Nếu hiểu đơn giản thế này thì khỏi phải thảo luận:
Khi đèn vàng bật sáng và xe đang có tốc độ X km/h, cách vạch dừng Y mét thì:
- với X = khoảng 40 km/h, Y = khoảng 20 mét thì đạp phanh, dừng thôi.
- X = 30 km/h, Y <= 7 mét thì chả cần đạp phanh. Đi tiếp. Ông nào vịn thì bảo ông lên mà lái xem có dừng được trước vạch dừng không
.
---
Và đèn vàng sáng 2-3 giây là còn để giải phóng giao cắt chứ không phải là chỉ để phanh!
Cụ viết cụ thể ra thế có phải dễ nói chuyện không.
- Để đảm bảo an toàn qua giao cắt, cần phải có 1 thời điểm chính xác mà tại đó những luồng giao thông nào đó không được vào giao cắt nữa để tránh xung đột với các luồng giao thông sắp được cho phép, thời điểm đó (gọi là N1) được xác định bằng bật sáng đèn đỏ trên luồng tương ứng. Các luồng sắp được cho phép chạy sẽ được bật đèn xanh tại thời điểm N2 = N1+ t2 (trong đó t2 là thời gian delay để cho các phương tiện cuối cùng vượt qua vạch ở thời điểm N1 thoát khỏi giao cắt), t2 cũng là thời gian để giải phóng giao cắt như cụ nói ở trên.
- Trước khi đèn đỏ bật sáng tại thời điểm N1, cần có khoảng thời gian để tách các phương tiện trên luồng được phép lưu thông thành 2 phần, 1 phần sẽ đi tiếp và vượt qua vạch trước khi đèn đỏ bật (thời điểm N1), phần còn lại sẽ dừng trước vạch khi đèn đỏ sáng để không vào giao cắt sau thời điểm N1 (đèn đỏ đã sáng).
=> Có 2 yếu tố cần có để đảm bảo an toàn trong mô hình đèn vàng đỏ là:
1. Sau thời điểm N1 (đèn đỏ đã sáng): không phương tiện nào được vào giao cắt.
2. Bất cứ phương tiện nào trên luồng đang lưu thông đều có thể thuộc về 1 trong 2 phần được phân tách (phần dừng trước vạch dừng hoặc vượt qua vạch trước khi đèn đỏ sáng) mà không phụ thuộc lý do khách quan (nếu thời gian đèn vàng quá ngắn thì sẽ có những phương tiện không thể thuộc về 2 phần tách biệt kia, không thể dừng trước vạch mà cũng không thể vượt qua vạch trước khi đèn đỏ sáng). Thời gian đèn vàng cần tính bằng thời gian có thể dừng xe từ lúc nhìn thấy đèn vàng ở tốc độ tối đa được phép trước khi vào giao cắt + thời gian delay cho tới khi lái xe quan sát đèn (vì ngoài đèn lái xe phải quan sát các phương tiện khác nên sẽ có delay từ khi đèn sáng tới khi lái xe nhìn tới đèn).
Tóm tắt có 3 trạng thái của phương tiện khi gặp đèn vàng:
Hai trạng thái bắt buộc/được phép làm khi gặp đèn vàng:
- Dừng trước vạch dừng hoặc trước đèn nếu không có vạch dừng.
- Vượt qua vạch dừng và đi tiếp
Trạng thái không được phép:
- Dừng sau vạch dừng
Với cách tính thời gian đèn vàng như trên, mọi phương tiện có khoảng cách tới đèn vàng lớn hơn thời gian tồn tại đèn vàng (em tính khoảng cách theo thời gian vì trực quan hơn theo quãng đường) đều có thể dừng trước vạch trước khi đèn đỏ sáng. Các phương tiện ở gần đèn vàng hơn sẽ có thể đi tiếp hoặc dừng theo các trạng thái được phép tùy vào khả năng của lái xe. Các phương tiện chạy cố khi ở xa đèn vàng sẽ qua vạch khi đèn đỏ sáng và bị phạt.