Suy từ cá nhân nhà cháu ra thì thấy thế này:
Thời bao cấp gđ khá đông anh em, lại đang ở giai đoạn học hành, toàn lứa tuổi thanh thiếu niên, ăn uống như những chiếc tàu há mồm nên khá khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, bổ xung nguồn tài chính cho việc học thêm, kể cả 1 chút cho tiêu pha vặt cá nhân, ông bà cụ nhà cháu nhận các công việc làm thêm từ nguồn cơ quan, bên ngoài ....toàn những công việc lao động chân tay mà thiếu niên có thể làm được dễ dàng như làm túi phong bì, may cờ quạt, dệt len, xé vé vào rạp hát, cổng công viên, khu vui chơi...vv. Qua những công việc vặt này thì ngoài kiếm thêm, cải thiện cs còn đem lại nhiều ý nghĩa khác như tạo đề kháng thích nghi với khó khăn, kỹ năng làm việc, rèn luyện đức tính chăm chỉ cần cù không ngại việc và cái chính là biết quý trọng đồng tiền kiếm được từ mồ hôi công sức của mình. Nhà cháu cho rằng việc quý trọng đồng tiền khá quan trọng cho việc hình thành tư duy làm việc khi trưởng thành. Vì quý trọng nó nên những công việc trong khả năng mình làm được sẽ xúc tiến làm luôn khỏi phải nhờ đến thợ, bị tốn kém và mất tg nhờ vả đợi chờ thợ thuyền.
Sau này khi trưởng thành bước ra xh nhà cháu không hề ngại việc, dần dần quen biết hết các việc như điện nước, cơ khí, mộc và đôi khi cả nghề nề nữa.
Không phải nói quá, nhưng cả quá trình nhà cháu tự làm lấy, không phải tốn kém thuê thợ đã tích kiệm ra 1 con số hàng trăm củ, thậm chí lên tới cả tỉ đồng.
Giờ thì cs đã khá đầy đủ nên có thể rất khó đòi hỏi bọn trẻ phải làm được như những gì mình làm. Như F1 nhà cháu giờ cũng đã ngoài 20, những công việc mà nó tự làm cũng chỉ dừng lại ở tự nấu ăn cho mình, tháo lắp vệ sinh lấy quạt, điều hoà, hoặc thông tắc xi phông chậu rửa mặt trong phòng của nó thôi.
Ví dụ như sau khi nhà cháu hướng dẫn nó vs điều hoà thì ông con hằng năm vẫn tự làm thế này: