thực ra trong vụ này bị can là thanh lý đồ cá nhân và không cung cấp sản phẩm trong hạng mục kinh doanh CN của họ đăng ký. Ví dụ cụ thanh lý cái xe máy cũ, đi được 3 ngày chết acquy, và cụ có sẵn sàng nhận lại cái xe và hoàn trả, ví dụ, 100tr cho người mua không ah? Nên phân tách rạch ròi mặt hàng đăng ký KDCN và đồ thanh lý cá nhân, ko thể dựa vào 1 nick KDCN để bảo mọi thứ đều là kinh doanh được
.
Với những mặt hàng thanh lý cá nhân (ko bán số lượng), thì em nghĩ quan trọng nhất là cam kết giữa người mua và người bán tại thời điểm giao dịch hàng.
như ví dụ cụ nói, việc thác loạn như thế nào là hành vi cá nhân của ông thầy cụ nêu, và việc uy tín cá nhân kém sẽ dẫn đến việc ông thầy bị hạn chế, sa thải, giống như trong topic này, bị can nếu bị quy trách nhiệm sẽ bị tẩy chay hoặc xoá đăng ký KDCN (do uy tín cá nhân kém). Tuy nhiên, theo cụ, có thể mang chế tài KDCN (nếu có) lên trường hợp này không, hay như ví dụ cụ nêu, có thể mang Luật giáo dục ra điều chỉnh hành vi thác loạn của ông thầy diễn ra bên ngoài môi trường giáo dục không, vì nó đâu thuộc phạm vi điều chỉnh?
Em không ủng hộ hành vi gian dối hay thiếu trách nhiệm. Tuy nhiên em nghĩ mọi thứ cần phân tách rõ ràng.
Có thể cụ hiểu chưa đúng về vấn đề này rồi. Cụ nghe em có chút ý kiến xem có được không nhé.
Thực ra, đã đăng ký KDCN thì cách hành xử phải mang tính chuyên nghiệp, dù là mặt hàng đó ko nằm trong danh mục hàng mình đăng ký với BQT OF, miễn cứ là hàng từ tay mình bán ra, cụ có nhất trí với em không? Không thể nào nói tôi bán cái Lư hương do đã đăng ký với OF thì tôi bán hàng chuẩn và bảo hành bảo trì đầy đủ, còn các mặt hàng khác tôi có thể bán hàng lởm cho các cụ thoải mái mà chả ảnh hưởng gì.
Hàng hóa có thể khác nhau, nhưng quan điểm về bảo hành, bảo trì... thì đều phải giống nhau. Đã cam kết 3 hôm thì khi có ý kiến phản hổi, phải gặp nhau xem cụ thể lỗi đó do đâu, do người mua hay người bán, do máy hay do va đập, rơi vỡ, bơi lội... sdau khi về tay người mua. Nếu lỗi do máy, hoàn tiền hoăck thế nào đó theo đúng thỏa thuận ban đầu. Thế mới gọi là cách hành xử chuyên nghiệp (mà chả phải, mua bán thông thường nếu uy tín thì đương nhiên phải thế).
Nếu vào tay cụ vụ này, em chắc chắn cụ chắc cũng không hành xử như vậy, nếu cụ thật sự chuyên nghiệp và biết giữ chữ tín. Việc trên chỉ là 1 sự việc nhưng qua đó đã p/á được bản chất con người, dù là bán cái tăm hay con Airbus, dính phốt vẫn lòi ra ngay.
Em chỉ xét về tổng thể, nhiều cụ đi vào chi tiết rằng kinh doanh chuyên nghiệp khác mà đạo đức kinh doanh khác, mà chi tiết quá thì đôi khi phá vỡ mất tổng thể cụ ạ. Một trong những quan niêm về tính chuyên nghiệp là:
1. Chuyên nghiệp là biết đặt vị trí mình vào vị trí người khác để thấu hiểu tâm tư nguyện vọng cũng như hoàn cảnh của người đó.
2. Chuyên nghiệp là lấy hiệu quả làm thước đo cho lời nói.
4. Chuyên nghiệp là sẵn sàng nhận và chịu trách nhiệm nếu mình sai.
Ý các cụ thế nào về vấn đề này ạ.