mạng tiếp tục lớn mạnh và vào đầu năm 1970 RAK đã có khoảng 50,0000 quân.

Vào ngày 18 tháng ba, 1970 trong khi Sihanoukwas ra nước ngoài, chính phủ của ông đã bị tướng Lon Nol của lực lượng Cộng hoà Khơ-me lật đổ.

Năm ngày sau đó, ông Sihanouk tuyên bố phản đối cuộc đảo chánh vào tuyên bố giải thể chính phủ và Quốc hội đương thời. Ông thành lập một chính phủ hoàng gia mới gọi là " Chính phủ thống nhất quốc gia Cam pu chia" cùng " Mặt trận thống nhất quốc gia Cam pu chia", và kêu gọi nhân dân toàn Cam-pu-chia đấu tranh (chống Lon nol).

Các thành viên Khmer Rouge như Khieu Samphan, Hou Youn và HouNim, những người đã từng bị lực lượng của Sihanouk săn đuổi, đã tuyên bố sự ủng hộ của họ cho nhà vua. Họ đã được hưởng ân sủng một cách nhanh chóng.

Ngày tháng năm 3,1970, Sihanouk được bầu làm Chủ tịch của Mặt trận thống nhất quốc gia Cam pu chia và Samdech Pen Nuth đã trở thành Thủ tướng của chính phủ lưu vong. Chính quyền sau đó đã được chia thành hai phần. Phần ở bên ngoài Cam-pu-chia để chịu trách nhiệm về các mối quan hệ quốc tế và phần ở bên trong nước. Phần trong nước được Khieu Samphan, người đã trở thành Phó Thủ tướng của chính phủ kháng chiến, lãnh đạo. Khieu Samphan cũng là tổng tư lệnh của "quân đội nhân dân giải phóng quốc gia" CPNLAF

Hou Yuon đã được bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ nội vụ,khiêm bộ cải cách và hợp tác nông thôn, Hou Nim được bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ thông tin và tuyên truyền


?oỦng hộ Sihanouk? cũng là một chiến lược khôn khéo được quân Khmer Rouge tận dụng, khi bắt đầu bước vào cuộc chiến tranh năm năm (1970 đến 1975) với phe Cộng hòa Khmer.

Lợi dụng danh nghĩa của Sihanouk và việc ném bom tàn phá vùng nông thôn của phe Cộng hòa Khmer, Khmer Rouge đã thành công trong việc kêu gọi những người trẻ tuổi tham gia và phục vụ cách mạng. Quân cách mạng, chủ yếu là nam thanh niên tuổi từ 15 đến 18 đến từ các vùng nông thôn, tình nguyện phục vụ Khmer Rouge, với niềm tin rằng họ có thể khôi phục quyền lực cho Sihanouk.



Lon nol (P) và Sirikmatak (T): hai kẻ cầm đầu cuộc đảo chính



Lon nol trở thành tổng thống sau khi đảo chánh



Sirikmatak và các quan chức ngoại giao Mỹ tại Phnom penh, những kẻ chủ mưu và tổ chức cuộc đảo chính






Lính KR, chiếm đa số trong số 68000 quân của CPNLAF đã hoàn thành việc chinh phục Cam-pu-chia trong tháng tư 1975, là một quân đội nông dân có sức chiến đấu cao, tận tâm và kỷ luật, được đào tạo trong môi trường gian khổ của chiến tranh du kích cũng như chiến tranh quy ước

Khi hầu hết quân VN rút ra khỏi Campuchia vào cuối 1972, RAK đã có kinh nghiệm chiến đấu và phát triển với quân số ước tính khoảng 50000.

Khi kết thúc chiến tranh với Lon nol, họ đánh bại một đội quân mạnh với 230000 quân (trên giấy tờ, nhưng ít nhất cũng phải là 150000) được Hoa Kỳ vũ trang với vũ khí và trang thiết bị hiện đại trị giá 1.18 tỷ đô la

Vào lúc khởi đầu của chế độ Cam pu chia Dân chủ (1975) , Quân đội CPNLAF ?" bấy giờ một lần nữa đổi tên thành RAK, dưới sự lãnh đạo trong một thời gian dài của của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Son Sen, đã có 230 tiểu đoàn biên chế trong 35 đến 40 trung đoàn và trong 12 đến 14 lữ đoàn.

Cấu trúc chỉ huy trong các đơn vị đã được dựa trên ba người, trong đó chính uỷ được xem là chỉ huy cao nhất rồi đến viên chỉ huy đội quân và người phó của ông này.


Một số nhân vật đã được đề cập bên trên:




Khiêu Samphan












Son sen đứng giữa




Ieng Sary






Hu Nim











Madame Sihanouk, Khieu Samphan, Prince Sihanouk, and Hu Nim Posing









Hu Nim, Hu Youn và một số cán bộ chóp bu KR khác






 
Chỉnh sửa cuối:

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,442
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Quốc gia đã được chia thành các quân khu và khu vực đặc biệt mà ranh giới các khu này có thay đổi chút ít qua nhiều năm.

Sau khi RAK hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên là "giải phóng". Theo một chính sách đã được tính toán từ trước, RAK đã hành quyết các cán bộ của FANK và gia đình của họ, mà không có sự xét xử nào

Vào năm 1977, đất nước Campuchia được KR chia ra làm 6 Quân khu:

1.Quân khu 303 (Quân khu Bắc) bao gồm vùng 41, 42 và 43.

2.Quân khu 401 (Quân khu Tây) gồm các vùng 11, 15, 31 và 37.

3.Quân khu 405 (Quân khu Tây Nam) gồm các vùng 13, 25, 33 và 35.

4.Quân khu 203 (Quân khu Đông) gồm các vùng 20, 21, 22, 23 và 24.

5.Quân khu 560 (Quân khu Tây Bắc) gồm các vùng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.

6.Quân khu 109 (Quân khu Đông Bắc) gồm các vùng 101, 102, 104, 105, 107 và 505.

Như vậy, KR không dùng Tỉnh, Huyện làm đơn vị hành chính? Thường vụ Trung ương **** Campuchia (đơn vị 870) trực tiếp chỉ đạo thẳng cho các Quân khu, vùng và xã?
Ngoài ra, chúng còn thành lập 5 vùng trực thuộc Trung ương. Đó là vùng 103 (Prếch-vi-hia), vùng 106 (Xiêm Riệp), vùng 77 (Phnôm Pênh), vùng 72 (cảng Sihanuokville) và vùng 74 (cảng Phnôm Pênh).

Bản đồ hànhchính Kampuchea Dân chủ




Đến cuối năm 1978 đầu năm 1979, quân đội Khmer Đỏ đã có đến 23 sư đoàn chính quy cùng nhiều đơn vị địa phương


Các sư đoàn bộ binh bao gồm:

-sư đoàn 1, 2,3, 4,5,

-Sư đoàn 174, 170

-sư đoàn 290,270,260,230,280,210, 250,221

-sư đoàn,304,340,310,

-sư đoàn, 450, 460 ,417,

-sư đoàn 703, ,

-sư đoàn 805, 801

-sư đoàn 920

- Sư đoàn (hay lữ đoàn?) thủy quân lục chiến 152

- Sư đoàn hải quân 164

- Sư đoàn không quân 502, nhưng chiến đấu như bộ binh khi giao tranh nổ ra.

- Sư đoàn 377 xe tăng, thiết giáp {*}

- Sư đoàn 188 pháo binh {*}

(*) hai sư đoàn này được một số tài liệu nhắc đến nhưng vẫn chưa rõ là có nhầm lẫn không (ví dụ nhầm phiên hiệu từ trung đoàn sang sư đoàn)


Tới năm 1973, RAK đã đánh những trận lớn chống lại các lực lượng chính phủ CH Khmer mà không cần hoặc có rất ít sự hỗ trợ từ phía quân (Bắc) Việt Nam, họ kiểm soát gần 60% lãnh thổ Campuchia và 25% dân số.

Tới năm 1974, Quyền kiểm soát của Lon Nol bị giảm xuống chỉ còn những vùng bao quanh thành phố và những đường vận chuyển chính. Hơn hai triệu người tị nạn chiến tranh sống ở Phnom Penh và các thành phố khác.

Vào ngày đầu năm 1975, RAK tung ra một cuộc tấn công kéo dài 117 ngày và vô cùng ác liệt làm sụp đổ chính quyền Cộng hoà Khmer. Những cuộc tấn công đồng thời xung quanh vành đai Phnom Penh ghìm chặt các lực lượng cộng hoà, trong khi các đơn vị của RAK vượt qua và chiếm quyền kiểm soát vùng tiếp tế chiến lược là hạ lưu sông Cửu Long. Một chiến dịch không vận cung cấp vũ khí và lượng thực do Hoa Kỳ thực hiện đã chấm dứt khi Quốc hội nước này từ chối viện trợ thêm cho Campuchia. Phnom Penh và các thành phố khác bị tấn công bằng roket hàng ngày gây ra thương vong cho hàng nghìn thường dân. Chính phủ Lon Nol ở đầu hàng ngày 17 tháng 4--5 ngày sau khi phái đoàn Hoa Kỳ rời khỏi Campuchia.

(Tớ sẽ trình bày chi tiết về 117 ngày tấn công và chiếm Phnom penh ở phần sau)

Sau khi KR nắm quyền ở Campuchia, RAK đã được xây dựng ngày càng hùng mạnh với sự viện trợ của Trung quốc để đến cuối năm 1978 đã có 23 sư đoàn chính quy bao gồm cả hải lục và không quân. Pol pot còn dự định sẽ đưa quân số của RAK lên khoảng 700000 đến 1 triệu quân.

Trong khoảng thời gian 1975 - 1978 Trung Quốc đã viện trợ cho Pol Pot 2 tàu chiến tốc độ cao tải trọng 800 tấn, 4 tàu tuần tiễu, 200 xe tăng, 300 xe bọc thép, 300 pháo, 16 máy bay tiêm kích, 2 máy bay ném bom, 1300 xe vận tải và 30.000 tấn đạn dược các loại.

Trong thời gian này, RAK có những hoạt động nổi bật như sau:
1-Cướp tàu Madaguez của Mỹ
2-Các hoạt động thanh trừng nội bộ trong đất nước
3- Tấn công biên giới các nước láng giềng Thái, Lào và Việt Nam thảm sát hàng chục ngàn người dân vô tội

Lính Khmer Đỏ








Sau chiến thắng này RAK rất bận rộn trong việc đối nội lẫn đối ngoại mà trọng tâm là xung đột với VN

Tranh chấp và xung đột biên giới xẩy ra liên tục trong các năm 1977 và 1978, nhưng cuộc xung đột thực ra đã bắt đầu ngay sau khi giải phóng Sài Gòn. Ngày 4 tháng 5 năm 1975, một toán quân Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc mà không gặp phải bất kỳ sức kháng cự nào từ phía Việt Nam. Sáu ngày sau quân Khmer Đỏ đánh chiếm và hành quyết hơn 500 dân thường ở đảo Thổ Chu. Tức giận vì hành vi gây hấn của Khmer Đỏ, Hà Nội phản công giành lại các đảo này.

Trận đánh ở Phú Quốc làm nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mới thành lập lo ngại, vì cùng thời gian đó, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đang xấu đi. Mối lo ngại này càng tăng thêm vì sự hiện diện của cố vấn Trung Quốc ở Campuchia và Trung Quốc tăng cường viện trợ quân sự cho lực lượng vũ trang Khmer Đỏ.

Tiếp theo cuộc đột kích vào các đảo Thổ Chu và Phú Quốc, bên cạnh nhiều cuộc đột kích nhỏ, Khmer Đỏ tiến hành hai cuộc xâm nhập qui mô lớn vào Việt Nam. Cuộc tấn công lớn đầu tiên diễn ra vào tháng 4 năm 1977, quân chính qui Khmer Đỏ tiến sâu 10 km vào lãnh thổ Việt Nam, chiếm một số vùng ở tỉnh An Giang và tàn sát một số lớn dân thường. Cuộc tấn công thứ hai diễn ra vào ngày 25 tháng 9 cùng năm, lần này 4 sư đoàn quân Khmer Đỏ đánh chiếm nhiều điểm ở các huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành (tỉnh Tây Ninh), đốt phá 471 ngôi nhà, làm gần 800 người dân bị giết, bị thương hoặc mất tích.

Để trả đũa, ngày 31 tháng 12 năm 1977, sáu sư đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh vào sâu trong đất Campuchia đến tận Neak Luong rồi mới rút lui từ ngày 5 tháng 1 năm 1978. Cuộc tấn công này được xem là lời "cảnh cáo" cho Khmer Đỏ. Phía Việt Nam đề nghị một giải pháp ngoại giao nhằm thiết lập một vùng phi quân sự dọc biên giới, nhưng Pol Pot từ chối, và giao tranh tiếp diễn.

Ngày 1 tháng 2 năm 1978, Trung ương **** C ộng sản của Pol Pot họp bàn chủ trương chống Việt Nam và quyết định thành lập 15 sư đoàn. Trong nghị quyết của họ có ghi: "Chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10, 15, đến 20 năm. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu người Việt Nam". Pol Pot đã điều 13 trong số 17 sư đoàn chủ lực và một số trung đoàn địa phương liên tục tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, có nơi vào sâu tới 15-20 km.

Trong các đợt tấn công đó, Khmer Đỏ đã thực hiện thảm sát đối với người Việt Nam, một ví dụ là vụ thảm sát Ba Chúc vào tháng 4 năm 1978 với 3157 dân thường bị giết hại.

Từ tháng 12 năm 1977 đến 14 tháng 6 năm 1978, phía Việt Nam bị thương vong 30.642 bộ đội, trong đó số chết là 6902 người. Hơn 30 vạn người dân phải tản cư về phía sau, bỏ hoang 6 vạn ha đất sản xuất.

Ngày 13 tháng 12 năm 1978, được sự trang bị và hậu thuẫn của Trung Quốc, Khmer Đỏ đã huy động 10 trong 19 sư đoàn (khoảng 50.000 đến 60.000 quân) tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Ba sư đoàn đánh vào Bến Sỏi với mục tiêu chiếm thị xã Tây Ninh, 2 sư đoàn đánh vào Hồng Ngự (Đồng Tháp), 2 sư đoàn đánh khu vực Bảy Núi (An Giang), 1 sư đoàn đánh Trà Phô, Trà Tiến (Kiên Giang). Tại những vùng chiếm đóng, Khmer Đỏ đã thực hiện sách lược diệt chủng đối với người Việt, như đã làm với người Khmer.

Quân đội Việt Nam đã chống trả quyết liệt và đã kìm chân bước tiến, đồng thời tiêu hao sinh lực của quân Khmer. Các hướng tiến quân của Khmer Đỏ bị chặn lại và không thể phát triển được. Ngoại trừ Hà Tiên bị chiếm giữ trong thời gian
ngắn, không một thị xã nào của Việt Nam bị chiếm.





Gieo gió thì gặt bão, RAK đã phải hứng chịu tổn hất nặng nề trong các chiến dịch phản công của Việt Nam mà cao điểm là Chiến dịch phản công cuối năm 1978 đầu năm 1979.
Các nhà quan sát phương Tây cho rằng Chiến dịch này dường như thành công hơn dự kiến ban đầu nên VN đã không có kế hoạch chặn đường tháo chạy của RAK về phía biên giới Thái. Do đó tuy đánh tan được các sư đoàn chính quy nhưng VN đã không ngăn được đám tàn quân tháo chạy và tập họp lại ở biên giới TL-CPC. Điều này dẫn VN đến một cuộc chiến kéo dài và gian khổ chống lại RAK


-----

Vì sao Khmer Đỏ dám gây hấn với Việt Nam?
Có nhiều giả thuyết khác nhau:

+ Sau khi tiến chiếm Phnom penh sau mới mấy năm chiến đấu nên KR mang ảo tưởng "đánh thắng Mỹ và Lon nol thì cũng có thể đánh thắng Việt Nam"

+ KR có ảo tưởng về sư vĩ đại của chúng và từ đó muốn khôi phục lại một quốc gia to lớn hùng mạnh như đế chế Ăng co ngày xưa.

+ Mâu thuẩn về khát vọng lãnh thổ của KR đã không được VN chấp nhận

+ KR tìm thấy nguồn hổ trợ lớn từ phía TQ trong vấn đề tranh chấp với VN

Polpot cho rằng người VN luôn ganh tỵ với hắn vì hắn đã giải phóng Campuchia trước khi người VN giải phóng hoàn toàn đất nước

-------------------------------
Polpot được đón tiếp ở Bắc Kinh như một người hùng sau chiến thắng 1975













 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,442
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né



Chiến dịch biên giới Tây Nam 12/1978 - 1/1979

Cuối năm 1979 các sư đoàn của RAK hầu như không còn tồn tại trên thực tế. Đám tàn binh tập họp nhau lại để tiếp tục tái tổ chức chiến đấu chống VN và đồng minh CH DC ND Campuchia của VN

Quân đội Quốc gia Dân chủ Kampuchea (NADK) được hình thành trong tháng mười hai 1979 để thay thế cho RAK

Lực lượng NADK gồm các cựu quân RAK - những ai đã thoát chết trong thời gian 1978 đến 1979 Việt Nam đánh nhau với Cam-pu-chia ?" và các tình nguyện viên mới hoặc bị ép buộc quân dịch trong các làng mạc trong nước hoặc từ các nhóm người tị nạn.

The New York Times trong số tháng sáu 1987 cho rằng, "quân Khmer Rouge có được một số thành công trong việc tuyển mộ lính mới, không chỉ trong các trại tị nạn, màco2n ở một vùng do VN kiểm soát trong đất Cam-pu-chia."

NADK không công bố quân số, nhưng theo ước tính của các nhà quan sát quân sự và của các nhà báo thì con số này giữa 40000 và 50000 chiến binh trong những năm 1980.

Trong năm 1987 quan niệm cho rằng NADK là " lực lượng hiệu quả duy nhất" chống lại Việt Nam đã được các nhà quan sát phương Tây bày tỏ thường xuyên hơn

Trong một cuộc phỏng vấn được xuất bản ở Hoa Kỳ trong tháng năm 1987, Norodom Sihanouk đã nói, "nếu không có Khmer Rouge, chúng tôi không làm được cái quái gì trên chiến trường ... [chúng] ... là lực lượng quân sự đáng tin cậy duy nhất."



Tù binh Khmer Rouge bị bộ đội VN bắt






Trong thời gian những năm 1980, dưới sự của lãnh đạo Khmer Rouge, cơ cấu cán bộ đảng viên trong chỉ huy quân đội vẫn luôn gấp đôi cán bộ chỉ huy quân sự. Pol Pot, vẫn giữ một vị trí nổi bật trong **** và Quân đội KR, mặc dù hắn ta đã được Son sen thay thế (trên danh nghĩa) vị trí tổng tư lệnh quân đội NADK, Son Sen cũng như Pol Pot đã từng là sinh viên ở Paris và là người đã thoát li cùng hắn từ năm 1963.

Đã có báo cáo về những rạn nứt của NADK, như là một phe trung thành với Khieu Samphan, Thủ tướng của chế độ K Dân chủ, và Phó Thủ tướng Ieng Sary, và một phe khác xác định là trung thành với Pol Pot và Ta Mok (Tư lệnh khu tây nam, người đã tiến rất nhanh trong địa vị trong đảng từ năm 1977 đến 1978).

Mặc dù được sự lãnh đạo của các cựu chiến binh **** và quân đội, nhưng lính NADK vào năm 1987 được xem là "chưa có kinh nghiệm, ít năng động hơn, và trẻ hơn? những người mà Việt Nam đã phải đối mặt trong các cuộc chiến đấu trước đó.

Tuy nhiên, lính mới của Khmer Rouge vẫn từ "tầng lớp bần cố nông", và ?okhó chơi? hơn đám lính (chống VN) khác không CS.
Trong thời gian xâm nhập vào Cam-pu-chia, các đơn vị NADK đã dùng chiến thuật khủng bố dân thường bao gồm cả ám sát lẫn tàn phá các nguồn lực kinh tế.

Những thành công như chúng đã đạt được trong tuyển dụng đã được nhờ vào kêu gọi sự căm thù truyền thống chống Việt Nam xâm lăng, mặc dù đã có báo cáo rằng nhiều nông dân thà sống với sự có mặt của quân đội Việt nam chớ không muốn trở về dưới sự cai trị tàn nhẫn của Khmer Rouge

Khmer Rouge chia đất nước thành bốn khu vực quân sự trong đó tư lệnh mỗi khu phải tiến hành chiến đấu một cách độc lập và tự chủ
Trong bốn khu vực này, ba khu vực là các tỉnh xung quanh hồ Tonle Sap, biên giới phía Tây của Cam-pu-chia, và trừ khu thứ tư là phần còn lại của đất nước - được xem là nơi NADK tiến hành các chiến dịch mang tính chiến lược.

KR đốt phá làng mạc nào không cung cấp người và của cho chúng





Trong bốn khu vực này, ba khu vực là các tỉnh xung quanh hồ Tonle Sap, biên giới phía Tây của Cam-pu-chia, và trừ khu thứ tư là phần còn lại của đất nước - được xem là nơi NADK tiến hành các chiến dịch mang tính chiến lược.

Đó là khu vực trung tâm của Cam-pu-chia, mà NADK xem như là " gót chân Achilles ?o của người Việt nam", do đó NADK nỗ lực tập trung các hoạt động quân sự ở các khu vực này.

Các đơn vị NADK cố giữ các tuyến đường liên kết chính của Phnom Penh đển vùng phía tây Cam-pu-chia "trong một tình trạng vĩnh viễn mất an ninh," theo như lời một quan sát viên quân sự cấp cao của Việt nam nói; và lưu lượng vận chuyển đến và đi từ cảng biển Kampong Saom đã bị buộc phải di chuyển trong những đoàn xe quân sự luôn bị phục kích.

Cả hai đường quốc lộ và đường sắt đến phía tây đều thường xuyên bị đình trệ vì hoạt động. của du kích quân KR

Các cán bộ tại Phnom Penh nói với PV phương Tây vào năm 1987 rằng Khmer Rouge hoạt động thành các nhóm nhỏ bên trong Cam-pu-chia thay vì tấn công từ các khu vực biên giới Thái Lan trước khi diễn ra cuộc phản công mùa khô từ 1984 đến 1985 của quân Việt nam

Khi thực hiện cuộc chiến tranh ở thôn quê, NADK đã chứng tỏ rằng nó đã thiên về phòng thủ chiến lược, có nghĩa là, nó sẽ tuân thủ sách lược chiến tranh du kích cho đến khi lực lượng hai bên cân bằng. Nếu điều này đạt được, NADK sẽ chuyển sang phản công

Để thực hiện điều này NADK đã nhận được số lượng lớn các trang thiết bị quân sự và tài chính từ Trung Quốc, nước trước đó đã hỗ trợ chế độ Kampuchea Dân chủ

Một trong những nguồn tin thân Bắc Kinh cho biết Trung Quốc viện trợ cho NADK 1 triệu US $ /một tháng.

Nguồn tin khác, mặc dù nó không đưa ra được chi tiết, thì tổng mức hỗ trợ của Trung Quốc là từ 60 triệu US $ đến 100 triệu US $ /một năm.

Vũ khí TQ viện trợ cho NADK bao gồm AK-47, súng máy nhẹ RPD, RPG, recoilless rifles, và mìn chống bộ binh

Du kích quân NADK mặc quân phục màu xanh lá cây đậm và đội mũ Mao, không có quân hàm quân hiệu







Để đưa quân và nguồn cung cấp di chuyển vào các khu vực chiến đấu, NADK, theo các nguồn tin Việt Nam, có hai tuyến đường thâm nhập .

Một đường từ phía nam Thái Lan qua rặng núi Dangrek vào Cam-pu-chia.

Đường thứ hai, từ phía Bắc cảng Tràt, một cảng biển nhỏ của Thái Lan là nơi dỡ hàng Trung Quốc cung cấp cho Khmer Rouge.

Mặc dù có sự hỗ trợ đáng kể của Trung Quốc, nhưng NADK đã không thể duy trì các đường dây cung cấp hậu cần thiết để quân đội tiến hành một chiến dịch lớn

Đồng thời, khi Khmer Rouge rút lui về phía Tây, chúng liên tục kiểm soát một khu vực gần biên giới Thái Lan và tự tìm kiếm chiến phí bằng cách bán đá quý ở Pailin và buôn lậu gỗ sang Thái lan.

Khmer Rouge vẫn giữ được ghế của chúng ở LHQ dưới tên ''''Kampuchea Dân chủ'''' cho đến 1982, và sau đó ''''Chính phủ liên hiệp Dân chủ Cam pu chia'''' cho đến 1993.

Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nước ASEAN đã tài trợ cho các hoạt động quân sự của chính phủ liên hiệp Campuchia bao gồm 3 phe: Khmer Rouge, KPNLF (khmer xanh) và ANS (khmer vàng).

Khmer Rouge, vẫn còn do Pol Pot lãnh đạo, đã được sự hổ trợ của hai phe còn lại trong chính phủ, và đã nhận được viện trợ quân sự lớn từ Trung Quốc và từ quân đội Thái Lan.

Phía Đông và trung tâm Cam-pu-chia đã được Việt Nam và đồng minh Campuchia kiểm soát vững chắc từ năm 1980, trong khi phần phía tây của đất nước tiếp tục là một mặt trận khốc liệt trong suốt những năm 1980







Mặc dù Pol Pot trao quyền lãnh đạo Khmer Rouge (trên danh nghĩa) cho Khieu Samphan từ năm 1985, hắn vẫn tiếp tục là người lãnh đạo tối cao của lực lượng phiến quân Khmer Đỏ

Khi Việt Nam đề nghị rút quân kèm theo điều kiện loại trừ sự hiện diện của Khmer Rouge trong tiến trình hòa giải dân tộc, chính phủ liên hiệp ba phái cũng như các nước ASEAN, Trung Quốc và Mỹ cương quyết cho rằng đó là một điều kiện không thể chấp nhận được.

Đến năm 1985 Việt Nam tuyên bố sẽ hoàn tất việc rút các lực lượng từ Cam-pu-chia về nước trước năm 1990 và năm 1989 Việt Nam đã làm đúng như vậy, vì Việt nam đã thành công trong việc giúp chính phủ Hun xen củng cố chính quyền và có được đầy đủ sức mạnh quân sự để tự chiến đấu.

Sau một thập niên xung đột, đại diện của chính phủ Campuchia-Việt Nam và liên minh quân phiến loạn đã ký một hiệp ước vào năm 1991 và chuẩn bị cho các cuộc bầu cử và giải trừ quân bị.

Tuy nhiên, trong năm 1992, Khmer Đỏ đã tẩy chay bầu cử, chuyển sang đối đầu với liên minh chính phủ bao gồm phe thân Việt Nam (của Hun Sen), phe Khmer xanh (cộng hòa) và phe bảo hoàng (đứng đầu là hoàng thân Rannaridh).

Có một loạt đơn vị quân KR do IengSary cầm đầu đảo ngũ năm 1996, chiếm khoảng một nửa số quân (khoảng 4000) còn lại của KR đến thời điểm đó.

Trong năm 1997, một cuộc xung đột giữa hai thủ tướng trong liên minh gây ra vụ đảo chính 1997 khiến Rannaridh phài lưu vong. Ông này cố gắng tìm kiếm hỗ trợ từ một số lãnh đạo Khmer Đỏ, trong khi từ chối bất kỳ giao dịch nào với Pol Pot.

Điều này dẫn đến việc phân rã trong hàng ngũ lãnh đạo Khmer Rouge, Pol Pot nghi ngờ và giết SonSan để rồi bị Ta mok hạ bệ và cầm tù. Pol Pot đã chết vào tháng tư năm 1998. Khieu Samphan đầu hàng vào tháng Mười Hai.

Năm 1999, hầu hết các thành viên KR đã đầu hàng hoặc bị bắt. Vào tháng mười hai năm 1999, Ta Mok và các nhân vật lãnh đạo còn lại của KR ra hàng chính phủ.

Khmer Đỏ cùng quân đội của nó đã diệt vong ./.


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ ++
Lính KR những năm 80. Lưu ý không thấy sử dụng khăn cà ma quấn cổ nữa. Có thể chúng muốn thay đổi bề ngoài để cho người dân Cam pu chia bớt ác cảm với chúng hoặc có thể khó mua được khăn này ở Thái lan







 
Chỉnh sửa cuối:

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,442
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né

2 - "Sư đoàn 703: từ chiến thắng đến tự hủy diệt" :





Mục lục

Chương 1. Giới thiệu
Chương 2. Sự thành lập của sư đoàn 703
Chương 3. Sự Hình thành một quân đội
Chương 4. 17 Tháng tư, 1975: giải phóng Phnom Penh
Chương 5: Sơ tán dân chúng
Chương 6. Quét sạch thành phố
Chương 7. Khởi đầu của sư đoàn 703
Chương 8. Ở Bộ Tổng tham mưu
Chương 9. Tiểu đoàn đặc nhiệm 704
Chương 10. Kiểm tra các phần tử thù địch
Chương 11. Tại nhà tù Prey Sar
Chương 12. Văn phòng S-21: nhà tù Tuol Sleng
Chương 13. Sự kết thúc của một cuộc cách mạng
Chương 14. Trở về quá khứ
Về các tác giả
Về các dịch giả và biên tập viên
-------------------------------------------------

Vì sao có quyển sách "sư đoàn 703" mà chưa có quyển sách nào viết riêng về các sư đoàn khác của RAK:
+ Vì sư đoàn 703 có một thân phận đặc biệt:
-là "con cưng" của Polpot
-được xem là sư đoàn mạnh nhất của RAK
-Sư đoàn này quản lý S-21

Trích từ quyển "Sư đoàn Sông Lam" do mod ptlinh số hóa kể về lần đầu tiên quân ta chạm trán với sư đoàn này:

"Bọn tù binh bị ta bắt đều khai sư đoàn 703 của chúng đang chuẩn bị đánh chiếm Pra Sốt, nhưng đánh bằng cách nào thì chúng không biết được.

Đó cũng là điều mà bộ tư lệnh sư đoàn đã tính đến từ lúc bọn 703 mới xuất hiện. Các đồng chí đều thấy 703 là một sư đoàn mạnh của địch, được đưa tới để cứu đỡ cho sư đoàn 3 và sư đoàn 290. Nó sẽ rất hung hăng vì chưa hề nếm mùi thất bại. Phải kiên quyết đánh cho nó thua đậm ngay trận đầu. Quyết tâm của bộ tư lệnh là: Chủ động lập thế trận nhử địch ra từ phía đông cầu Soài Riêng đến cầu Pra Sốt, lấy khu vực phía nam đường 1 làm khu vực tập trung diệt địch. Thực hiện luồn sâu, vây chặt, chia cắt trước. Hiệp đồng chặt chẽ giữa pháo binh, bộ binh và xe tăng tiêu diệt gọn chúng."


----------------------

Chương 1
Giới thiệu
Trên các đồng bằng phì nhiêu không xa Phnom Penh, phong trào giải phóng quốc gia đã bắt đầu xây dựng các lực lượng cách mạng trong những năm 1960. Khoảng giữa thập kỷ 1960, Vua Norodom Sihanouk, lãnh đạo của chế độ Sangkumreasniyum và là vua của Cam-pu-chia ngày càng đẩy mạnh việc đàn áp phong trào của lực lượng cánh tả, mà ông gọi là "Khmer Rouge"(khmer đỏ)

Nhiều thành viên của Khmer Rouge đã bỏ trốn vào rừng núi để tránh sự bắt bớ của Sihanouk.Ở đó, họ tuyên truyền và tuyển mộ các thành viên mới. Khmer Rouge gọi các lực lượng vũ trang của mình là " quân đội cách mạng " (kangtoap padevoat), hoặc "quân đội nhân dân giải phóng Cam pu chia"(Kang kamlang pradap avut pracheachon rumdos cheat Kampuchea), và đã bắt đầu thực hiện hoạt động quân sự ở một số khu vực vào đầu năm 1968.
Xung đột vũ trang có quy mô lớn bùng nổ ở 19 tỉnh trong một thời gian ngắn sau đó (sau này, Khmer Rouge lấy ngày 17 tháng Giêng 1968 làm ngày kỷ niệm đấu tranh vũ trang và là ngày quân đội KR)

Pol Pot tự hào nhớ lại:"Chúng tôi đã có rất ít vũ khí trong buổi đầu đấu tranh vũ trang. Chỉ có mười súng ở Khu Tây Bắc, bốn ở Khu vực Đông, và bốn súng ở Khu vực phía Bắc. Inthe Khu vực phía Đông Bắc chỉ có năm vũ khí, bao gồm bốn súng để bảo vệ Trung ương ****.

Trong tất cả các đội quân của **** Cộng s ản Kampuchea (CPK), Pol Pot đánh giá chỉ có đội quân khu vực Tây Nam ( cái nôi của của sư 703) là "đáng kể?.

"Quân của Khu vực tây nam đã tấn công và thu gần 200 vũ khí của chế độ Sangkumreasniyum vào tháng 2 năm 1968. Pol Pot hết lời ca ngơi: "Điều này thật nổi bật so với các khu khác." Đội quân cách mạng tiếp tục lớn mạnh và vào đầu năm 1970 đã có khoảng 50,0000 quân.

Vào ngày 18 tháng ba, trong khi Sihanouk ra nước ngoài, chính phủ của ông đã bị tướng Lon Nol của lực lượng Cộng hoà Khơ-me lật đổ. Năm ngày sau đó, ông Sihanouk tuyên bố phản đối cuộc đảo chánh vào tuyên bố giải thể chính phủ và Quốc hội. Ông thành lập một chính phủ hoàng gia mới gọi là " Chính phủ thống nhất quốc gia Cam pu chia" cùng " Mặt trận thống nhất quốc gia Cam pu chia", và kêu gọi nhân dân toàn Cam-pu-chia đấu tranh (chống Lon nol).


Các thành viên Khmer Rouge như Khieu Samphan, Hou Youn và HouNim, những người đã từng bị lực lượng của Sihanouk săn đuổi, đã tuyên bố sự ủng hộ của họ cho nhà vua. Họ đã được khen thưởng một cách nhanh chóng. Ngày tháng năm 3,1970, Sihanouk được bầu làm Chủ tịch của Mặt trận thống nhất quốc gia Cam pu chia và Samdech Pen Nuth đã trở thành Thủ tướng của chính phủ lưu vong. Chính quyền sau đó đã được chia thành hai phần. Phần ở bên ngoài Cam-pu-chia để chịu trách nhiệm về các mối quan hệ quốc tế và phần ở bên trong nước. Phần trong nước được Khieu Samphan, người đã trở thành Phó Thủ tướng của chính phủ kháng chiến, lãnh đạo. Khieu Samphan cũng là tổng tư lệnh của "quân đội nhân dân giải phóng quốc gia" CPNLAF

Hou Yuon đã được bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ nội vụ,khiêm bộ cải cách và hợp tác nông thôn, Hou Nim được bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ thông tin và tuyên truyền


Lính KR bị lính Lon non bắt









Ủng hộ Sihanouk? cũng là một chiến lược khôn khéo được quân Khmer Rouge tận dụng, khi bắt đầu bước vào cuộc chiến tranh năm năm (1970 đến 1975) với phe Cộng hòa Khmer.
Lợi dụng danh nghĩa của Sihanouk và việc ném bom tàn phá vùng nông thôn của phe Cộng hòa Khmer, Khmer Rouge đã thành công trong việc kêu gọi những người trẻ tuổi tham gia và phục vụ cách mạng. Quân cách mạng, chủ yếu là nam thanh niên tuổi từ 15 đến 18 đến từ các vùng nông thôn, tình nguyện phục vụ Khmer Rouge, với niềm tin rằng họ có thể khôi phục quyền lực cho Sihanouk.

Nhưng sau khi Khmer Rouge lật đổ chính phủ Lon Nol vào 17 tháng tư,1975, Sihanouk đã không có được một quyền lực nào và đã phải sống vài năm dưới sự giam cầm của KR rồi tha hương tại Trung Quốc và Pháp

Vào năm 1978 trong diễn văn kỷ niệm sự ra đời của **** CS Campuchia, Pol Pot cho rằng: "Chiến thắng ngày 17 tháng tư, 1975 là một sự chiến thắng vĩ đại chưa bao giờ có trong suốt hơn 2000 năm lịch sử của Campuchia. Tiêu diệt toàn bộ kẻ thù của cách mạng là một thắng lợi tuyệt vời kế tiếp theo sau thắng lợi ngày 17 tháng Tư".

Vào ngày 10,tháng 5,1978, hắn tuyên bố trên đài phát thanh Đài Tiếng nói Cam pu chia Dân chủ: ?oChúng ta phải đấu tranh để bảo vệ của độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cam-pu-chia. Chúng ta phải sống tự chủ, bảo vệ bản thân chúng ta. Chúng ta phải tăng cường tiêu diệt quân thù, càng nhiều càng tốt, và cố gắng để duy trì lực lượng của chúng ta ở mức độ cao nhất. Chúng ta có một lực lượng nhỏ, nhưng chúng ta sẽ phải tấn công một lực lượng lớn. Đấy là khẩu hiệu và sách lược của chúng ta.?

Sư 703 đã phục vụ để khẩu hiệu và lý thuyết của Pol Pot trở thành hiện thực. Khởi đầu, sư 703 đã trở thành một phần quan trọng của cổ máy "nghiền nát" và "quét sạch" các kẻ thù "bên ngoài" của chế độ: những người có liên quan đến chế độ Lon Nol và Việt Nam.

Sau đó, chúng thành lập nhà tù cấp trung ương **** S-21 và chi nhánh S-21D. Lúc này chế độ bắt đầu xử trên chính nó, tăng nhanh việc bắt giữ và hành quyết các kẻ thù "nội bộ"

Nhiều người trong số quân lính và cán bộ của sư 703 không thoát khỏi cái cổ máy nghiệt ngã do chính họ dựng lên. Từ một lực lượng khoảng 6000 quân năm 1976, chỉ có một số ít người sống sót từ chiến trường và từ sự thanh trừng của ****.

Quyển tư liệu này tập trung vào cuộc đời của 40 người sống sót, 9 người trong số này đã phục vụ tại Văn phòng S-21 và 3 người khác phục vụ tại S-21D.

Nguồn tư liệu bao gồm băng ghi âm, ảnh và "danh sách hành quyết tù nhân" (banhchi kamtech neak TOS) thu được từ văn phòng S-21, từ cuối 1975 đến cuối 1978 chứa tên của khoảng 20000 người bị giết tại nhà tù, trong đó có ít nhất 482 người là cán bộ của sư 703






 
Chỉnh sửa cuối:

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,442
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Chương 2

Sự ra đời của sư đoàn 703.

Sư 703 là một sư đoàn bộ binh của lực lượng vũ trang Khmer Rouge. Trong cuộc họp của Ủy ban Thường trực CPK vào ngày 9 tháng mười một, 1975, Pol Pot đã biểu dương những người lính dũng cảm của nó, và đưa lên như là một điển hình cho các đơn vị khác noi theo, đặc biệt là đơn vị của những người Pốt không thích ở Khu vực Đông: "chính sách tác chiến của sư 12 (tên cũ của 703) thể hiện một kỹ năng chiến đấu cao. Đây là một mô hình để sư 170 của đồng chí Phan học tập?.

Vùng 25: cái nôi của sư 703.

Cam-pu-chia về phương diện truyền thống được chia thành các Đơn vị hành chính như khu (zone), vùng(region), huyện, subdistrict, và làng.


Trước cho năm 1970, vùng 25 là một phần của Khu Tây Nam và trong thời gian cai trị của chế độ Cộng hòa Khơ-me, nó đã được đặt dưới sự quản lý của Khu vực đặc biệt. Sau 1975, Trung ương **** CPK giải thể các Khu vực đặc biệt và vùng 25 đã được tái sát nhập vào khu Tây Nam.Vùng 25 gồm năm huyện: Kandal Steung (Quận 153), Kiên Svay (Quận 16), Sa-bài (Quận 20), Koh Thom (Quận 18), và LeukDek (Quận 14).


Vùng 25 giáp với Phnôm Pênh (Quận 55) ở phía bắc, Việt Nam về phía nam, vùng 24 ở phía đông (vùng 24 thuộc về Khu Đông), huyện Prey Kabas và huyện Bati của vùng 33 về phía Tây (vùng 33 thuộc Khu Tây Nam).

Mặc dù vùng 25 đất đai rất phì nhiêu và thích hợp với đa dạng các loại cây trồng, nhưng phần lớn những người dân của vùng này sống trong đói nghèo. Những người dân sống trong khu vực rất khác biệt với người Khmer sống làm ruộng ở xa sông, người Hoa sinh sống tại khu đô thị và cận đô thị, cộng đồng người Việt Nam và Chăm Hồi giáo sinh sống dọc theo dọc các con sông.

Cư dân cơ bản vùng 25
Vợ con của một cán bộ KR





Sư đoàn 703 và tiền thân của nó

Trong thời gian năm 1970 các cán bộ của vùng 25 tổ chức lực lượng quân đội của họ theo cấp tiểu đoàn độc lập, bao gồm một tiểu đoàn Phụ nữ đỏ (neary krahom), một tiểu đoàn lực lượng đặc biệt, một tiểu đoàn bộ binh và một tiểu đoàn pháo binh. Mỗi tiểu đoàn có có quân số khoảng 300 người.

Vào lúc đó, không có một trung đoàn nào được thành lập trong vùng.

Vào tháng giêng 1972, Ủy ban Khmer Rouge của Khu vực đặc biệt đã thành lập trung đoàn 267 ở vùng 25. Trung đoàn 267 được đặt dưới sự chỉ huy của In Lon, còn được gọi là "Nath," và Khoem Pin, được gọi là "Pin."
Trung đoàn 267 thường đóng quân ở phía Nam của Khu vực đặc biệt và bộ chỉ huy thì lưu động để tránh các cuộc tấn công của Lon Nol.

Vào tháng tám, đồng chí Nath tuyển dụng chiến sĩ từ ba tiểu đoàn của trung đoàn để thành lập đơn vị trinh sát 52, trực thuộc trung đoàn 267.

Vào tháng sáu 1974, khi Khmer Rouge đã mở rộng được vùng giải phóng, Ủy ban Khu vực đặc biệt thông báo rằng trung đoàn 267 đã được nâng quân số lên để trở thành sư đoàn 12. Đồng thời, đơn vị trinh sát 52 đã được chuyển đổi thành tiểu đoàn đặc nhiệm 143 của Sư 12.

Một kỷ niệm lớn đã được tổ chức tại Watt Sampan trong Koh Thom subdistrict của Vùng 25 đến đánh dấu sự ra đời của Sư đoàn 12.


Vào tháng chín 1974, tiểu đoàn đặc nhiệm 53 của trung đoàn 267, đã được giải thể và sát nhập vào tiểu đoàn đặc nhiệm 143.

Tiểu đoàn đặc nhiệm 143 có nhiệm vụ quan trọng là trinh sát trước khi tấn công. 300 chiến sĩ của tiểu đoàn đặc nhiệm này đã được huấn luyện đào tạo khắt khe về mọi mặt hơn các đơn vị khác của sư 12.

Tiểu đoàn 143 do chính ủy Khim Vath, còn được gọi là Hor, và chỉ huy Math lãnh đạo





Vào ngày 22 tháng bảy, 1975, lễ kỷ niệm ngày thành lập đội quân cách mạng của Trung ương **** C ộng sản Kampuchea đã được tổ chức bên trong quần thể Sân vận động Olympic với sự tham dự của 3000 đại biểu quân đội.Vào ngày đó, sư 12 đã được đổi tên thành sư 703 và tiểu đoàn đặc nhiệm 143 được đổi tên thành tiểu đoàn đặc nhiệm 704.

ngày 22 tháng bảy, 1975, lễ kỷ niệm ngày thành lập đội quân cách mạng Kampuchea đã được tổ chức bên trong quần thể Sân vận động Olympic






Cơ cấu tổ chức của sư 703 được xem như là mạnh nhất trong số chín sư đoàn trực thuộc Bộ tổng tham mưu (hay còn gọi là "Trung ương"), bao gồm ba trung đoàn và năm tiểu đoàn, quản lý một bệnh viện, một đài phát thanh và một đơn vị thông tin liên lạc cùng với trường huấn luyện quân sự 703.

Sau khi Sư đoàn 703 được tái tổ chức, một số chiến binh có " lý lịch cá nhân trong sạch" đã được chọn để phục vụ trong các văn phòng của các bộ, ngành trung ương. Một trong số đó là Văn phòng An ninh Trung ương S-21.

S-21, ngày nay được biết đến như là nhà tù Tuol Sleng, đã bắt đầu hoạt động trong tháng ba năm 1975.

Quân số của sư 703 thường xuyên dao động. Số liệu thống kê vào tháng giêng năm 1976 cho thấy tổng quân số của sư 703 là 6168. Con số này đã giảm xuống vào tháng năm còn 5989 và chỉ còn lại 5369 vào tháng ba 1977.



Quan hệ với Khu Đông

Trong 1972, Chan Chakrei, chỉ huy khu Đông, dẫn hai trung đoàn đến phối hợp với trung đoàn 267 và các đơn vị khác ở Vùng 25 trong một chiến dịch tấn công lưu vực Tonle Bassak và hành lang Quốc lộ 1. Nhưng khi các lực lượng Khu Đông đến Vùng 25, xung đột đã nảy sinh.

Sorin,một chỉ huy của quân Khu Đông than phiền rằng, "quân của khu Đông Khu nếu di chuyển độc lập sẽ bị lực lượng của vùng 25 bắt và bắn tại chỗ".

Moeng Samnang, trưởng ban an ninh của huyện Koh Thom đã viết trong nhật ký rằng, "Tạ Sok [trưởng vùng 25] đã ban hành lệnh cho lực lượng quân đội và an ninh trên toàn vùng phải bảo vệ kỹ lưỡng các đường giao thông và bắt giam bất kỳ ai thuộc lực lượng Khu Đông của Chân Chakrei đi lại mà không mang theo giấy phép"

Tuy nhiên, trong vòng hai năm,hai lực lượng này đã phối hợp tác chiến.

Trong thời gian của mùa khô 1974, sau khi Hoa Kỳ ngừng ném bom Cam-pu-chia, CPK đã lên kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc tấn công quy mô lớn "cuộc tấn công bão tố" ở ngoại vi Phnom Penh. CPK thông qua một chiến lược bốn điểm:

1) tấn công vào vùng hạ Mê Kông cắt các tuyến đường tiếp vận và giao thông của Cộng hòa Khmer

2) tấn công khu vực ngoại vi rồi vào trong thành phố Phnôm Pênh.

3) tấn công một số tỉnh, thành phố do quân Cộng hoà Khơ-me FANK kiểm soát

4) đồng thời tấn công ở bất cứ nơi đâu đó mà FANK (quân Cộng hòa Khmer) không thể rút chạy hay tiếp cứu.






1974 - quân Khmer đỏ thảm sát dân trong vùng Lon non kiểm soát








Để đáp ứng chiến lược trên, Sư 12 cùng với lực lượng Chân Chakrei của Khu Đông thành lập một trung đoàn "Liên Hiệp sông Mekong?

Ban đầu đơn vị này chiến đấu ở chiến trường khu vực Neak Loeung, Kaom Samnor và sông Mekong là tuyến đường kinh tế quan trọng cuối cùng của chế độ Cộng hoà Khơ-me (*nối với VNCH-ND)


Trung đoàn Liên Hợp Tonle Mekong được đặt dưới sự điều động của Sư 12. Trung đoàn Mekong có ba tiểu đoàn, (một trong số đó là tiểu đoàn pháo binh 127. hai tiểu đoàn khác giúp duy trì an ninh cho tiểu đoàn pháo binh này)

Đã tấn công vào các vận hạm mang đạn dược và các tiếp liệu khác vận chuyển từ Việt Nam dọc theo sông Mê Kông đến Phnom Penh.

Tất cả các nguồn cung cấp cho người dân Phnom Penh và các lực lượng bảo vệ nó lúc này được mang từ Việt Nam trong các tàu lớn dọc theo sông Mekong.

Tàu vận tải luôn luôn di chuyển vào ban đêm, và được bảo vệ bằng cả không quân và hải quân. Nhưng chúng vẫn bị pháo binh và đặc công của sư 12 tấn công

Vào tháng 12 năm 1974, lực lượng của sư 12 và Khu Đông cùng phối hợp một lần nữa trong cuộc tấn công vào các cứ điểm trên đường quốc lộ số 1,21, và 2.

Một tài liệu viết chung của Khieu Samphan, Hou Yuon và Hou Nim công bố "Ở phía Nam của Phnom Penh, chúng tôi đã tấn công quân địch tại Prek Hậu. Chúng tôi uy hiếp Takhmau và làm quân địch lo sợ. Một chiến thắng to lớn có ý nghĩa chiến lược quan trọng là cuộc tấn công vào đông nam Phnom Penh của các lực lượng vũ trang Mặt trận Tổ quốc gia thống nhất đã quét sạch quân địch ở bờ tây sông Tonle Thom thuộc huyện Leuk Dek trong sự phối hợp với các lực lượng quân đội Khu Đông nhằm giải phóng sông Mê Kông. "

Vào ngày 1 tháng tư,1975, Sư 12 đã kiểm soát được tất cả các huyện của chiến trường dọc theo sông Mekong.Mười sáu ngày sau đó, sư đoàn này chiếm được Phnom Penh và Khmer Rouge đã nắm lấy quyền lực trên toàn cõi Cam pu chia.





Quân KR bắn pháo vào Phnom Penh ngày 1/1/1975




 
Chỉnh sửa cuối:

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
3,924
Động cơ
500,862 Mã lực
Cái bọn PP này đúng là quái thú chứ ko phải người!
hình như chúng càng giết nhiều người lại càng khát máu!
Tội ác trời ko dung, đất ko tha. VN mà ko qua giả phóng thì giờ CPC chắc chả còn ai!
 
Biển số
OF-51843
Ngày cấp bằng
30/11/09
Số km
194
Động cơ
455,920 Mã lực
Xin phép bác Cửu cho em down ảnh và bài viết của bác để về hỏi chuyện thê, ông cụ thân sinh nhà em, Cụ trước đây cũng chiến đấu bên đó mấy năm , giờ nhìn lại mảnh đất ấy, con người ấy chắc cụ xúc động lắm. Cảm ơn bài viết của bác.
 

Pitt

Xe điện
Biển số
OF-18240
Ngày cấp bằng
5/7/08
Số km
2,897
Động cơ
533,380 Mã lực
Nơi ở
Đất Tổ - Vua Hùng
Bác có ra thăm khu Cánh đồng chết bên đó không ạ. Ps của bác chi tiết, rõ ràng quá...
 

KimCuong

Xe tải
Biển số
OF-23932
Ngày cấp bằng
10/11/08
Số km
203
Động cơ
494,150 Mã lực
Hay quá!Mời bác 1 ly lấy sức post tiếp ~o)
 

wfun

Xe tăng
Biển số
OF-17704
Ngày cấp bằng
21/6/08
Số km
1,396
Động cơ
517,724 Mã lực
Nơi ở
Bên cạnh cái tròn tròn....
Cảm ơn cụ Cửu, bài viết rât hay, tiếc là phần lơn ảnh ko xem đc, Vote Cụ, Cụ xem lại tí
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top