- Biển số
- OF-2985
- Ngày cấp bằng
- 5/1/07
- Số km
- 4,747
- Động cơ
- 630,619 Mã lực
- Nơi ở
- Cầu Sì goòng
- Website
- www.facebook.com
Lần này kụ làm thám tử chuẩn. Nhà cháu có cùng suy nghĩ giống kụ.Cụ không hiểu ý e à, e không nói là xe khách vô tội, em nói là anh ta không bị lỗi quá tốc độ nếu đi 85km/h chứ không phải là vô tội trong việc gây tai nạn, 2 việc này hoàn toàn khác nhau.
Phân tích thành phần trực tiếp và gián tiếp gây ra vụ tai nạn trên gồm: lái xe Camry, lái xe khách, sở GTCC.
Đường đã đưa vào sử dụng 7 ngày, đã có rất nhiều vụ tai nạn tại ngã tư này trong 7 ngày đó mà ông sở GTCC không cắm biển cảnh báo nguy hiểm, biển giới hạn tốc độ, đèn giao thông có nhưng không hoạt động thì ông này cũng có lỗi. Nhưng hiện tại chưa có chế tài đề xử phạt lỗi ông GTCC nên ông này không bị tội gì, bỏ qua.
Còn lại 2 ông lái xe với nhau, em thử làm thám tử phân tích suy nghĩ của 2 ông này:
- Xe khách suy nghĩ: mình đang đi trên đường chính, đường ưu tiên, tốc độ không quá giới hạn cho phép, đến nút giao cắt theo nguyên lý thì phải giảm tốc, nhưng anh ta cho là mình đang được đi trên đường ưu tiên, xe mình to nên xe khác từ nhánh phụ phải dừng để nhường đường cho mình nên vẫn giữ nguyên tốc độ để đi qua, nhưng xui cho anh ta gặp ngay ông Camry mới lấy bằng, chưa thuộc hết luật, kinh nghiệm thực tế ít...
- Xe Camry: đến ngã tư, bình thường phải quan sát thấy xe khách đang đến phải dừng trước ngã tư để nhường họ đi qua, nhưng anh này thấy xe khách còn ở xa nên có suy nghĩ là mình có thể vượt qua trước họ được nên anh ta cho xe đi qua (hoặc có thể anh ta không quan sát thấy xe khách nên cho xe qua bình thường), nhưng khi đến giữa ngã tư, thấy xe khách không giảm tốc độ, tiến lại nhanh quá nên hoảng. Lúc này có 2 tình huống suy nghĩ:
1. Xe Camry định tăng ga vượt nhưng đạp nhầm sang phanh
2. Xe Camry hoảng quá nên phản xạ thông thường là phanh lại chờ xe khách đánh lái tránh
Kết quả là xe Camry phanh hự giữa ngã tư. Ông xe khách bất ngờ vì nghĩ xe Camry phải vượt qua mình trước nhưng nó lại phanh bất ngờ nên đạp phanh nhưng không kịp, thế là rầm...đâm thẳng luôn. Cuối cùng Camry chết để lại hậu quả mình ông xe khách phải chịu hết. Xe khách bị bắt tạm giam 4 tháng về hành vi Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Quy định gì thì phải chờ ra tòa xử mới biết cụ thể, nhưng chắc chắn phải đi tù và đền tiền.
Thường khi không quy kết được vào quy định nào người ta thường quy vào lỗi chung chung: không làm chủ được tốc độ.
Nên đây cũng là bất cập của luật GTDB 2008, cần phải sửa lại bổ xung thêm các tình huống hay gặp trong thực tế để quy định thêm trong luật. VD: có thể quy định rõ ràng là xe đi sai luật giao thông phải tự chịu toàn bộ trách nhiệm đồng thời phải đền bù thiệt hại cho xe đi đúng kể cả khi bị đâm thì hay quá, đỡ phải bị oan vì lỗi các xe đi ẩu gây ra. Thực tế nhiều xe ô tô đang đi đúng đường đúng tốc độ nhưng vì tránh xe máy tạt đầu, rẽ ẩu mà đánh lái gây tai nạn cho xe đi ngược chiều cũng đi đúng luật, cuối cùng xe máy đi ẩu thoát chết lại chả bị lỗi gì còn mấy ông đâm nhau phải chịu hết thiệt hại, luật hiện nay không quan tâm đến nguyên nhân gián tiếp gây tai nạn mà chỉ xử lỗi trực tiếp khi xảy ra tai nạn nên ae khi tham gia giao thông nên từ tốn mà đi không có ngày gặp oan gia
1- Tình huống này, cá nhân nhà cháu gọi là "tình huống không hiểu ý nhau" giữa 2 xe, nên xảy ra tai nạn. Tình huống như này rất thường xảy ra trên đường, bất kể các xe đang chạy nhanh hay chậm.
2- Trong Luật gtđb Vn hiện hành đã có quy định "tại các giao cắt không có kiểm soát, phương tiện phải nhường đường cho xe đi từ bên phải tới".
Nhưng trong luật hiện hành vẫn không định nghĩa rõ thế nào là nhường đường, vẫn để mọi người hiểu mập mờ là ai vào giao căt trước thì có quyền đi trước.
Nếu trong luật Gtđb ghi cụ thể hơn "tại giao cắt không có kiểm soát (không đèn tín hiệu, không gắn biển đường ưu tiên) phương tiện phải nhường đường cho "xe từ bên phải tới", mà không được đi tiếp khiến cho "xe từ bên phải tới" phải đột ngột chuyển hướng (đánh lái để tránh) hoặc phải đột ngột thay đổi tốc độ", thì "xe đi từ bên trái tới" đã phải chủ động đi chậm lại, hoặc dừng lại nhường cho "xe bên phải tới" đi qua, không phụ thuộc vào việc "xe bên phải tới" phản ứng thế nào.
Như vậy, sẽ không thể xảy ra tai nạn vì "tình huống không hiểu ý nhau giữa hai xe".
Nhà cháu không nhớ rõ, nhưng hình như xe khách đi từ hướng Bắc - Nam, trong khi xe con đi theo hướng Tây - Đông". Xe con là xe đi từ bên phải tới.
Nếu đúng vậy, chiểu theo quy định "nhường xe bên phải tới" thì hình như xe khách mới là nguyên nhân gây ra tai nạn.
3- Thêm vào đó, giao cắt không có đèn, biển báo. Kiểu giao cắt này chiếm tỷ trọng rất lớn trong hệ thống đường bộ Vn. Nên nguyên nhân xảy ra tai nạn nằm ở 2 phương tiện, chứ không phải ở việc chưa cắm biển báo.
Không thể đổ lỗi cho Sở Gtvt chưa cắm biển báo là nguyên nhân gây tai nạn trong vụ này.
Khi trên đường không gắn biển hạn chế tốc độ, phuơng tiện sẽ di chuyển theo mức tốc độ mặc định, là xe con 80 km/h, xe khách 70 km/h.Báo viết đây, không biết đúng không nhưng xác suất đúng là cao, xe khách phải phi hơn 100km/h mới cày con Cam đi 118m mới dừng (khoảng cách tối thiểu khi đi 100km/h để dừng khi đạp phanh gấp là 100m nên trên đường cao tốc bao giờ cũng có quy định giữ khoảng cách tối thiếu giữa các xe) Quá tốc độ hay không phải dựa trên các mốc biển báo quy định, không cắm biển báo nào thì không có lỗi quá tốc độ ở đường này
1- Các trích dẫn kụ nêu không phải là "lỗi không làm chủ tốc độ", và cũng không thể quy về lỗi không làm chủ tốc độ nếu trong luật không có ghi rõ các chữ "vi phạm lỗi không làm chủ tốc độ".Cụ tham khảo luật này xem mình thế nào
Đã tìm ra lỗi không làm chủ tốc độ dựa trên TT 13/2009 BGTVT.
Các trường hợp đâm nhau sẽ bị quy về lỗi không làm chủ tốc độ nếu không vi phạm các lỗi khác
http://www.tedisouth.com/uploads/files/libraries/13-2009-TT-BGTVT.pdf
Ngoài đường cao tốc thì các đường khác khoảng cách bao nhiêu thì gọi là an toàn, thế này thì cứ đâm nhau là bị quy vào lỗi không giữ khoảng cách an toàn
Luật Xử lý VPHC quy định chỉ xử phạt với lỗi do pháp luật quy định". Pháp luật không quy định lỗi "không làm chủ tốc độ". Lỗi "không làm chủ tốc độ" đó thuần túy là do xxx suy diễn mà thành, cần nhanh chóng xóa bỏ nó.
Các trích dẫn đó chỉ là các quy định cụ thể về giảm tốc độ khi vào giao cắt, tốc độ tối đa cho phép, khảong cách an toàn. Nếu vi phạm các quy định trên chỉ mắc các lỗi "không giảm tốc độ khi đi vào giao cắt", vi phạm tốc độ tối đa cho phép.
Nhưng các lỗi này không phải là nguyên nhân gây ra tai nạn. Các lỗi đó chỉ khiến tài xế không kịp phanh nên không thể tránh được tai nạn do xe bên trái không nhường đường mà thôi.
2- Nguyên nhân gây ra tai nạn là "xe đi từ bên trái đến nhưng không nhường đường cho xe đi từ bên phải đến", bắt xe đi từ bên phải đến phải phanh gấp hoặc đánh lái để tránh mình.
Khi xe đi bên phải đến vì đang lơ đễnh không chú ý nên không kịp phanh là rầm. Tai nạn xảy ra ngay.
.
Chỉnh sửa cuối: