[Funland] E mở thớt về định cư châu Âu

medici_rider

Xe tăng
Biển số
OF-195371
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,783
Động cơ
338,531 Mã lực
Có topic này hay mà không biết, vào hóng chuyện.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,773
Động cơ
293,234 Mã lực
Em chưa đc sang bọn giãy chết lần nào,nhưng em nghĩ đất lành thì chim đậu,nc chảy chỗ trũng là có cái lý do của nó.sao chim k đậu đất dữ và nc không chảy chỗ cao.. Xét theo dòng người chắc là cũng vậy...cccm có biết bao giờ thì tổ chức thi lên đỉnh olympia cho U40 k.biết alo em nhé.biết đâu em.......
 

kimma

Xe điện
Biển số
OF-303895
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
3,482
Động cơ
331,179 Mã lực
Em có đọc được 1 bài này: http://dautuquocte.org/dinh-cu-sip-bang-cach-mua-bat-dong-san.html
Mọi người cho e xin ý kiến với ạ.
Cụ mà nghe chúng nó vẽ thì hay lắm. Toàn trên trời dưới biển hết. Đâu có dễ vậy. Sip nghèo nàn. Lầm gì để sống bước tiếp theo mới là điều quan trọng. Họ vẽ ra là đi đc âu châu. Đi đc là 1 chuyện. Lầm vc đc ở eu mới là khó. Dân ba lan và 1 số nc đông âu qua tây âu cày chết bỏ với đồng lương ít ỏi. Tuy nhiên cũng còn hơn ở nc họ. Qua những nc eu nghèo. Thì xác định nghỉ dưỡng thôi. Chứ làm ăn sinh sống thì đừng. Hối ko kịp đó
 
Biển số
OF-527156
Ngày cấp bằng
16/8/17
Số km
424
Động cơ
174,920 Mã lực
Năm 2000 nhà em tính cho con bà gì ở Haiphong đi Úc, có người dẫn tư vấn kết hôn với mợ nào đó ở bển rồi cuối cùng cũng tạch.
 

Dream velo

Xe hơi
Biển số
OF-201272
Ngày cấp bằng
9/7/13
Số km
100
Động cơ
323,220 Mã lực
Ghi chú: Bài hơi dài và mang tính chia sẻ cá nhân, cụ nào ngại xin đừng đọc!

Em cũng định bước qua thớt này và không comment gì như bao thớt khác. Tuy nhiên em thấy như vậy hơi ích kỷ nên dù vốn liếng chữ nghĩa ít cũng muốn chia sẻ với các cụ vài ví dụ của cái sự “di cư” mà em mắt thấy tai nghe ngõ hầu cung cấp thêm tới các cụ cái nhìn đa chiều về chủ đề này trước khi các cụ bán sạch màn lẻ hay tất tay cho bên chẵn (em phét tí chứ chưa bao giờ oách xóc đĩa)

Ví dụ 1 là chính em: Sau khi tốt nghiêp đại học trong nước, em đi học Master ở châu Âu rồi ở lại làm cu li luôn. Trong thời gian này em kịp làm hai việc lớn là cưới vợ và xây nhà ở Việt Nam. Vợ em cũng dân du học như em, kém em hai tuổi. Em làm cu li đến 30 thì hai vợ chồng dắt nhau về để bây giờ khi đã loanh quanh 40 em lại đang có mong muốn tột bậc là được ra đi. Đi đâu, đi như thế nào có lẽ không phải là vấn đề quá khó, ví dụ như xin một khóa học PhD 3 năm, trong 3 năm đó thì cố gắng xin việc để chuyển từ study visa sang work visa. Nhưng với em, câu chuyện nằm ở chỗ chả ở chỗ nào làm em thấy hoàn toàn hạnh phúc. Ở Tây thì em nhớ không khí “dưa cà”, hội hè offline (kiểu diendanthethaovanhoa.vn ý) kiểu Việt Nam. Ở ta em lại nhớ cái thanh bình, dịu mát, sạch sẽ của Tây. Các cụ sẽ bảo là “thế thì chiều thế éo nào được”, em cũng đồng ý với các cụ như vậy.

Ví dụ 2 là rất nhiều các bạn của em: Các cụ cứ copy phần của chính em trên kia nhưng thay vì trở lại Việt Nam, các bạn em cố gắng, nỗ lực thậm chí giãy giụa tột bậc chỉ vì một mục tiêu duy nhất là ở lại trời Tây và các bạn đã thành công. Có bạn may mắn (và tất nhiên là giỏi) có được thành công sớm, khi mới ra trường đã tìm được việc ngay, cho đến nay đã đóng bảo hiểm được quãng 15 năm. Có bạn thì vừa mới nhận job gần đây thôi, khi đã chạm ngưỡng 40. “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió” quả đúng với những bạn này. Các cụ cứ tưởng tượng xem là trình độ các bạn ở mức trung bình, ngoại ngữ cũng vâỵ nên học mãi không qua, học đi rồi học lại. Tây có trò là cho mày đăng kí thoải mái, các trường đại học lại quá nhiều nên các bạn cứ vô tư đang kí học đại học rồi tối làm thêm Mc Donald, KFC để ở lại. Các cụ lưu ý giúp là trong hơn 10 năm tươi đẹp nhất cuộc đời, các bạn lăn từ trường này sang trường khác (để làm giấy cư trú) và đẩy những thùng rác cao ngang ngực vào 1 giờ sáng rồi bắt chuyến bus đêm về nhà. Ơn giời là bây giờ các bạn đều ổn cả.

Ví dụ 3, 4 là dành cho các cụ muốn cho con du học từ sớm, cấp 2 hoặc cấp 3. Trong thời gian ở Tây, em thi thoảng cũng tham gia trao đổi tiền hai chiều để đỡ mất phí. Lần đó, ngoài việc trao đổi tiền, đầu Việt Nam, một bà mẹ giọng còn khá trẻ còn nhờ em hỏi han trực tiếp con chị ấy về tình hình học tập, sức khỏe vì nghe đâu con bé không hay chát chít thường xuyên về nhà nữa. Các cụ tưởng tượng giúp em là một con bé đâu đó 15, 16 tuổi (nhà nó chắc không nghèo) nhưng chắc chỉ hơn 30 kg một chút trong bộ pijama ở nhà nằm trên giường trong ký túc xá chiều chủ nhật. Tóc nó dài xơ xác, sau cặp kính dày là đôi mắt hóp sâu, hoàn toàn vô hồn, trống rỗng và không sức sống. Em đến đưa tiền cho nó và hình ảnh em bé ấy ám ảnh em đến tận bây giờ, sau gần 20 năm. Nó bị trầm cảm, vì áp lực học hành, vì thay đổi môi trường sống đột ngột, vì bị bạn bè cô lập. Từ đó tới nay em không gặp lại cô bé đó nữa, mong là cô bé đó sẽ ổn.

Ví dụ 4 là về một thằng cu đầu xanh đầu đỏ. Bố mẹ nó cho nó đi nước ngoài vì sợ nó hư hỏng nghiện ngập. Ngày nó đi Tây khi mới 17 tuổi, cả họ nhà nó ăn mừng. Nhưng nó vốn sinh ra không phải để học. Nó nhanh nhẹn nhưng hợp với cái mánh mung chợ búa chợ giời nhiều hơn là học. Tất nhiên nó thất bại sau khi tiêu tốn của bố mẹ nó đâu đó quãng 100K EUR trước khi quay lại cái máng lợn cũ là dream chiến, phố phường, nẹt bô v.v…

Ví dụ 5 là dành cho các cụ định hi sinh đời bố, củng cố đời con (trong đó có luôn cả em). Em biết một đôi vợ chồng Việt Kiều cực tốt bụng, nhưng thằng con họ ngoài 20 chằng làm gì, sau khi tốt nghiệp cấp 3 nằm ườn ở nhà. Bà mẹ cho nó mỗi tuần 100 EUR tiêu vặt. Gặp bọn em, bác cứ thở dài vì bác so sánh bọn em với con bác. Gia đình bác là điền hình cho mâu thuẫn văn hóa đông –tây khi mà hai bác ra đi khi đã quá ngấm máu Việt còn thằng con lớn lên ở Tây từ nhỏ, đến trường giao du với đủ loại Tàu, Tây, Rệp, Phi, quần áo xanh đỏ, xích đeo đầy người, quần ỉa đùn đũng đến tận bắp chân….Bố mẹ và con cái hầu như không có thời gian nói chuyện trong gia đình nữa vì sự khác biệt về văn hóa quá lớn.

Em còn nhiều ví dụ nữa nhưng không muốn tốn đất diễn đàn. Em chỉ chốt lại là cái gì cũng có giá của nó và nếu như mọi sự không như kế hoạch thì phương án B của các cụ là gì.
 

Ali44

Xe điện
Biển số
OF-479496
Ngày cấp bằng
27/12/16
Số km
3,379
Động cơ
216,159 Mã lực
Các cụ cứ để ý bọn dụ cac cụ mua bds đầu ******* Síp, châu Âu ... nhà bọn nó đều ở VN cả, và con chúng nó thậm chí còn học trường công cơ, mợ cái bọn khôn vãi ra. Em biết mấy thằng như vậy, công nhận business của tụi nó ngon
 

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
8,000
Động cơ
406,259 Mã lực
Ghi chú: Bài hơi dài và mang tính chia sẻ cá nhân, cụ nào ngại xin đừng đọc!

Em cũng định bước qua thớt này và không comment gì như bao thớt khác. Tuy nhiên em thấy như vậy hơi ích kỷ nên dù vốn liếng chữ nghĩa ít cũng muốn chia sẻ với các cụ vài ví dụ của cái sự “di cư” mà em mắt thấy tai nghe ngõ hầu cung cấp thêm tới các cụ cái nhìn đa chiều về chủ đề này trước khi các cụ bán sạch màn lẻ hay tất tay cho bên chẵn (em phét tí chứ chưa bao giờ oách xóc đĩa)

Ví dụ 1 là chính em: Sau khi tốt nghiêp đại học trong nước, em đi học Master ở châu Âu rồi ở lại làm cu li luôn. Trong thời gian này em kịp làm hai việc lớn là cưới vợ và xây nhà ở Việt Nam. Vợ em cũng dân du học như em, kém em hai tuổi. Em làm cu li đến 30 thì hai vợ chồng dắt nhau về để bây giờ khi đã loanh quanh 40 em lại đang có mong muốn tột bậc là được ra đi. Đi đâu, đi như thế nào có lẽ không phải là vấn đề quá khó, ví dụ như xin một khóa học PhD 3 năm, trong 3 năm đó thì cố gắng xin việc để chuyển từ study visa sang work visa. Nhưng với em, câu chuyện nằm ở chỗ chả ở chỗ nào làm em thấy hoàn toàn hạnh phúc. Ở Tây thì em nhớ không khí “dưa cà”, hội hè offline (kiểu diendanthethaovanhoa.vn ý) kiểu Việt Nam. Ở ta em lại nhớ cái thanh bình, dịu mát, sạch sẽ của Tây. Các cụ sẽ bảo là “thế thì chiều thế éo nào được”, em cũng đồng ý với các cụ như vậy.

Ví dụ 2 là rất nhiều các bạn của em: Các cụ cứ copy phần của chính em trên kia nhưng thay vì trở lại Việt Nam, các bạn em cố gắng, nỗ lực thậm chí giãy giụa tột bậc chỉ vì một mục tiêu duy nhất là ở lại trời Tây và các bạn đã thành công. Có bạn may mắn (và tất nhiên là giỏi) có được thành công sớm, khi mới ra trường đã tìm được việc ngay, cho đến nay đã đóng bảo hiểm được quãng 15 năm. Có bạn thì vừa mới nhận job gần đây thôi, khi đã chạm ngưỡng 40. “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió” quả đúng với những bạn này. Các cụ cứ tưởng tượng xem là trình độ các bạn ở mức trung bình, ngoại ngữ cũng vâỵ nên học mãi không qua, học đi rồi học lại. Tây có trò là cho mày đăng kí thoải mái, các trường đại học lại quá nhiều nên các bạn cứ vô tư đang kí học đại học rồi tối làm thêm Mc Donald, KFC để ở lại. Các cụ lưu ý giúp là trong hơn 10 năm tươi đẹp nhất cuộc đời, các bạn lăn từ trường này sang trường khác (để làm giấy cư trú) và đẩy những thùng rác cao ngang ngực vào 1 giờ sáng rồi bắt chuyến bus đêm về nhà. Ơn giời là bây giờ các bạn đều ổn cả.

Ví dụ 3, 4 là dành cho các cụ muốn cho con du học từ sớm, cấp 2 hoặc cấp 3. Trong thời gian ở Tây, em thi thoảng cũng tham gia trao đổi tiền hai chiều để đỡ mất phí. Lần đó, ngoài việc trao đổi tiền, đầu Việt Nam, một bà mẹ giọng còn khá trẻ còn nhờ em hỏi han trực tiếp con chị ấy về tình hình học tập, sức khỏe vì nghe đâu con bé không hay chát chít thường xuyên về nhà nữa. Các cụ tưởng tượng giúp em là một con bé đâu đó 15, 16 tuổi (nhà nó chắc không nghèo) nhưng chắc chỉ hơn 30 kg một chút trong bộ pijama ở nhà nằm trên giường trong ký túc xá chiều chủ nhật. Tóc nó dài xơ xác, sau cặp kính dày là đôi mắt hóp sâu, hoàn toàn vô hồn, trống rỗng và không sức sống. Em đến đưa tiền cho nó và hình ảnh em bé ấy ám ảnh em đến tận bây giờ, sau gần 20 năm. Nó bị trầm cảm, vì áp lực học hành, vì thay đổi môi trường sống đột ngột, vì bị bạn bè cô lập. Từ đó tới nay em không gặp lại cô bé đó nữa, mong là cô bé đó sẽ ổn.

Ví dụ 4 là về một thằng cu đầu xanh đầu đỏ. Bố mẹ nó cho nó đi nước ngoài vì sợ nó hư hỏng nghiện ngập. Ngày nó đi Tây khi mới 17 tuổi, cả họ nhà nó ăn mừng. Nhưng nó vốn sinh ra không phải để học. Nó nhanh nhẹn nhưng hợp với cái mánh mung chợ búa chợ giời nhiều hơn là học. Tất nhiên nó thất bại sau khi tiêu tốn của bố mẹ nó đâu đó quãng 100K EUR trước khi quay lại cái máng lợn cũ là dream chiến, phố phường, nẹt bô v.v…

Ví dụ 5 là dành cho các cụ định hi sinh đời bố, củng cố đời con (trong đó có luôn cả em). Em biết một đôi vợ chồng Việt Kiều cực tốt bụng, nhưng thằng con họ ngoài 20 chằng làm gì, sau khi tốt nghiệp cấp 3 nằm ườn ở nhà. Bà mẹ cho nó mỗi tuần 100 EUR tiêu vặt. Gặp bọn em, bác cứ thở dài vì bác so sánh bọn em với con bác. Gia đình bác là điền hình cho mâu thuẫn văn hóa đông –tây khi mà hai bác ra đi khi đã quá ngấm máu Việt còn thằng con lớn lên ở Tây từ nhỏ, đến trường giao du với đủ loại Tàu, Tây, Rệp, Phi, quần áo xanh đỏ, xích đeo đầy người, quần ỉa đùn đũng đến tận bắp chân….Bố mẹ và con cái hầu như không có thời gian nói chuyện trong gia đình nữa vì sự khác biệt về văn hóa quá lớn.

Em còn nhiều ví dụ nữa nhưng không muốn tốn đất diễn đàn. Em chỉ chốt lại là cái gì cũng có giá của nó và nếu như mọi sự không như kế hoạch thì phương án B của các cụ là gì.
Biết đến đâu hay đến đó thôi cụ ạ.

Chứ bảo đích xác muốn gì cần gì thì vô cùng lắm.

Em vừa xa nhà gần 3 năm giờ đang về Vn chơi đây.

Tuy thời gian đi không dài nhưng cuộc sống vc em đã tương đối ổn định khoảng 1 năm rưỡi nay. Giờ về nhìn nhận thấy mình hiện tại vẫn thích ở bên kia hơn. Ít nhất là lúc sang đường không lo bị thằng nào nó tông phải.
 

Dream velo

Xe hơi
Biển số
OF-201272
Ngày cấp bằng
9/7/13
Số km
100
Động cơ
323,220 Mã lực
Biết đến đâu hay đến đó thôi cụ ạ.

Chứ bảo đích xác muốn gì cần gì thì vô cùng lắm.

Em vừa xa nhà gần 3 năm giờ đang về Vn chơi đây.

Tuy thời gian đi không dài nhưng cuộc sống vc em đã tương đối ổn định khoảng 1 năm rưỡi nay. Giờ về nhìn nhận thấy mình hiện tại vẫn thích ở bên kia hơn. Ít nhất là lúc sang đường không lo bị thằng nào nó tông phải.
Em hoàn toàn đồng ý với cụ va cũng tự nhủ mình nên như thế mà vẫn hơi khó. Bổ sung thêm với các cụ là câu muôn thủa là lựa cơm gắp mắm ạ. Chúc cụ ở bển mọi sự như ý
 

keeponlylove

Xe điện
Biển số
OF-308533
Ngày cấp bằng
19/2/14
Số km
4,448
Động cơ
311,132 Mã lực
Biết đến đâu hay đến đó thôi cụ ạ.

Chứ bảo đích xác muốn gì cần gì thì vô cùng lắm.

Em vừa xa nhà gần 3 năm giờ đang về Vn chơi đây.

Tuy thời gian đi không dài nhưng cuộc sống vc em đã tương đối ổn định khoảng 1 năm rưỡi nay. Giờ về nhìn nhận thấy mình hiện tại vẫn thích ở bên kia hơn. Ít nhất là lúc sang đường không lo bị thằng nào nó tông phải.
Cụ về VN có ở Hn ko ạ? E mời cụ cf
 

thief_fighter

Xe buýt
Biển số
OF-84207
Ngày cấp bằng
1/2/11
Số km
925
Động cơ
418,350 Mã lực
Ghi chú: Bài hơi dài và mang tính chia sẻ cá nhân, cụ nào ngại xin đừng đọc!

Em cũng định bước qua thớt này và không comment gì như bao thớt khác. Tuy nhiên em thấy như vậy hơi ích kỷ nên dù vốn liếng chữ nghĩa ít cũng muốn chia sẻ với các cụ vài ví dụ của cái sự “di cư” mà em mắt thấy tai nghe ngõ hầu cung cấp thêm tới các cụ cái nhìn đa chiều về chủ đề này trước khi các cụ bán sạch màn lẻ hay tất tay cho bên chẵn (em phét tí chứ chưa bao giờ oách xóc đĩa)

Ví dụ 1 là chính em: Sau khi tốt nghiêp đại học trong nước, em đi học Master ở châu Âu rồi ở lại làm cu li luôn. Trong thời gian này em kịp làm hai việc lớn là cưới vợ và xây nhà ở Việt Nam. Vợ em cũng dân du học như em, kém em hai tuổi. Em làm cu li đến 30 thì hai vợ chồng dắt nhau về để bây giờ khi đã loanh quanh 40 em lại đang có mong muốn tột bậc là được ra đi. Đi đâu, đi như thế nào có lẽ không phải là vấn đề quá khó, ví dụ như xin một khóa học PhD 3 năm, trong 3 năm đó thì cố gắng xin việc để chuyển từ study visa sang work visa. Nhưng với em, câu chuyện nằm ở chỗ chả ở chỗ nào làm em thấy hoàn toàn hạnh phúc. Ở Tây thì em nhớ không khí “dưa cà”, hội hè offline (kiểu diendanthethaovanhoa.vn ý) kiểu Việt Nam. Ở ta em lại nhớ cái thanh bình, dịu mát, sạch sẽ của Tây. Các cụ sẽ bảo là “thế thì chiều thế éo nào được”, em cũng đồng ý với các cụ như vậy.

Ví dụ 2 là rất nhiều các bạn của em: Các cụ cứ copy phần của chính em trên kia nhưng thay vì trở lại Việt Nam, các bạn em cố gắng, nỗ lực thậm chí giãy giụa tột bậc chỉ vì một mục tiêu duy nhất là ở lại trời Tây và các bạn đã thành công. Có bạn may mắn (và tất nhiên là giỏi) có được thành công sớm, khi mới ra trường đã tìm được việc ngay, cho đến nay đã đóng bảo hiểm được quãng 15 năm. Có bạn thì vừa mới nhận job gần đây thôi, khi đã chạm ngưỡng 40. “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió” quả đúng với những bạn này. Các cụ cứ tưởng tượng xem là trình độ các bạn ở mức trung bình, ngoại ngữ cũng vâỵ nên học mãi không qua, học đi rồi học lại. Tây có trò là cho mày đăng kí thoải mái, các trường đại học lại quá nhiều nên các bạn cứ vô tư đang kí học đại học rồi tối làm thêm Mc Donald, KFC để ở lại. Các cụ lưu ý giúp là trong hơn 10 năm tươi đẹp nhất cuộc đời, các bạn lăn từ trường này sang trường khác (để làm giấy cư trú) và đẩy những thùng rác cao ngang ngực vào 1 giờ sáng rồi bắt chuyến bus đêm về nhà. Ơn giời là bây giờ các bạn đều ổn cả.

Ví dụ 3, 4 là dành cho các cụ muốn cho con du học từ sớm, cấp 2 hoặc cấp 3. Trong thời gian ở Tây, em thi thoảng cũng tham gia trao đổi tiền hai chiều để đỡ mất phí. Lần đó, ngoài việc trao đổi tiền, đầu Việt Nam, một bà mẹ giọng còn khá trẻ còn nhờ em hỏi han trực tiếp con chị ấy về tình hình học tập, sức khỏe vì nghe đâu con bé không hay chát chít thường xuyên về nhà nữa. Các cụ tưởng tượng giúp em là một con bé đâu đó 15, 16 tuổi (nhà nó chắc không nghèo) nhưng chắc chỉ hơn 30 kg một chút trong bộ pijama ở nhà nằm trên giường trong ký túc xá chiều chủ nhật. Tóc nó dài xơ xác, sau cặp kính dày là đôi mắt hóp sâu, hoàn toàn vô hồn, trống rỗng và không sức sống. Em đến đưa tiền cho nó và hình ảnh em bé ấy ám ảnh em đến tận bây giờ, sau gần 20 năm. Nó bị trầm cảm, vì áp lực học hành, vì thay đổi môi trường sống đột ngột, vì bị bạn bè cô lập. Từ đó tới nay em không gặp lại cô bé đó nữa, mong là cô bé đó sẽ ổn.

Ví dụ 4 là về một thằng cu đầu xanh đầu đỏ. Bố mẹ nó cho nó đi nước ngoài vì sợ nó hư hỏng nghiện ngập. Ngày nó đi Tây khi mới 17 tuổi, cả họ nhà nó ăn mừng. Nhưng nó vốn sinh ra không phải để học. Nó nhanh nhẹn nhưng hợp với cái mánh mung chợ búa chợ giời nhiều hơn là học. Tất nhiên nó thất bại sau khi tiêu tốn của bố mẹ nó đâu đó quãng 100K EUR trước khi quay lại cái máng lợn cũ là dream chiến, phố phường, nẹt bô v.v…

Ví dụ 5 là dành cho các cụ định hi sinh đời bố, củng cố đời con (trong đó có luôn cả em). Em biết một đôi vợ chồng Việt Kiều cực tốt bụng, nhưng thằng con họ ngoài 20 chằng làm gì, sau khi tốt nghiệp cấp 3 nằm ườn ở nhà. Bà mẹ cho nó mỗi tuần 100 EUR tiêu vặt. Gặp bọn em, bác cứ thở dài vì bác so sánh bọn em với con bác. Gia đình bác là điền hình cho mâu thuẫn văn hóa đông –tây khi mà hai bác ra đi khi đã quá ngấm máu Việt còn thằng con lớn lên ở Tây từ nhỏ, đến trường giao du với đủ loại Tàu, Tây, Rệp, Phi, quần áo xanh đỏ, xích đeo đầy người, quần ỉa đùn đũng đến tận bắp chân….Bố mẹ và con cái hầu như không có thời gian nói chuyện trong gia đình nữa vì sự khác biệt về văn hóa quá lớn.

Em còn nhiều ví dụ nữa nhưng không muốn tốn đất diễn đàn. Em chỉ chốt lại là cái gì cũng có giá của nó và nếu như mọi sự không như kế hoạch thì phương án B của các cụ là gì.

Em xác nhận vài chuyện trong này vì em cũng tận mắt chứng kiến rồi ạ. Bạn em nhiều người hi sinh 10 năm từ 20-30 tuổi để tìm cách ở lại, rồi có người sang từ năm 18 tuổi tới giờ ngoài 30 tuổi rồi vẫn còn đi học tiếp, nhiều người bố mẹ ốm đau cũng không về chăm sóc được, hay đau đớn nhất là ông bà mất cũng không về chịu tang được các cụ ạ. Có ông bạn học nhiều quá trầm cảm phải về nước chứ ở lại nữa thì chưa biết thế nào. Vài người sang học không được thì đi làm quán hoặc đi khuân vác kiếm tiền bù tiền đã bỏ ra để sang bên này, có người 20 năm chưa được về VN vì nhiều lý do em không tiện nêu ở đây. Nhiều người giờ 50 tuổi rồi vẫn ăn trợ cấp xã hội ở bên đó v.v... Nói chung cũng nhiều hoàn cảnh lắm ạ.
 

Dream velo

Xe hơi
Biển số
OF-201272
Ngày cấp bằng
9/7/13
Số km
100
Động cơ
323,220 Mã lực
Em xác nhận vài chuyện trong này vì em cũng tận mắt chứng kiến rồi ạ. Bạn em nhiều người hi sinh 10 năm từ 20-30 tuổi để tìm cách ở lại, rồi có người sang từ năm 18 tuổi tới giờ ngoài 30 tuổi rồi vẫn còn đi học tiếp, nhiều người bố mẹ ốm đau cũng không về chăm sóc được, hay đau đớn nhất là ông bà mất cũng không về chịu tang được các cụ ạ. Có ông bạn học nhiều quá trầm cảm phải về nước chứ ở lại nữa thì chưa biết thế nào. Vài người sang học không được thì đi làm quán hoặc đi khuân vác kiếm tiền bù tiền đã bỏ ra để sang bên này, có người 20 năm chưa được về VN vì nhiều lý do em không tiện nêu ở đây. Nhiều người giờ 50 tuổi rồi vẫn ăn trợ cấp xã hội ở bên đó v.v... Nói chung cũng nhiều hoàn cảnh lắm ạ.
Vâng thực ra xung quanh có nhiều câu chuyện thành công và thât bại về di cư và định cư để mình có thể tham khảo. Bài học em rút ra cho tới giờ là phải thật kiên nhẫn và cố gắng. Nếu cụ nào định gửi F1 đi Pháp và có ý định ở lại lâu dài em có thể giúp vài lời khuyên để những ngày đầu tiên của F1 nhà các cụ bớt khó khăn hơn( em chia sẻ kinh nghiệm bản thân thôi ạ)
 

manhhab

Xe tăng
Biển số
OF-23588
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
1,312
Động cơ
501,610 Mã lực
Nơi ở
UK
Em xác nhận vài chuyện trong này vì em cũng tận mắt chứng kiến rồi ạ. Bạn em nhiều người hi sinh 10 năm từ 20-30 tuổi để tìm cách ở lại, rồi có người sang từ năm 18 tuổi tới giờ ngoài 30 tuổi rồi vẫn còn đi học tiếp, nhiều người bố mẹ ốm đau cũng không về chăm sóc được, hay đau đớn nhất là ông bà mất cũng không về chịu tang được các cụ ạ. Có ông bạn học nhiều quá trầm cảm phải về nước chứ ở lại nữa thì chưa biết thế nào. Vài người sang học không được thì đi làm quán hoặc đi khuân vác kiếm tiền bù tiền đã bỏ ra để sang bên này, có người 20 năm chưa được về VN vì nhiều lý do em không tiện nêu ở đây. Nhiều người giờ 50 tuổi rồi vẫn ăn trợ cấp xã hội ở bên đó v.v... Nói chung cũng nhiều hoàn cảnh lắm ạ.
Ý kiến cá nhân em, mất hơn chục năm ở cái tuổi đẹp nhất đời người để theo đuổi 1 cái gì đó mơ hồ là ko nên. Em bên này cũng chứng kiến nhiều trường hợp, cứ đi học đại học liên kết xong rồi học 1 cái máster làng nhàng, sau lại đăng ký học ACCA gì gì đó gia hạn vísa. Mất chục năm bên này sống dặt dẹo, hàng ngày đi bồi bàn, cuối tuần nhận tiền lại lên bar quẩy. 30 tuổi thấy ko ăn thua ở Tây thì quay về VN. Bạn bè gia đình cviec đều ổn cả, họ vẫn tay trắng.
Nhiều người cũng định hướng di cư vì con, và sẵn sàng hy sinh cuộc đời mình. Tiếc là đời mình thì hỏng, mà đời con thì chưa chắc đã tốt hơn.
 

Koichi

Xe hơi
Biển số
OF-48427
Ngày cấp bằng
11/10/09
Số km
160
Động cơ
458,917 Mã lực
Vâng thực ra xung quanh có nhiều câu chuyện thành công và thât bại về di cư và định cư để mình có thể tham khảo. Bài học em rút ra cho tới giờ là phải thật kiên nhẫn và cố gắng. Nếu cụ nào định gửi F1 đi Pháp và có ý định ở lại lâu dài em có thể giúp vài lời khuyên để những ngày đầu tiên của F1 nhà các cụ bớt khó khăn hơn( em chia sẻ kinh nghiệm bản thân thôi ạ)
Em lặng lẽ theo dõi các cụ để học kinh nghiệm chuẩn bị cho con đi du học. Thấy cụ nói về du học Pháp em phải nổi lên để nghe tư vấn từ cụ. Con gái em đang học lớp 11, cháu học song ngữ Pháp theo hệ Billand, cháu chắc theo ngành về xã hội (hiện nay đang có vẻ thích ngành truyền thông). Cụ có thể cho em một vài tư vấn chi tiết cho trường hợp con gái em được không ạ. Cháu đã thi xong B2, đang dự định thi thêm bằng C1 cụ ạ. Cám ơn cụ nhiều.
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,442
Động cơ
416,231 Mã lực
Nơi ở
BE
Em lặng lẽ theo dõi các cụ để học kinh nghiệm chuẩn bị cho con đi du học. Thấy cụ nói về du học Pháp em phải nổi lên để nghe tư vấn từ cụ. Con gái em đang học lớp 11, cháu học song ngữ Pháp theo hệ Billand, cháu chắc theo ngành về xã hội (hiện nay đang có vẻ thích ngành truyền thông). Cụ có thể cho em một vài tư vấn chi tiết cho trường hợp con gái em được không ạ. Cháu đã thi xong B2, đang dự định thi thêm bằng C1 cụ ạ. Cám ơn cụ nhiều.
Tiếng Pháp cháu tốt thì cụ nên xem cả hướng đi Bỉ nữa, tập trung vào các trường ở vùng Brussels hoặc Wallonia . Tiếng Pháp là 1 trong 3 ngôn ngữ chính thức của Bỉ. Sau này nếu con cụ muốn sau này làm việc trong môi trường quốc tế thì càng tốt vì dân Bỉ đầu óc cũng thoáng hơn Pháp, sử dụng đa ngôn ngữ, tiếng Anh thoải mái.

Học đại học bằng tiếng Pháp, Hà Lan thì học phí so với Pháp cũng không đắt hơn bao nhiêu, trừ một số ngành đặc biệt hoặc MBA. Em nhớ không nhầm thì sinh viên ngoài EU khoảng 2k-2.5k EUR/năm
 

Koichi

Xe hơi
Biển số
OF-48427
Ngày cấp bằng
11/10/09
Số km
160
Động cơ
458,917 Mã lực
Tiếng Pháp cháu tốt thì cụ nên xem cả hướng đi Bỉ nữa, tập trung vào các trường ở vùng Brussels hoặc Wallonia . Tiếng Pháp là 1 trong 3 ngôn ngữ chính thức của Bỉ. Sau này nếu con cụ muốn sau này làm việc trong môi trường quốc tế thì càng tốt vì dân Bỉ đầu óc cũng thoáng hơn Pháp, sử dụng đa ngôn ngữ, tiếng Anh thoải mái.

Học đại học bằng tiếng Pháp, Hà Lan thì học phí so với Pháp cũng không đắt hơn bao nhiêu, trừ một số ngành đặc biệt hoặc MBA. Em nhớ không nhầm thì sinh viên ngoài EU khoảng 2k-2.5k EUR/năm
Dạ em cám ơn cụ. Hệ song ngữ của cháu thấy các anh chị lớp trước toàn đăng ký đi Pháp và gần đây là Canada. Em chưa có nhiều thông tin về Bỉ và Hà Lan ạ. Mà ngành truyền thông khả năng tìm việc ở Châu Âu (khối tiếng Pháp) có cao không ạ. Tiếng Anh cháu cũng tương đối, nhưng tiếng Pháp học bài bản hơn nên chắc sẽ theo hệ tiếng Pháp ạ
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,442
Động cơ
416,231 Mã lực
Nơi ở
BE
Dạ em cám ơn cụ. Hệ song ngữ của cháu thấy các anh chị lớp trước toàn đăng ký đi Pháp và gần đây là Canada. Em chưa có nhiều thông tin về Bỉ và Hà Lan ạ. Mà ngành truyền thông khả năng tìm việc ở Châu Âu (khối tiếng Pháp) có cao không ạ. Tiếng Anh cháu cũng tương đối, nhưng tiếng Pháp học bài bản hơn nên chắc sẽ theo hệ tiếng Pháp ạ
Làm về truyền thông chém gió nhiều thì ngoại ngữ phải cực tốt cụ ạ. Mỗi tiếng Pháp, kể cả để xin việc ở các nước nói tiếng Pháp (Pháp, Bỉ, Lux, Thuỵ Sỹ) em thấy cũng không đủ, cần thêm ít nhất tiếng Anh nữa. Nếu ở các nước khác thì còn cần cả tiếng bản địa (Đức, Hà Lan, Ý...)

Tất nhiên, cơ hội xin việc ở các tập đoàn quốc tế chỉ dùng tiếng Anh thôi cũng có, nhưng cửa của mình sẽ hẹp đi nhiều và cạnh tranh cực lớn nhất là các ngành xã hội, kinh tế. Thứ tự ưu tiên sẽ là dân bản địa > dân EU > dân châu Âu ngoài EU > da trắng ngoài châu Âu > Tàu, Ấn, Á và phần còn lại
 

luot_song

Xe container
Biển số
OF-65216
Ngày cấp bằng
29/5/10
Số km
6,349
Động cơ
480,968 Mã lực
Hóng Cho F1 nó thích thì lượn thôi còn mình cứ ở lại sáng cà phê, lấy ráy tai chiều đi tập gym ngắm ái tối ôm gái già ngủ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top